Trong quý 3, chứng khoán Mỹ giảm mạnh nhất trong 4 năm, còn thị trường Trung Quốc sụt giảm hơn 28%...

Đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đầu tiên của năm 2016 đã vượt mức dự định hơn 4.000 lần.
Bảng tỷ giá chứng khoán tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc ngày 8/1. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Sau khi Trung Quốc ban hành quy định mới vào ngày 1/1 vừa qua nhằm tạo thuận lợi cho việc niêm yết cổ phiếu, đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đầu tiên đã vượt mức dự định hơn 4.000 lần, cho thấy các nhà đầu tư nước này vẫn có nhu cầu lớn đối với IPO dù thị trường gần đây trồi sụt vì những lo ngại gia tăng về tình hình nền kinh tế.
Trong một thông báo cuối ngày 24/1, Guangzhou Goaland Energy Conservation Tech, nhà sản xuất chất làm nguội cho máy phát điện, cho biết lượng cổ phiếu phát hành trị giá 258,7 triệu nhân dân tệ(khoảng 39 triệu USD) vượt mức dự định 4.335 lần. Mức vượt này là gấp 10 lần so với trước khi có quy định mới, nhưng vẫn đúng như nhận định của nhà đầu tư.
Đợt phát hành trên của Goaland Energy là một trong bảy đợt IPO được cơ quan điều hành về chứng khoán của Trung Quốc thông qua theo quy định mới. Goaland Energy có kế hoạch phát hành 16,67 triệu cổ phiếu, với mức giá 15,52 nhân dân tệ/cổ phiếu tại thị trường ChiNext ở Thâm Quyến.
Số tiền huy động được sẽ được dùng vào việc mở rộng hoạt động chính và bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của công ty.
Trong quý 3, chứng khoán Mỹ giảm mạnh nhất trong 4 năm, còn thị trường Trung Quốc sụt giảm hơn 28%...
Theo hãng tin Bloomberg, các nhà đầu tư nước ngoài đang rút vốn ra khỏi thị trường chứng khoán Đông Nam Á với tốc độ nhanh kỷ lục, giữa lúc triển vọng kinh tế khu vực này đang xấu đi và Mỹ có khả năng tăng lãi suất.
CDS 5 năm tính đến giữa tháng 9 ở mức 260 điểm, cao nhất kể từ đầu năm 2014.
Giá cổ phiếu, hàng hóa và tiền tệ đều lao dốc mạnh. Thậm chí mức tăng của thị trường trái phiếu cũng dễ dàng bị “thổi bay” vì lạm phát (dù ở mức thấp).
Thị trường chứng khoán, các đồng tiền châu Á và hàng hóa đều có diễn biến tồi tệ trong quý III vừa qua.
Các nhà đầu tư nước ngoài đang mua ròng cổ phiếu tại Việt Nam, trong khi lại bán ròng với khối lượng lớn tại các thị trường khác ở Đông Nam Á. Điều gì đang tạo nên sự hấp dẫn cho chứng khoán Việt Nam?
VN-Index là chỉ số chứng khoán tăng điểm mạnh nhất tại châu Á kể từ đầu năm nay nhờ được sự vững vàng của kinh tế Việt Nam che chắn trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc giảm tốc - Bloomberg dẫn lời các chiến lược gia cho biết. Hãng tin này cũng dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sớm tăng điểm trở lại.
Quan sát động thái giao dịch của khối nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK cho thấy, họ vẫn có xu hướng bán ròng. Mức độ bán ròng ít hơn so với giai đoạn trước, khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, nhưng động thái này gây thất vọng cho nhiều nhà đầu tư nội.
Những tháng gần đây-nhất là sau khi nghị định 42 ngày 5/5/2015 ra đời-thuật ngữ Chứng khoán phái sinh được nhắc thường xuyên trên các phương tiện truyền thông. Tại sao bây giờ sản phẩm này lại được lựa chọn để làm một trong những mũi nhọn thúc đẩy thị trường chứng khoán thời gian tới?
Chia sẻ tại Hội thảo phổ biến Nghị định 60, ông Trương Lê Quốc Công, Vụ Trưởng Vụ Quản lý Phát hành - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết hiện đang theo dõi 6 đơn vị niêm yết có dấu hiệu vi phạm phát hành riêng lẻ, phát hành khống.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự