Tuần giao dịch đầu tiên của tháng 4 (từ 4 - 8/4), VN-Index có 4 phiên tăng điểm liên tiếp. Đóng cửa phiên cuối tuần, VN-Index đạt 572,34 điểm, tăng 2,49%; HNX đạt 80,24 điểm, tăng 2,25% so với cuối tuần trước đó.

Trong khi hầu hết các thị trường chứng khoán Đông Nam Á khác tiếp tục hồi phục theo thị trường Mỹ, thị trường Việt Nam lại đi ngang trong tháng 3, làm chững lại sóng phục hồi từ nửa sau tháng 1.
Trong tháng 3/2016, chỉ số chứng khoán chủ chốt VN-Index của Việt Nam chỉ tăng nhẹ 0,3%.
Đây là mức tăng thấp nhất trong số các thị trường Đông Nam Á.
Dù tăng, diễn biến này vẫn khiến chứng khoán Việt Nam nằm trong số các thị trường hoạt động kém nhất thế giới trong tháng 3, sau các thị trường Mông Cổ, Argentina, Ireland, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Đan Mạch.
Thị trường hoạt động tốt nhất trong tháng 3 là Ai Cập, Nga và Brazil. Các chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 3, với chỉ số Chinext tăng 19,1%, Shenzhen tăng 14,9%, SZ SME tăng 14,5%, Shanghai tăng 11,8%.
Tính chung cả quý I, chỉ số VN-Index giảm 3,1%, khiến Việt Nam là một trong 2 thị trường Đông Nam Á bị mất điểm bên cạnh Singapore (giảm 1,5%). Các thị trường khác tăng từ 1,5% đến hơn 9%.
Kể từ đầu năm nay, các thị trường Đông Nam Á có sự đồng điệu với thị trường Phố Wall sau khi giảm mạnh trong tháng 1 và phục hồi trở lại trong tháng 2 và tháng 3. Chỉ số công nghiệp Dow Jones của Mỹ tăng 1,5% trong quý I, sau khi có lúc mất tới 9,5%.
Trong khu vực, tại thời điểm tồi tệ nhất, chỉ số chứng khoán chính của Singapore giảm 12,1% (ngày , Thái Lan giảm 4,9%, Philippin giảm 12,5%, Malaysia giảm 5,4%, Indonesia giảm 3,9%, còn Việt Nam giảm 9,9%. Ngoại trừ thị trường Thái Lan tạo đáy vào ngày 7/1, các thị trường khác đều thiết lập đáy vào ngày 21/1 (theo giá đóng cửa).
Tuy nhiên, đến cuối quý, các thị trường đều hồi phục mạnh, trong đó thị trường Singapore tăng 12,2% so với mức đáy, Thái Lan tăng 14,9%, Philippin tăng 19,4%, Malaysia tăng 7,3%, Indonesia tăng 9,8%, còn Việt Nam tăng 7,5%.
Tính từ đầu năm, thị trường chứng khoán hoạt động tốt nhất là Thổ Nhĩ Kỳ với mức tăng 16,1%, tiếp đến là Nga và Brazil tăng trên 15%.
Ở chiều ngược lại, thị trường giảm mạnh nhất trên thế giới trong quý I là Trung Quốc với chỉ số Shanghai Composite Index giảm 15,1%, tiếp đến là Italia và Mông Cổ đều giảm trên 14%.
Tuần giao dịch đầu tiên của tháng 4 (từ 4 - 8/4), VN-Index có 4 phiên tăng điểm liên tiếp. Đóng cửa phiên cuối tuần, VN-Index đạt 572,34 điểm, tăng 2,49%; HNX đạt 80,24 điểm, tăng 2,25% so với cuối tuần trước đó.
Không nổi danh bởi những thương vụ đầu cơ lẫy lừng như nhiều tên tuổi khác, William O’Neil thành công và gắn bó cả cuộc đời với TTCK như một nhà nghiên cứu, phân tích. Quan trọng là thành quả nghiên cứu của ông có ứng dụng vô cùng lớn
Những gì đang diễn ra trên thị trường như là kết quả của lý thuyết trò chơi “ Zero sum game” khi thị trường trở lại mức cân bằng trong cùng khoảng thời gian (3 ngày).
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng quý I/2016 tăng trưởng khá tốt, đạt 9,1% so với cùng kỳ năm 2015. Điều này cho thấy, nhà đầu tư đang đứng trước cơ hội đón sóng của các cổ phiếu bán lẻ.
Dưới góc nhìn của Credit Suisse, Việt Nam đang có một mô hình tăng trưởng chậm mà chắc, lại dựa nhiều hơn vào tiêu dùng. Để tận dụng cơ hội tăng trưởng của Việt Nam, các nhà phân tích của ngân hàng này khuyến nghị nên mua cổ phiếu các công ty tiêu dùng lớn.
“Thị trường bán lẻ điện tử, điện máy đầy hấp dẫn, đặc biệt là mảng điện thoại di động”, ông Huỳnh Phước Cường - Giám đốc khối bán Lẻ, Công ty TNHH Nghiên cứu thị trường công nghệ và bán lẻ GfK Việt Nam (GfK) chỉ ra điểm sáng trong ngành bán lẻ Việt Nam.
Hơn 1 tháng sau cuộc phỏng vấn với nhà phân tích chiêm tinh tài chính Trương Minh Huy trong dịp Tết Nguyên đán, TTCK Việt Nam đã phục hồi ấn tượng như dự báo của ông. Chúng tôi tiếp tục gặp lại ông để thảo luận về những biến động của thị trường trong thời gian tới.
Robert Kiyosaki tin rằng cơn bão sắp ập đến, và nhà đầu tư chỉ còn cách mua vàng hoặc bạc để phòng thân và hy vọng Fed sẽ làm giảm phần nào tác động của cuộc khủng hoảng này.
Thị trường có dấu hiệu chững lại, nhưng một số nhóm cổ phiếu đang diễn biến khá tốt.
Đồng USD mạnh là thủ phạm thực sự đứng đằng sau những hỗn loạn gần đây trên thị trường toàn cầu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự