Sau gần 1 tháng ra mắt bảng UPCoM Premium và quy định “mở đường” cho cổ phiếu thuộc bảng này được giao dịch ký quỹ (margin) có hiệu lực, thanh khoản của gần 90 cổ phiếu trong bảng này nói riêng và của sàn UPCoM vẫn chẳng mấy chuyển biến.

Việc áp dụng GICS, theo ông Huy Nam – là một quyết định đúng đắn và cần thiết – giúp thị trường trở nên minh bạch, nhà đầu tư nước ngoài đỡ e ngại khi rót vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chiều 27/11/2015, Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã tổ chức buổi giới thiệu chuẩn phân ngành GICS (The Global Industry Classification Standard) và các chỉ số ngành của HoSE. Tại hội thảo, HoSE cho biết đã hoàn tất ký kết hợp đồng với hãng MSCI cung cấp chuẩn phân ngành GICS cho toàn bộ doanh nghiệp niêm yết trên Sở. Theo thỏa thuận với, HoSE sẽ cung cấp miễn phí thông tin phân ngành DN đến cấp 2- nhóm ngành cho toàn thị trường.
Trong một bài viết trước đây, chúng tôi đã giới thiệu sơ lược về chuẩn phân ngành GICS, một sản phẩm mới hợp tác giữa HoSE và MSCI – một tổ chức có 40 năm kinh nghiệm tính toán, nghiên cứu các chỉ số.
GICS – ngôn ngữ chung của thị trường chứng khoán thế giới
Việc phân ngành theo chuẩn GICS sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có được “ngôn ngữ” chung với thị trường chứng khoán quốc tế - với các chỉ số ngành thống nhất. Từ đó giúp các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, đặc biệt là các quỹ đầu tư ra quyết định đầu tư chính xác nhất, thay vì “mông lung” như hiện nay.
GICS được lựa chọn vì sự phổ biến của nó khi phần lớn các thị trường chứng khoán trên thế giới đều sử dụng tiêu chuẩn phân ngành này.
Ông Huy Nam – thành viên Hội đồng chỉ số cho rằng, nhà đầu tư Việt Nam vẫn quen so sánh đầu tư với việc gửi tiết kiệm. Khác với chúng ta, nhà đầu tư quốc tế chỉ so đầu tư với chỉ số, đặc biệt là chỉ số ngành. Ví dụ cổ phiếu XYZ thuộc ngành Tiêu dùng cơ bản – tăng 5% trong khi ngành này tăng 10% thì cổ phiếu này “có vấn đề” – nhà đầu tư sẽ cân nhắc trong việc “xuống tiền”. Cổ phiếu ABC thuộc ngành này, có mức tăng trưởng cao hơn, sẽ được xem xét.
Việc so sánh chỉ có ý nghĩa trong cùng một ngành, bởi mức biến động giữa các ngành khác nhau là không giống nhau.
Tại Việt Nam, khuynh hướng phân mảng cùng với xu thế biến động đã rõ nét trong thời gian qua, đặc biệt là ở các lĩnh vực “nóng” như ngân hàng, dầu khí, bất động sản… Nhưng thị trường trên thực tế lại chưa có các công cụ đo theo kịp để phục vụ.
Việc áp dụng GICS, theo ông Huy Nam – là một quyết định đúng đắn và cần thiết – giúp thị trường trở nên minh bạch, nhà đầu tư nước ngoài đỡ e ngại khi rót vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cần thời gian để hoàn tất
Năm 2010, HoSE áp dụng chuẩn phân ngành VSIC 2007 (và đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết) – nhưng phải đến năm 2014, Sở mới hoàn tất phân ngành cho 100% số lượng doanh nghiệp niêm yết.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về thời gian mà HoSE và MSCI có thể hoàn tất phân ngành cho toàn bộ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn, đại diện MSCI cho biết, phải cần đến hàng năm. Bởi lẽ, việc phân ngành dựa vào doanh thu/lợi nhuận từng mảng hoạt động của doanh nghiệp, cần sự hợp tác giữa doanh nghiệp đó và MSCI. Bên cạnh đó vẫn cần những khảo sát độc lập của tổ chức này.
Trên thực tế, hiện nay các doanh nghiệp niêm yết phần lớn không công bố rõ doanh thu và lợi nhuận từng mảng hoạt động của mình. Trong khi đó lại là dữ liệu chính để MSCI thực hiện phân ngành.
Một số thay đổi cơ bản
Đương nhiên, việc chuyển từ VSIC 2007 sang GICS sẽ làm thay đổi phân ngành của nhiều doanh nghiệp, theo hướng phản ánh đúng hơn thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Masan là một ví dụ điển hình. Theo chuẩn phân ngành cũ, công ty này thuộc nhóm ngành Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Với GICS, công ty này được trở về với ngành tiêu dùng thiết yếu – ngành mang lại phần lớn doanh thu và lợi nhuận cho Masan.
PvDrilling từ ngành Khai khoáng sẽ được phân lại vào ngành Năng lượng. Dược Hậu Giang từ ngành Công nghiệp Chế biến, chế tạo sẽ được trở về với ngành Chăm sóc sức khỏe…
Với những ví dụ điển hình nói trên, nhà đầu tư có quyền hi vọng vào mức độ hợp lý của chuẩn phân ngành mới, và những sản phẩm phái sinh được tạo ra dựa trên các chỉ số ngành được tính toán về sau.
Sau gần 1 tháng ra mắt bảng UPCoM Premium và quy định “mở đường” cho cổ phiếu thuộc bảng này được giao dịch ký quỹ (margin) có hiệu lực, thanh khoản của gần 90 cổ phiếu trong bảng này nói riêng và của sàn UPCoM vẫn chẳng mấy chuyển biến.
Theo VCBS, diễn biến giá cả hàng hóa thế giới là nhân tố chính tác động đến nhiều doanh nghiệp trong suốt 6 tháng đầu năm và dự báo sẽ còn tiếp tục là tâm điểm ảnh hưởng đến triển vọng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo VCBS, từ đầu năm tới nay, NHNN đã tiến hành mua ngoại tệ nhằm tăng dự trữ ngoại hối. Động thái này, có ý nghĩa giống như biện pháp nới lỏng khi góp phần duy trì trạng thái thanh khoản tiền đồng dồi dào trên thị trường.
Ông Nguyễn Thế Minh – Trưởng phòng phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Bản Việt (VCSC) nhận định các tháng còn lại năm 2016 sẽ là khoảng thời gian khó khăn đối với thị trường.
NET, LIX và DGC đều đạt mức tăng trưởng doanh thu liên tục qua nhiều năm.
Việc Tòa án Quốc tế PCA đưa ra phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên biển Đông được đánh giá có khả năng gián tiếp ảnh hưởng đến thị trường, tâm lý nhà đầu tư sẽ e ngại hơn trước cách hành xử của Trung Quốc.
Nhiều cổ phiếu có mức giá "không tưởng". Nhà đầu tư bán xong bị rơi vào tình trạng "mất hàng" vì cổ phiếu chưa có dấu hiệu tạo đỉnh. Tuy nhiên sự dễ dãi của dòng tiền đang khiến nhà đầu tư phớt lờ rủi ro tiềm ẩn.
Sau sự kiện Brexit, nhiều cổ phiếu đã quay đầu tăng mạnh trong khi nội tại của doanh nghiệp vẫn bình thường, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn tăng trưởng kém so với cùng kỳ. Điều này đặt ra nghi vấn rằng liệu những cổ phiếu này đã chạm đỉnh hay đã vào vùng rủi ro.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có 1 chuỗi phiên hồi phục mạnh sau cú sốc Brexit, cùng với đó là giá trị giao dịch đạt mức cao. Nhiều nhà đầu tư đang tự hỏi dòng tiền này đến từ đâu khi sự tham gia của khối ngoại trong giai đoạn này tương đối yếu.
Bên cạnh hiệu ứng tâm lý từ Brexit qua đi thì kỳ vọng về khả năng các NH Trung ương tăng cường các biện pháp nới lỏng và kích thích kinh tế đang hỗ trợ kịch bản tăng điểm của thị trường. Thị trường Việt Nam, theo đó cũng được hưởng lợi.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự