Nếu FED tăng lãi suất thì khối ngoại nhiều khả năng sẽ bán ròng khi có thông tin chính thức. Tuy nhiên quy mô sẽ không lớn, tương đương các lần cắt giảm QE3, trung bình khoảng 2 triệu USD/phiên. Hoạt động bán ra tập trung từ 1 - 3 tuần.
Mối lo Trung Quốc “đè nặng” thị trường chứng khoán châu Á
- Cập nhật : 16/09/2015
(Chung khoan)
Sắc đỏ bao phủ hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch ngày 15/9, giữa bối cảnh những lo ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc tiếp tục khiến giới đầu tư có tâm lý thận trọng.
Hiện mọi sự chú ý đang hướng tới ngày 17/9 tới, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed, Ngân hàng trung ương) có thể đưa ra quyết định về khả năng lãi suất trong cuộc họp chính sách.
Dẫn đầu xu hướng giảm điểm của các chỉ số chứng khoán châu Á trong phiên này là chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải sau một loạt số liệu kinh tế đáng thất vọng của Trung Quốc (mới được công bố cuối tuần trước) và thông tin cho hay Bắc Kinh có kế hoạch tự do hóa và tư nhân hóa một số doanh nghiệp nhà nước.
Giám đốc công ty chứng khoán PT Ciptadana Securities tại Jakarta (Indonesia), John Teja nhận định rằng sau động thái hạ giá đồng nhân dân tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hồi tháng trước, những dấu hiệu chứng tỏ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trên đà giảm tốc sâu ngày càng trở nên rõ nét hơn.
Khép lại phiên này, chỉ số Shanghai và Hang Seng tại hai thị trường chứng khoán Thượng Hải và Hong Kong lần lượt mất 109,63 điểm (3,52%) và 106,67 điểm (0,49%), xuống còn 3.005,17 điểm và 21.455,23 điểm.
Đây là mức giảm điểm mạnh nhất của chỉ số Shanghai Composite kể từ cuối tháng Tám và nếu so với mức "đỉnh" ghi nhận vào hồi giữa tháng sáu vừa qua, chỉ số này đã để mất tới hơn 40%. Trong khi đó, tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia cũng hạ 1,53%.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Nhật Bản ngày 15/9 lại đón nhận phiên tăng điểm đầu tiên trong vòng bốn phiên qua, sau khi liên tiếp đi xuống do Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) không triển khai thêm chương trình nới lỏng tiền tệ mới.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 tăng 60,78 điểm (0,34%), lên 18.026,48 điểm, mặc dù các mã chứng khoán ngành viễn thông tiếp tục giảm phiên thứ hai liên tiếp.
Tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tiến 6,1 điểm (0,32%), lên 1.937,56 điểm.
Mở cửa phiên 15/9 tại thị trường châu Âu, các chỉ số chứng khoán đồng loạt "nhích" nhẹ. Đầu phiên này, tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 của nước Anh tăng 0,07%, lên 6.089,47 điểm.
Trong khi đó, chỉ số CAC 40 của Pháp và DAX 30 của Đức cũng lần lượt ghi thêm 0,26% và 0,23%, lên 4.529,96 điểm và 10.154,76 điểm.