Việc xác định đúng đỉnh của thị trường để quyết định bán ra tại mức giá tối ưu nhất trong đầu tư chứng khoán rất khó. Dù vậy, kinh nghiệm phân tích cho thấy vẫn có một vài dấu hiệu để xác định điều này.

Sang năm 2018, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể ghi nhận 30 doanh nghiệp đạt vốn hóa trên 1 tỉ USD.
Sang năm 2018, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể ghi nhận 30 doanh nghiệp đạt vốn hóa trên 1 tỉ USD.Nguồn ảnh: thanhnien.vn
Với diễn biến VN-Index đã vượt mốc 800 điểm, dòng vốn ngoại liên tục mua ròng suốt từ đầu năm đến nay và lộ trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước gia tăng về quy mô, ông Phạm Lưu Hưng, Phó Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng tổ chức, thuộc Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), tin rằng, thị trường vốn của Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ có nhiều động lực tăng trưởng cũng như sẽ mở ra các cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Lạc quan chứng khoán
Ngày 8.9.2017, VN-Index chính thức vượt mốc 800 điểm, một ngưỡng mà suốt gần 10 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam mới đạt trở lại. Thực tế, thị trường chứng khoán năm 2017 đã và đang khởi sắc ngoài mong đợi. Sự khởi sắc này không chỉ thể hiện qua điểm số và đà tăng VN-Index mà còn qua dòng tiền đổ vào chứng khoán. Nếu như năm 2016, khối lượng giao dịch bình quân chưa tới 3.000 tỉ đồng/phiên thì sang năm 2017, những phiên giao dịch 5.000-5.500 tỉ đồng/phiên lại là chuyện thường thấy. Thậm chí, có những phiên như ngày 16.5, 19.5, giao dịch còn đạt mức 7.000-7.500 tỉ đồng.
Riêng nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng suốt 8 tháng qua, với tổng giá trị mua ròng hơn 1,31 tỉ USD, theo số liệu từ Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Trong đó, gần 650 triệu USD là dành mua cổ phiếu. Điều này trái ngược với diễn biến của năm 2016.
Số liệu Bloomberg cũng nhấn mạnh, Việt Nam là một ngoại lệ khi luôn hút ròng dòng vốn ngoại trong suốt 8 tháng đầu năm 2017. Những thị trường như Malaysia, Đài Loan chỉ ghi nhận nước ngoài mua ròng trong 7 tháng, còn ở Philippines, Hàn Quốc là 6 tháng. Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), thị trường chứng khoán Việt Nam đang tăng trưởng tốt nhất trong khu vực, vượt qua cả Thái Lan, Indonesia và Philippines.
Sắp tới, dựa trên tình hình kinh tế vĩ mô được dự đoán sẽ tiếp tục ổn định, tăng trưởng GDP giữ vững ở mức 6,5%, tăng trưởng tín dụng sẽ duy trì ở mức cao (mục tiêu 22%)..., ông Nguyễn Hồng Điệp, Giám đốc Chi nhánh TP.HCM, Công ty Chứng khoán SHS, đánh giá, dòng tiền vào thị trường chứng khoán sẽ dồi dào và VN-Index có thể chạm 1.000 điểm vào giữa năm 2018.
Theo quan sát của ông Phạm Lưu Hưng thuộc SSI, số lượng cổ phiếu có mức vốn hóa trên 1 tỉ USD đã gia tăng. Nếu 5 năm trước, trên thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có 1 cổ phiếu (VNM của Vinamilk) đạt vốn hóa hơn 1 tỉ USD thì đến nay, con số này là trên 20. Chính sự hiện diện của Sabeco, Habeco, Novaland, VietJet, Petrolimex, VPBank… đã giúp quy mô vốn hóa toàn thị trường tăng mạnh, đạt trên 100 tỉ USD và chiếm 57,4% GDP cả nước, theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.
Sang năm 2018, theo ước tính của SSI, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể ghi nhận 30 doanh nghiệp đạt vốn hóa trên 1 tỉ USD. Điều này sẽ thúc đẩy dòng vốn trong nước lẫn dòng vốn gián tiếp nước ngoài (FII) đổ vào chứng khoán.
Hiện tại, nhà đầu tư trong nước đang chiếm tỉ trọng khoảng 80% trong các giao dịch. Theo ông Phạm Lưu Hưng, điều này là bình thường và cũng diễn ra ở các thị trường khác. Nhưng quy mô giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ bằng 1/5-1/10 các nước trong khu vực ASEAN hoặc thậm chí thấp hơn. Số lượng nhà đầu tư trong nước cũng mới chỉ tập trung ở TP.HCM, Hà Nội. Vì thế, theo SSI, cơ hội chứng khoán thu hút dòng vốn nội địa sẽ còn rộng mở, nhất là khi chứng khoán ngày càng có nhiều sản phẩm mới, tạo thêm lựa chọn và hình thức đầu tư như chứng khoán phái sinh.
Sức hút hàng hóa
Riêng nhà đầu tư nước ngoài dự kiến sẽ gia tăng sự hiện diện ở Việt Nam bởi Nhà nước có kế hoạch thoái vốn khỏi 406 doanh nghiệp cho giai đoạn 2017-2020. Lịch sử cho thấy, việc thoái vốn nhà nước tại Sabeco, Habeco, Vinamilk, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong, hay Tổng Công ty Tái bảo hiểm Việt Nam đã đem đến nhiều cơ hội cho nhà đầu tư chuyên nghiệp. Sắp tới, với chủ trương Nhà nước sẽ thoái vốn toàn bộ khỏi những đơn vị không thuộc lĩnh vực thiết yếu, quan trọng, cánh cửa cho các tổ chức ngoại tham gia đầu tư sẽ càng rộng mở.
Nhà đầu tư ngoại cũng có thể tìm kiếm cơ hội từ các đợt cổ phần hóa, chào bán cổ phần lần đầu (IPO) doanh nghiệp nhà nước. Dự kiến trong 4 năm tới, sẽ có khoảng 130 doanh nghiệp nhà nước được IPO. Trong đó, SSI quan sát thấy, nhiều doanh nghiệp đạt quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả, phạm vi hoạt động rộng, đa ngành nghề, một số doanh nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực hấp dẫn như nước sạch, bảo vệ môi trường... Theo đánh giá của SSI, đây sẽ là cơ hội tốt để đầu tư. Trong diễn đàn Gateway to Vietnam sắp tới (25-27.10.2017), SSI sẽ đặt trọng tâm vào việc giới thiệu, bắc cầu để các quỹ đầu tư nước ngoài nhìn thấy cơ hội từ thị trường Việt Nam.
Xa hơn đến năm 2020, với quyết tâm thúc đẩy thị trường vốn từ phía nhà quản lý, với triển vọng Việt Nam sẽ được nâng hạng thành thị trường mới nổi theo MSCI, cùng chủ trương Nhà nước sẽ tiếp tục nới tỉ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp niêm yết… SSI và các công ty chứng khoán đều chung nhận định, dòng vốn đổ vào chứng khoán Việt Nam sẽ còn tăng. Ở khía cạnh khác, sức hấp dẫn của một thị trường đông dân và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu nội địa sẽ càng thôi thúc doanh nghiệp nước ngoài gia tăng các thương vụ M&A, nhằm tìm kiếm một chỗ đứng vững chắc hơn tại Việt Nam.
Viết Nguyên
Theo Nhipcaudautu.vn
Việc xác định đúng đỉnh của thị trường để quyết định bán ra tại mức giá tối ưu nhất trong đầu tư chứng khoán rất khó. Dù vậy, kinh nghiệm phân tích cho thấy vẫn có một vài dấu hiệu để xác định điều này.
Nếu năm 2006, tính trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán, Việt Nam mới chỉ có duy nhất một công ty có giá trị vốn hóa trên tỉ USD. Đến ngày hôm nay, trên toàn thị trường đã có 23 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỉ USD.
Công ty Quản lý quỹ Việt Nam (VFM) dự báo, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ tiếp tục chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là chảy vào các đợt thoái vốn nhà nước, chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) quy mô lớn.
Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 154/CV-MBCapital và Công văn số 155/CV-MBCapital ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư MB (Công ty MB Capital) về việc hướng dẫn xuất hóa đơn cho hoạt động mua bán chứng khoán và thu nhập được miễn thuế đối với cổ tức nhận được từ hoạt động mua cổ phần.Về vấn đề này, ngày 11/9/2017 Tổng cục thuế có Công văn 4085/TCT-DNL hướng dẫn như sau:
Sau nhiều phiên VN-Index tăng mạnh lên mốc đỉnh 830 điểm, dường như thị trường đã dấu hiệu phân hóa và điều chỉnh trong phiên giao dịch hôm qua.
Xuất khẩu thủy sản trong quý III và 3 quý đầu năm tăng mạnh so với cùng kỳ. Nhưng thông tin tích cực này dường như không có tác động gì đến diễn biến giao dịch của cổ phiếu nhóm ngành thủy sản trên sàn.
Ngoài Việt Nam, không có nước nào khác hút ròng được vốn ngoại trong tất cả các tháng tính từ đầu năm.
Giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định theo Điều 16 Thông tư số 92/2015/TT- BTC, trường hợp giá chuyển nhượng chứng khoán không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Cổ phiếu ngân hàng, một thời được ví là “cổ phiếu vua”, đang tìm lại ánh hào quang với nhiều yếu tố thuận lợi về thị trường và chính sách.
Sau 17 năm hình thành và phát triển (tháng 7/2000 - 7/2017), thị trường chứng khoán đã có những đóng góp không nhỏ cho tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Trong thời gian tới, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, phát triển theo chiều sâu. Thị trường chứng khoán phái sinh được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội đầu tư với hiệu quả sinh lời cao. Tuy nhiên, để thu hút nhà đầu tư tham gia, cần có cơ chế khuyến khích thị trường này phát triển, trong đó các chính sách về thuế, phí là một công cụ quan trọng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự