Nếu như trước đây, việc điều chỉnh tỷ giá diễn ra khá nhanh chóng thì nay quá trình này có thể kéo dài cả tháng và điều này sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động mua/bán của khối ngoại.

2,23 nghìn tỷ USD vốn hóa đã bị “cuốn phăng” khỏi thị trường chứng khoán thế giới trong 4 phiên giao dịch đầu tiên của năm...
Thị trường chứng khoán toàn cầu đang có một sự khởi đầu tồi tệ cho năm 2016.
Sự tồi tệ này được thể hiện qua một con số: 2,23 nghìn tỷ USD vốn hóa đã bị “cuốn phăng” khỏi thị trường chứng khoán thế giới trong 4 phiên giao dịch đầu tiên của năm - hãng tin CNBC dẫn chỉ số S&P Global Broad Market Index, một thước đo của thị trường chứng khoán toàn cầu, cho biết.
Giá trị mất mát này lớn hơn gấp đôi số dư nợ sinh viên Mỹ vay để ăn học, đồng thời tương đương khoảng 12% nợ Chính phủ Mỹ.
Sự sụt giảm chóng mặt của thị trường chứng khoán Trung Quốc và đồng Nhân dân tệ, giá dầu lao dốc, và bất ổn địa chính trị là những nguyên nhân chính khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rúng động những ngày qua.
Chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đã chào năm mới bằng chuỗi 4 phiên giao dịch tồi tệ chưa từng có, mất tổng cộng gần 5% điểm số. Chỉ số Dow Jones cũng giảm trên 5%.
Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải đã sụt 15% trong tuần này, còn chỉ số DAX của chứng khoán Đức mất 7%.
Từ đầu tuần, chỉ số MSCI All-Country World Index của thị trường chứng khoán thế giới đã giảm 5,3%. Chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản giảm 7,4% từ đầu tuần, trên đà khép lại tuần giao dịch tồi tệ nhất trong hơn 4 năm.
Trái lại, giá vàng quốc tế đã tăng 5% trong tuần này do giới đầu tư chuyển vốn từ chứng khoán sang vàng để tìm kiếm sự an toàn.
Nếu như trước đây, việc điều chỉnh tỷ giá diễn ra khá nhanh chóng thì nay quá trình này có thể kéo dài cả tháng và điều này sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động mua/bán của khối ngoại.
Việc giá dầu liên tục phá đáy cùng những ảnh hưởng từ việc Trung Quốc nới lỏng đồng Nhân dân tệ đã tác động không nhỏ tới TTCK Việt Nam trong tuần đầu năm mới 2016.
Sự bất lực của chính phủ Trung Quốc trong việc cứu vãn tình hình đã khiến nhiều nhà đầu tư e ngại và muốn rút khỏi thị trường cổ phiếu.
Khi thiết kế cơ chế này, Trung Quốc đã phạm phải một trong những quy tắc cơ bản mà tất cả các quốc gia phải lưu ý: khoảng cách giữa các lần “nhảy cầu giao” phải đủ rộng để tránh hiệu ứng nam châm.
Các chuyên gia dự báo, Apple sẽ có một năm tài chính 2016 đáng buồn.
Chính quyền Bắc Kinh không chỉ không thực hiện được mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu mà còn đang làm tình hình tồi tệ hơn.
Tổng cộng trong tuần qua chỉ số MSCI All Country World Index đã giảm tới 6,2%. Chỉ số S&P 500 giảm 6%, trong khi Dow Jones mất tổng cộng hơn 1.000 điểm.
Tuy năm 2015, hoạt động bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) thiếu vắng những tên tuổi lớn nhưng nhà đầu tư (NĐT) vẫn không bỏ lỡ cơ hội tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc quyền quản lý của các địa phương.
Giảm điểm 3 sau 4 phiên giao dịch đầu năm với lý do chủ yếu là tâm lý lo ngại trước diễn biến tài chính Trung Quốc, chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ trải qua nhiều cơn "nóng - lạnh" trong năm nay bởi tác động từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Nhà đầu tư ồ ạt bán ngay khi có thể khiến chứng khoán Trung Quốc có phiên giao dịch ngắn nhất lịch sử - phải đóng cửa chỉ sau 30 phút.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự