Gần đây, diễn biến các cổ phiếu ngành dệt may nói chung và cổ phiếu TCM nói riêng có phần kém tích cực so với cùng kỳ năm trước do thiếu yếu tố hỗ trợ về kết quả kinh doanh và hiệu ứng TPP đã “nguội dần”.

Năm 2016 hẳn sẽ là một năm đầy biến động trước những diễn biến có phần bất thường của thị trường tài chính. Trong khi thị trường chứng khoán khởi đầu năm mới sụt giảm hàng loạt thì giờ đây rất nhiều hàng hóa nguyên liệu có xu hướng tăng giá.
Chúng ta thấy sự hồi phục của Dầu, tiếp đó là Cao su, Quặng sắt... Giá Dầu hồi phục so với đáy khoảng 45% trong đó Quặng sắt tăng gần 20% đặt ra câu hỏi là vì sao giá lại tăng.
Giá hàng hóa tăng lên trước hết nó có thể là phản ánh của một nhu cầu thực sự đang tăng lên. Nếu nhìn vào những con số tăng trưởng hiện nay thì điều này không rõ ràng. Các Quốc gia vẫn đang vật lộn với tăng trưởng thấp, họ còn liên tục tung ra các gói kích cầu hay thậm chí là cả chính sách tiền âm nhằm kích thích nền kinh tế.
Trong báo cáo đầu năm, Ngân hàng thế giới (WB) đã đưa ra những nhận định khá bi quan về kinh tế toàn cầu trong năm 2016. Tổ chức này nhận định rằng đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc sẽ khiến thị trường hàng hóa tiếp tục suy sụp và ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Brazil cũng như Nga. Theo đó World Bank hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 xuống còn 2,9%, so với mức 3,3% đưa ra hồi tháng 6/2015. Còn OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 xuống 3,3%.
Trong khi đó, những số liệu về các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, chưa cho thấy những dấu hiệu thực sự khả quan. Tình hình việc làm tại Mỹ vẫn đang cản trở nỗ lực tăng lãi suất, trong khi tình hình kinh tế của Nhật khiến Chính phủ Nhật phải hoãn lại thuế tiêu dùng, vốn áp dụng để hạn chế nợ.
Trong khi đó, nền kinh tế thứ 2 thế giới là Trung Quốc đang phải đối mặt với quá nhiều thách thức. Công xưởng của thế giới đang có dấu hiệu của sự giảm sút khi nhiều chỉ số như PMI, Xuất khẩu giảm mạnh, trong khi những nỗ lực bơm tiền ra hệ thống ngày một lớn.
Nguyên nhân thứ hai có lẽ đúng hơn, đó là do NĐT bán khống bắt đầu mua vào. Giá hàng hóa đã suy giảm một thời gian khá dài và cú hạ mạnh nhất hồi đầu năm mang đến cơ hội cho giới đầu cơ. Vị thế bán khống không còn mang đến dự hiệu quả trong khi cung tiền tiếp tục tăng cao. Trong khi đó, TTCK cũng đã tăng trưởng 5-8 năm nay ở hầu hết các quốc gia lớn và rủi ro bắt đầu hình thành, điều này khiến dòng tiền đang rẽ hướng sang những kênh đầu tư mới. Những đồng tiền mạnh như USD, JPY hoặc hàng hóa như Vàng, Dầu .... có thể sẽ là lựa chọn.
Trở lại câu chuyện về hàng, mọi động thái hiện nay với hàng hóa mới chỉ là bắt đầu. Nó chưa tạo ra một xu hướng thực sự và cũng có thể nhịp tăng chỉ mang tính chất nhất thời. Tuy nhiên khi những nhà tỷ phú như Soros đã quay lại với Vàng, câu chuyện này có lẽ cần phải được nhìn nhận thấu đáo hơn. Một chu kỳ mới thường có những khởi đầu không suôn sẻ, như khi nó đã thành một xu hướng thực sự, giá có thể sẽ tăng mạnh trên diện rộng hơn và ở nhiều mặt hàng hơn thế.
Giả sử như một xu hướng tăng giá thực sự bắt đầu thì điều gì sẽ xảy ra và nó tác động ra sao tới kinh tế Việt Nam cũng như các DN Việt. Chúng ta còn nhớ Giá Dầu năm 2008, khi mà nó tăng mạnh từ mức 40 USD lên đỉnh 138 USD/thùng đã tác động lớn như thế nào.
Xu hướng giảm giá nguyên liệu thời gian qua có tác động trái chiều. Có rất nhiều doanh nghiệp đã và đang hưởng lợi lớn từ giá nguyên liệu giảm như PAC (giá chì), CAV (giá đồng), DRC, CSM (giá cao su tự nhiên), Thức ăn chăn nuôi (giá đậu nành), ngành nhựa AAA, BMP, NTP ... trong khi những cổ phiếu ngành dầu khí như GAS-PVD-PVS... giảm mạnh.
Việc hồi phục này có thể sẽ làm thay đổi theo chiều ngược lại các trạng thái trên của Doanh nghiệp. Cơ hội và rủi ro sẽ lại song hành và NĐT cần lưu ý trong giai đoạn tới.
Giá cao su
Giá đồng
Giá quặng sắt (IRM)
Giá bông
Giá thiếc (TIN)
Giá đường
Giá chì (Lead)
Theo Nguyễn Hữu Bình - Vietstock.vn
Gần đây, diễn biến các cổ phiếu ngành dệt may nói chung và cổ phiếu TCM nói riêng có phần kém tích cực so với cùng kỳ năm trước do thiếu yếu tố hỗ trợ về kết quả kinh doanh và hiệu ứng TPP đã “nguội dần”.
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa công bố danh sách 39 cổ phiếu trên sàn Upcom nằm trong nhóm Cảnh báo nhà đầu tư, chính thức có hiệu lực kể từ ngày 24/6/2016.
Căn cứ quyết định số 282/QĐ-SGDHN ngày 09/5/2016 của Tổng Giám đốc Sở GDCK Hà Nội (HNX) về việc ban hành Bộ nguyên tắc phân bảng UPCoM Premium trên Hệ thống giao dịch UPCoM, chính thức có hiệu lực kể từ ngày 24/6/2016. HNX công bố danh sách 86 cổ phiếu thuộc bảng UPCoM Premium.
Ngành thép trở thành một trong những cổ phiếu nóng trong tuần này.
Trung Quốc đang có cảm giác bị coi thường khi chứng khoán Pakistan được MSCI đưa vào hệ thống theo dõi thị trường chứng khoán mới nổi trong khi chứng khoán Trung Quốc đại lục lại bị đặt trong trạng thái “đang chờ xem xét”.
Theo ông Fiachra Mac Cana, thị trường chứng khoán trên thế giới tăng tốt kể từ tháng 2 năm nay, với 3 lý do chính: Sự suy yếu của đồng USD, sức hồi phục của giá dầu thế giới, và sự hồi phục của giá nhiều nguyên vật liệu cơ bản như thép, quặng sắt.
Chứng khoán Đông Nam Á lại một lần nữa thu hút sự chú ý của thị trường thế giới. Các nhà đầu tư đang đặt cược rằng sự phục hồi của các sàn chứng khoán từ Hồ Chí Minh tới Manila sẽ còn kéo dài trong thời gian tới.
Chính sách trả cổ tức bằng cổ phiếu của BIDV, giữ lại lợi nhuận chưa trả cổ tức của VietinBank là một trong những giải pháp chiến lược để tăng quy mô vốn, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định.
Seed money, là thuật ngữ chỉ dòng tiền đến từ cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc thành lập quỹ đầu tư (QĐT), đó có thể là những người điều hành quỹ, tập đoàn mẹ của công ty quản lý quỹ (CTQLQ), hay những cá nhân có liên quan đến các nhóm này…
Trong giai đoạn 2013-2015, mặc dù quy mô thị trường trái phiếu DN tại Việt Nam chỉ ở mức 7.000 tỷ đồng nhưng diễn tiến cơ bản đang cho thấy kênh huy động này có dấu hiệu bật lên khá mạnh.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự