Vissan dự kiến sẽ bán 14% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.

Lần đầu tiên rơi xuống dưới mệnh giá, cổ phiếu HAG lại gây tranh cãi trong cộng đồng nhà đầu tư: HAG có còn là bluechips?
Thị trường chứng khoán tuần qua chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các bất ổn quốc tế, đặc biệt là thị trường chứng khoán Trung Quốc và sự giảm giá của giá dầu. Kết thúc tuần, VNIndex mất gần 20 điểm, giảm từ 579 điểm về mốc 560 điểm. Thanh khoản thi trường được cải thiện với 2 phiên giao dịch ngày thứ 5 và thứ 6 đều đạt trên 143 triệu cổ phiếu.
Trong bối cảnh đó, thống kê trên trang tin tài chính cafef.vn, xu hướng tìm kiếm của các nhà đầu tư tuần qua tập trung vào các cổ phiếu lớn quen thuộc và giá đang ở vùng thấp nhất trong vòng 1 năm qua. Cổ phiếu đứng đầu danh sách tuần này là HAG.
Mức độ tra cứu HAG của nhà đầu tư đã tăng vọt khi cổ phiếu này rơi xuống dưới thị giá lần đầu tiên vào ngày 5/1. Ngoài ra, OGC, FLC dù không có thông tin gì nổi bật, nhưng hai cổ phiếu đầu cơ top đầu của thị trường vẫn luôn được nhiều nhà đầu tư theo dõi sát sao.
HAG: Mặc dù 1 năm qua, xu hướng chính của giá cổ phiếu này là giảm giá nhưng đến phiên giao dịch ngày 5/1/2016, lần đầu tiên cổ phiếu HAG đã rơi xuống dưới mệnh giá.
So với kết quả kinh doanh có phần khởi sắc hơn nhờ sản phẩm thịt bò cũng như đưa khu phức hợp HAGL Myanmar Center vào vận hành thì có vẻ như mức giá này đã đủ hấp dẫn các nhà đầu tư. Liên tiếp sau phiên giao dịch 5/1, cổ phiếu HAG đã tăng điểm trở lại cùng thanh khoản cao.
HHS: Cũng là một cổ phiếu đã rơi xuống mức giá thấp nhất trong 1 năm qua khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 08/01, HHS có giá chỉ 10.700 đồng/cổ phiếu. Khối ngoại cũng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên cú trượt dốc này của HHS khi họ bán ra hơn 2 triệu cổ phiếu HHS trong tuần.
VIC: Một tuần sóng gió của thị trường nhưng thật bất ngờ khi VIC không hề có phiên giảm điểm nào trong tuần và là trụ cột vững chắc chống đỡ cho VNIndex. Tăng mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần lên 47.500 đồng, hiện VIC vẫn rất vững vàng ở mức giá 48.000 đồng. Đây cũng là tuần giao dịch mà khối ngoại bán ròng rất mạnh VIC, hơn 5 triệu cổ phiếu tương đương giá trị hơn 250 tỷ đồng.
PVD: Giảm giá rất mạnh trong tuần qua từ mức 26.500 đồng, PVD kết thúc phiên giao dịch ngày thứ 6 chỉ còn 22.900 đồng, mất 3.600 đồng. Đây là mức giá thấp nhất của cổ phiếu này trong vòng 3 năm qua và đang tiến gần về mức giá thấp nhất trong lịch sử. Tác động của việc giá dầu giảm sâu đã kéo PVD cũng như nhiều cổ phiếu dầu khí đi xuống. Khối ngoại cũng quay lưng bán ra gần 2 triệu cổ phiếu trong tuần tương đương gần 35 tỷ đồng.
GAS: Cũng bởi giá dầu, GAS đã phải điều chỉnh giảm 29% chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch kinh doanh 2015. Biến động giá cổ phiếu của “ông lớn” này ảnh hưởng lớn đến chỉ số VNIndex và trong phiên thị trường rớt thảm ngày 7/1, GAS giảm 5% hẳn đã khiến nhiều nhà đầu tư phải lục tìm tin tức của cổ phiếu này.
VNM: Chịu ảnh hưởng từ thị trường chung, VNM giảm điểm nhẹ trong tuần qua từ mức giá 128.000 đồng về 122.000 đồng/cổ phiếu. Giao dịch khối ngoại không có gì đáng chú ý. Điểm lưu ý duy nhất có lẽ là thông tin về việc Bộ Tài Chính đã sửa đổi mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi 5% đối với cả 2 mặt hàng AMF và ABF, áp dụng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2016 cũng như kiến nghị chấp nhận mã số và mức thuế suất theo khai báo của doanh nghiệp, đã được hải quan chấp nhận để thông quan.
SSI: Khá bất ngờ khi tuần qua, SSI lại là một trong những cổ phiếu giảm giá mạnh. Từ mức giá 22.200 đồng, cổ phiếu này đóng của phiên giao dịch cuối tuần tại mốc 19.800 đồng, tương đương giảm gần 11%. Khối ngoại bán ròng hơn 1 triệu cổ phiếu SSI trong những phiên đầu tuần tuy nhiên đã mua lại vào phiên thứ 6, tuy vậy giá cổ phiếu SSI vẫn liên tục giảm. Thanh khoản trung bình tăng mạnh, xấp xỉ hơn 2 triệu cổ phiếu/phiên.
DLG: lao dốc mạnh với 3/5 phiên giao dịch trong tuần giảm sàn tuy chưa có thông tin chính thống nào được công bố
Vissan dự kiến sẽ bán 14% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.
Quy mô thoái vốn ước tính khoảng 230 tỷ đồng.
Ngày 12/1/2016, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 17/QĐ-UBCK đình chỉ hoạt động của CTCP Chứng khoán Viễn Đông.
Trái với sự hứng khởi của nhà đầu tư trong nước, khối ngoại vẫn chưa cho thấy sự quan tâm với thị trường vào lúc này khi họ vẫn tiếp tục bán ròng 11,7 tỷ đồng.
Thâu tóm doanh nghiệp ngành nhựa được dự đoán sẽ tiếp diễn trong năm 2016 sau khi AEC có hiệu lực và chuẩn bị cho TPP sắp tới. Theo đó, nhóm cổ phiếu ngành nhựa được dự báo sẽ hưởng lợi từ hoạt động thu gom cổ phiếu để bán lại cho đối tác nước ngoài.
Chủ tịch UBCK Trung Quốc (CSRC) Xiao Gang từng nói rằng điều đúng đắn duy nhất ông làm trong cuộc đời là cưới người vợ hiện tại. Chính vì vậy không ngoại trừ khả năng ông cũng đã thực hiện rất nhiều quyết định sai lầm trên cương vị là Chủ tịch CSRC.
Không như những năm gần đây, tháng 1 năm 2016 đang ghi nhận sự sụt giảm của TTCK dù đã đón nhận không ít thông tin mang tính tích cực.
“Cắt lỗ đứng ngoài, lo ngại giải chấp, thử thách rất lớn, rủi ro điều chỉnh mạnh” là những suy nghĩ khá đồng nhất trong tuần qua...
Năm 2015 đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của UPCoM cả về quy mô lẫn chất lượng. Vì vậy, việc các cơ quan quản lý thị trường tiếp tục có những chính sách, giải pháp thúc đẩy UPCoM là rất cần thiết, nhưng làm như thế nào lại đòi hỏi tầm nhìn và cả sự thận trọng.
Báo cáo “Market Strategy 2016 – Năm bản lề của sự tăng trưởng” với mong ước đem lại cái nhìn toàn diện về nền kinh tế, thời điểm thay đổi bộ máy điều hành Chính phủ, các rủi ro thị trường, đánh giá các ngành tăng trưởng và các kênh đầu tư khác.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự