Đối với những sự việc ta không hiểu, không chắc chắn, cách an toàn nhất đó là chạy theo đám đông. Bởi trong đa số trường hợp, số đông thường luôn đúng.

Chỉ số Shanghai Composite hạ 5,4%, xuống 3.037,13 điểm sau khi mở cửa sáng nay. Ngược lại, các thị trường khác tại châu Á lại có dấu hiệu phục hồi.
Mất tổng cộng 12% trong vòng 2 phiên gần đây, chứng khoán Trung Quốc đang hướng tới mức điểm thấp nhất trong vòng 8 tháng. Tại thị trường Nhật, các chỉ số cũng giảm 1-2% vào đầu phiên, song nhanh chóng phục hồi cùng với đà tăng tại một số thị trường khác như Australia, Hong Kong...
Đến 10h30 sáng nay (giờ Hà Nội), mức giảm của Shanghai Composite đã thu hẹp lại, chỉ còn 4,7%. Trong khi đó, Hang Seng Index trên sàn Hong Kong tăng 1,3%, Nikkei 225 (Nhật Bản) nhích lên 1,1% và Kospi (Hàn Quốc) cũng tăng 1,4%.
Ngoại trừ Shanghai Composite, hầu hết các chỉ số quan trọng của chứng khoán châu Á đều tăng điểm trở lại trước 10h sáng nay. Nguồn: CNBC
"Lực mua đã trở lại sau tâm lý hoảng loạn thái quá của thị trường vài ngày qua. Anh có thể thấy kể cả các cổ phiếu có rất ít liên quan đến Trung Quốc cũng bị bán mạnh", Yukino Yamada - chiến lược gia cấp cao tại Công ty Chứng khoán Daiwa nhận xét.
Nhà đầu tư bán tài sản rủi ro cũng đẩy giá các công cụ trú ẩn lên. Hôm qua, một euro tương đương 1,1715 USD. Yen Nhật cũng mạnh lên so với đồng bạc xanh, lên 116,15 yen đổi một USD. Tuy nhiên, trong phiên châu Á sáng nay, giá cả hai tiền tệ này đã giảm nhẹ. Đồng euro mất 0,7%, còn yen Nhật xuống 0,3%.
Giá dầu thô hiện cũng ổn định, sau khi mất tới hơn 6% hôm qua, xuống thấp nhất từ năm 2009. Dầu thô Mỹ (WTI) hiện giao dịch tại 38,73 USD, tăng 1 USD so với đáy hôm qua. Trong khi đó, dầu Brent đang có giá 43,2 USD một thùng.
Theo Bloomberg, các chính sách rất khó lường của nhà điều hành Trung Quốc đã không thể ngăn việc chứng khoán nước này mất 4.500 tỷ USD kể từ đỉnh lập hồi tháng 6. Trong khi đó, bản thân kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Đây là lý do chính gây ra cơn hoảng loạn hôm qua của chứng khoán toàn cầu. Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đã đóng cửa với những mức giảm điểm kỷ lục.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã bơm tiền mạnh chưa từng thấy vào hệ thống tài chính, song không thể đảo ngược tình hình. "Nó cho thấy sự lo sợ và là vấn đề của niềm tin. Chính phủ sẽ không thể tiếp tục can thiệp thị trường nếu đây là câu chuyện bán tháo trên phạm vi toàn cầu", Wei Wei, chuyên gia của hãng môi giới chứng khoán Huaxi (Thượng Hải) nhận xét.
Đối với những sự việc ta không hiểu, không chắc chắn, cách an toàn nhất đó là chạy theo đám đông. Bởi trong đa số trường hợp, số đông thường luôn đúng.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc trượt dốc khiến các nhà đầu tư địa phương không ngừng than vãn, nhiều người còn đăng chia sẻ hài hước lên mạng xã hội để tự an ủi.
Nạn nhân tiếp theo của đà bán tháo chứng khoán toàn cầu có thể là thị trường M&A đang hứa hẹn bùng nổ.
Theo Goldman Sachs, thị trường tài chính và hàng hóa thế giới có thể gặp khó khăn nhưng nguy cơ suy thoái là không cao. Đặc biệt, ngân hàng này vẫn có đánh giá tích cực đối với thị trường chứng khoán các nước phát triển trong 6-12 tháng tới.
Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ báo cáo đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc nhận đầy đủ hồ sơ báo cáo của công ty.
Phiên giao dịch hôm qua được giới phân tích so sánh với "Ngày thứ Hai đen tối" năm 1987, khi Dow Jones mất tới hơn 22%.
Ông Lê Đức Khánh cho rằng VnIndex sẽ có khả năng “ngừng rơi” khi chạm vùng kháng cự 500- 515 điểm và nhà đầu tư không nên bán bằng mọi giá lúc này.
Theo hãng tin Bloomberg, nhiều ngân hàng trung ương tại Châu Á đã sẵn sàng can thiệp để bình ổn sự biến động trên thị trường, vốn đang khiến chứng khoán và tiền tệ bị ảnh hưởng mạnh.
Với tác động kép từ điều chỉnh tỷ giá và thị trường giảm sâu, tài sản ròng của một số quỹ lớn như VinaCapital VOF, VEIL, VNM ETF đã bốc hơi cả chục triệu USD trong 2 phiên giao dịch ngày 19-20/8.
Một cơ chế tỷ giá linh hoạt theo thị trường, giảm bớt kiểm soát dòng vốn sẽ luôn được trông đợi từ các đối tác khi muốn đầu tư vào Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự