Ngày 24-8, các thị trường chứng khoán châu Á chịu nhiều tổn thất lớn, mở rộng mức bán tháo trên toàn cầu.

Shanghai Composite Index chốt phiên hôm nay mất 1,27%, bất chấp động thái hạ lãi suất để kích thích kinh tế của Trung Quốc hôm qua.
Chỉ số này đã liên tục trồi sụt trong phiên khi nhà đầu tư cân nhắc ảnh hưởng của việc giảm lãi suất. Mức tăng cao nhất trong phiên là 4,3%. Chỉ số Shenzhen Composite trên sàn chứng khoán Thâm Quyến mất hơn 3%. Hang Sang Index (Hong Kong, Trung Quốc) cũng nối gót sàn Thượng Hải với mức giảm 1,5%.Cổ phiếu các hãng thép nằm trong nhóm mất giá mạnh nhất, với nhiều mã giảm kịch biên độ 10%. Các hãng bất động sản cũng chịu tình trạng tương tự.
Hôm qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã hạ lãi suất cho vay cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các nhà băng. Mục đích là kích thích kinh tế và ngăn đà bán tháo tồi tệ nhất gần 2 thập kỷ trên sàn chứng khoán.
"Sự giằng co trên thị trường cho thấy nhà đầu tư cũng chẳng biết phải hiểu thế nào về những chính sách này. Có thể họ sẽ còn bán nữa trước khi cảm thấy đủ tự tin và đẩy chứng khoán lên cao", Bernard Aw - chiến lược gia tại IG Asia cho biết trên Bloomberg.
Từ mức đỉnh tháng 6, chứng khoán Trung Quốc đã mất hơn 40% giá trị, buộc Bắc Kinh tung ra các biện pháp chưa từng có để hỗ trợ thị trường. Trong đó có động thái cho phép Tập đoàn Tài chính - Chứng khoán Trung Quốc thay mặt Chính phủ mua vào cổ phiếu, và cấm các cổ đông lớn bán ra.
"Tâm lý hiện tại là nhà đầu tư vẫn muốn bán ra, dù Chính phủ có làm bất kỳ chuyện gì. Thị trường sẽ còn chịu áp lực bán thêm một thời gian nữa", Ronald Wan - CEO Partners Capital International nhận xét.
Trong khi đó, ngược với Trung Quốc, thị trường châu Á hôm nay tiếp tục hồi phục. Chỉ số chứng khoán lớn nhất khu vực - Nikkei 225 (Nhật Bản) chốt phiên tăng 3,2%. Kospi (Hàn Quốc) nhích lên 2,6%. Tại Australia, S&P/ASX 200 cũng tăng nhẹ 0,7%.
Thị trường châu Âu mở cửa chiều nay lại đồng loạt đi xuống. Đến 5h30 (giờ Hà Nội), FTSE 100 (Anh) mất 1,3%, CAC 40 (Pháp) và DAX (Đức) giảm lần lượt 1,5% và 1,4%. Hôm qua, cả 3 chỉ số này đều tăng mạnh nhờ thông tin Trung Quốc hạ lãi suất.
(Theo VNEX)
Ngày 24-8, các thị trường chứng khoán châu Á chịu nhiều tổn thất lớn, mở rộng mức bán tháo trên toàn cầu.
Cùng với chứng khoán toàn cầu, thị trường chứng khoán trong nước ngày 24-8 cũng giảm mạnh, VN-Index giảm gần 30 điểm, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 năm qua.
Để tồn tại trên thị trường trong thời gian tới, các công ty chứng khoán nhỏ phải hợp nhất với nhau. Dự báo, năm nay sẽ có khoảng 3 thương vụ M&A trong lĩnh vực này.
Trong vài tuần gần đây, thị trường toàn cầu liên tiếp chịu những cú sốc lớn từ Trung Quốc, từ khủng hoảng chứng khoán, quyết sách tiền tệ cũng như báo cáo kinh tế ảm đạm.
Năm 2014, công ty đạt 2.943 tỷ đồng doanh thu thuần và 30,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. ROE đạt 19,8%.
Jeremy Grantham, nhà sáng lập và hiện là Giám đốc chiến lược của quỹ đầu tư trị giá 118 tỷ USD GMO, dự báo thế giới sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng mang tính chất rất khác so với các cuộc khủng hoảng trước đây.
Theo CTCK BSC, nhóm sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực là nhóm ngành nhập khẩu như dược, nhựa, săm lốp và các ngành có mức độ vay nợ ngoại tệ lớn như điện, vận tải biển, xi măng.
Những NĐT đang đầu tư rất sợ Việt Nam phá giá sau khi Trung Quốc phá giá, họ đã rút tiền về. Những NĐT chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam lại rất từ từ, chờ đợi và nghe ngóng các động thái tiếp theo từ cơ quan quản lý. Chính vì tiền đi ra mà không đi vào khiến cho TTCK đi xuống.
Nỗi khiếp sợ mang tên Trung Quốc đang lan rộng ra toàn cầu, là tác nhân khiến chứng khoán Mỹ trong phiên cuối tuần giảm điểm mạnh nhất 4 năm qua.
Người mất nhiều nhất là nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett. Tài sản của ông giảm 3,6 tỷ USD với cổ phiếu Berkshire Hathaway giảm tổng cộng hơn 5%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự