VN-Index giành lại được mốc 600 điểm trong phiên giao dịch khá kịch tính cuối tuần qua vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục được các chuyên gia...

Chỉ số Shanghai Composite trên sàn chứng khoán Thượng Hải mất 6,2% hôm nay, mạnh nhất từ ngày 27/7.
Thống kê toàn thị trường cho thấy cứ 35 mã giảm mới có một mã tăng. Cổ phiếu hơn 600 công ty, trong đó có nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn, đã giảm hết biên độ 10%. Hang Seng China Enterprises Index, gồm các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn Hong Kong, mất 1,75% xuống đáy 9 tháng.Đà giảm trên cả hai sàn Thượng Hải và Thâm Quyến đều tăng tốc về cuối phiên. Chốt ngày, Shenzen Composite Index, gồm chủ yếu các công ty công nghệ, giảm 6,6%.
Nhà đầu tư đang lo lắng trước các dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc sẽ còn suy giảm mạnh hơn và khả năng Bắc Kinh ngừng hỗ trợ thị trường chứng khoán. Giới chức Trung Quốc cuối tuần trước cho biết Tập đoàn Tài chính - Chứng khoán nước này (CSF) sẽ giảm mua vào do biến động đã được xoa dịu. CSF có nhiệm vụ hỗ trợ giá cổ phiếu trong nước.
"Nhà đầu tư đã tháo chạy khi Chính phủ không hỗ trợ thị trường. CSF đã trở thành người chơi chính trên thị trường rồi. Vậy nên tất cả đều đang dõi theo họ và hoảng loạn khi họ ngừng mua vào", Steve Wang – kinh tế trưởng tại Reorient Financial Markets nhận xét.
Thời gian gần đây, thị trường Trung Quốc liên tục biến động. Dấu hiệu rắc rối bắt đầu xuất hiện vào giữa tháng 6, khi Shanghai Composite Index chạm đỉnh hơn 5.100 điểm, tăng 150% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng khi bong bóng bắt đầu vỡ hồi tháng 7, chỉ số này mất tới 32% giá trị chỉ trong 18 phiên giao dịch.
Bắc Kinh đã phản ứng rất mạnh tay. Cuối tháng 7, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hạ lãi suất xuống thấp kỷ lục, giới chức đình chỉ các phiên IPO mới và đe dọa đưa những người bán khống vào tù. Ủy ban Điều tiết chứng khoán Trung Quốc cũng tổ chức các đợt mua lại cổ phiếu, nhờ tiền từ PBOC. Hơn nửa công ty niêm yết được phép ngừng giao dịch.
Các biện pháp này đã có tác dụng, khi vài tuần gần đây, thị trường nước này tương đối bình lặng. Nhà đầu tư đã dồn sự chú ý sang NDT, khi Trung Quốc tuần trước liên tục hạ giá nội tệ so với USD. Dù vậy, từ ngày 14/8, đồng tiền này đã tăng trở lại.
(Theo Vnexpress)
VN-Index giành lại được mốc 600 điểm trong phiên giao dịch khá kịch tính cuối tuần qua vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục được các chuyên gia...
Thị trường châu Á giảm phiên thứ 3 liên tiếp khi mở cửa sáng nay, do nhà đầu tư cân nhắc ảnh hưởng của NDT yếu.
Với tốc độ tăng vốn nhanh của nhiều DN như hiện nay, cổ đông lo ngại dòng vốn bị pha loãng và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu là điều khó tránh khỏi.
“Nhà đầu tư Việt Nam có quan điểm đầu tư ngắn hạn kiểu “hôm nay đầu tư, ngày mai có lời” còn chiếm phần đông”, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhật Bản (JSI) Atsuhiko Haruyama bình luận.
Bất chấp tình hình kinh tế giảm tốc, xuất khẩu gặp khó khăn và đồng tiền giảm giá tại nhiều nước, tỷ suất lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) tại một số thị trường chứng khoán vẫn tăng.
Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng và dầu khí bị bán tháo đã kéo thị trường chứng khoán giảm sâu
Việc Trung Quốc hạ tiếp tỷ giá tham chiếu của nhân dân tệ thêm 1,6% khiến làn sóng bán tháo chứng khoán trên toàn cầu càng tồi tệ hơn.
Từ mức 41.600 đồng, sau hơn hai tháng giá cổ phiếu của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) mất hơn 11.000 đồng, trong đó có một phần nguyên nhân Ngân hàng Đông Á bị kiểm soát đặc biệt.
Những tháng gần đây, giới chức Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm khôi phục ổn định thị trường chứng khoán.
Chuỗi ngày giảm điểm liên tiếp của chứng khoán tuần qua vẫn chưa chịu kết thúc và đà giảm điểm đang tiếp tục được kéo dài sang phiên đầu tuần, 17-8.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự