Theo Goldman Sachs, thị trường tài chính và hàng hóa thế giới có thể gặp khó khăn nhưng nguy cơ suy thoái là không cao. Đặc biệt, ngân hàng này vẫn có đánh giá tích cực đối với thị trường chứng khoán các nước phát triển trong 6-12 tháng tới.

Với tác động kép từ điều chỉnh tỷ giá và thị trường giảm sâu, tài sản ròng của một số quỹ lớn như VinaCapital VOF, VEIL, VNM ETF đã bốc hơi cả chục triệu USD trong 2 phiên giao dịch ngày 19-20/8.
Với các nhà quản lý quỹ đầu tư nước ngoài, mỗi lần Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá Việt Nam Đồng so với USD là một lần họ kém vui khi mà danh mục đầu tư của họ bị giảm đi một tỷ lệ tương ứng.
Theo tính toán của CafeF, tính đến giữa tháng 8/2015, sau khi Việt Nam Đồng mất giá 3% từ đầu năm thì mức tăng trưởng của VN-Index tính bằng đồng USD chỉ còn tăng vỏn vẹn 2,2%.
Trong 2 ngày 19-20/8, các quỹ đầu tư nước ngoài đã chịu tác động kép từ động thái điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước cùng với việc VN-Index giảm gần 2% trong 2 ngày qua.
Với quy mô tài sản ở trên mức 500 triệu USD, các qũy VEIL cùng với Vietnam Opportunity Fund (VOF) và VNM ETF đã chứng kiến tài sản bốc hơi cả chục triệu USD trong 2 ngày vừa qua.
Những biến động liên tiếp từ đầu tháng 8 đã xóa sạch toàn bộ mức tăng trưởng (tính theo USD) của VN-Index cũng như nhiều quỹ từ đầu năm tới nay.
Tính đến cuối tháng 7, một số quỹ lớn như Mutual Fund Elite, LionGlobal Vietnam Fund vẫn tăng trưởng dương về giá trị tài sản ròng (NAV) nhưng hiện đã gia nhập nhóm tăng trưởng âm cùng với VinaCapital VOF và 2 quỹ ETF.
NAV của 2 quỹ VNM ETF và FTSE Vietnam ETF vốn đã giảm rất mạnh từ đầu năm thì nay càng giảm sâu hơn. Tính đến hết ngày 19/8, mức giảm của VNM ETF đã tăng lên thành 10,6% còn mức giảm của FTSE Vietnam ETF cũng tăng từ 7,2% lên 8,4%.
Đây cũng là 2 quỹ có thành tích kém nhất trong số các quỹ lớn tập trung đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, những quỹ có mức tăng trưởng nhất là 2 quỹ VEIL và VGF thuộc Dragon Capital, quỹ Vietnam Equity Holding thuộc Saigon AM, PXP VEEF và DWS Vietnam Fund.
Với việc ghi nhận giảm 1% NAV trong ngày 19/8 thì các quỹ này vẫn ghi nhận mức tăng trưởng từ 6-8%.
VEIL – Vietnam Enterprise Investment Limited – trở thành quỹ có mức tăng trưởng tốt nhất nhờ một loạt cổ phiếu lớn trong danh mục của quỹ như Vinamilk, ACB, Vietcombank, FPT… đều tăng trưởng tốt từ đầu năm.
Mức tăng trưởng của VEIL, VGF và Vietnam Equity Holding có thể đã tốt hơn nhiều nếu không xảy ra “sự cố” cổ phiếu JVC giảm hơn 70% cách đây không lâu. Hiện 3 quỹ này đang nắm giữ 13% cổ phần của JVC.
Những biến động trong 2 ngày qua khiến cho không nhiều quỹ giữ được mức tăng trưởng dương về NAV.
Theo Goldman Sachs, thị trường tài chính và hàng hóa thế giới có thể gặp khó khăn nhưng nguy cơ suy thoái là không cao. Đặc biệt, ngân hàng này vẫn có đánh giá tích cực đối với thị trường chứng khoán các nước phát triển trong 6-12 tháng tới.
Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ báo cáo đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc nhận đầy đủ hồ sơ báo cáo của công ty.
Phiên giao dịch hôm qua được giới phân tích so sánh với "Ngày thứ Hai đen tối" năm 1987, khi Dow Jones mất tới hơn 22%.
Chỉ số Shanghai Composite hạ 5,4%, xuống 3.037,13 điểm sau khi mở cửa sáng nay. Ngược lại, các thị trường khác tại châu Á lại có dấu hiệu phục hồi.
Ông Lê Đức Khánh cho rằng VnIndex sẽ có khả năng “ngừng rơi” khi chạm vùng kháng cự 500- 515 điểm và nhà đầu tư không nên bán bằng mọi giá lúc này.
Theo hãng tin Bloomberg, nhiều ngân hàng trung ương tại Châu Á đã sẵn sàng can thiệp để bình ổn sự biến động trên thị trường, vốn đang khiến chứng khoán và tiền tệ bị ảnh hưởng mạnh.
Một cơ chế tỷ giá linh hoạt theo thị trường, giảm bớt kiểm soát dòng vốn sẽ luôn được trông đợi từ các đối tác khi muốn đầu tư vào Việt Nam.
"Ngày thứ Hai đen tối" là tất cả những gì nhà đầu tư gọi tên phiên giao dịch hôm nay, ngày 24/8. Vn-Index giảm 29,37 điểm, xuống mốc 526,93 trong khi HNX-Index giảm 5,81%, xuống 73,09 điểm, kéo lùi đà tăng của thị trường suốt 8 tháng qua.
Thống kê của chúng tôi cho thấy, khối ngoại bán ròng gần 700 tỷ đồng tuần qua. So với quy mô vốn ngoại trên thị trường chứng khoán Việt hiện khoảng 12-13 tỷ USD thì con số bán ròng tuần qua không phải quá sốc. Bán ròng của khối ngoại hiện tại nhiều khả năng mang tính kỹ thuật hơn là tính chiến lược của một quỹ nào đó.
Ngày 24/8 đã trở thành phiên giao dịch “ấn tượng” nhất kể từ đầu năm nay 2015 khi VN-Index đột ngột giảm tới 29,37 điểm, tương ứng giảm 5,28%.Vốn hóa toàn thị trường giảm khoảng 64.000 tỷ đồng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự