Với mức sụt giảm mạnh những phiên đầu tuần, dường như lòng tham đã nổi lên...

Tâm lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc “tạo sóng” thị trường. Còn nhớ, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có thời gian tăng trưởng rất nóng (năm 2007) mà một lý do quan trọng tạo sức nóng là tâm lý đám đông.
Tâm lý đám đông tạo ra những điều mà giờ đây nhiều người khó tưởng tượng, ví dụ: nhà đầu tư chứng khoán thường phải là những người am hiểu về kinh doanh, trị trường, luật pháp, vậy nhưng khi ấy thị trường chứng khoán nước ta đã chứng kiến rất nhiều nhà đầu tư là công chức, viên chức, sinh viên, người nội trợ, thậm chí nhiều người bán trà đá.
Trong “cơn say” chứng khoán, những nhà đầu tư nghiệp dư đã quên đi những nguyên lý của thị trường và dốc cạn túi tiền cá nhân đi mua cho dù cơ quan quản lý và các chuyên gia kinh tế luôn luôn cảnh báo về những yếu tố rủi ro. Và sự thực, khi đám đông bừng tỉnh, phần nhiều nhà đầu tư nghiệp dư đều bị thua thiệt, chỉ những nhà đầu tư thực thụ, những doanh nghiệp lớn là còn trụ vững với thị trường.
Nhớ lại chuyện cũ cũng là để thêm suy nghĩ cho hiện tượng đang diễn ra về tỷ giá và thị trường chứng khoán. Những ngày qua, trước sự phá giá mạnh của đồng nhân dân tệ (Trung Quốc)- đồng tiền của thị trường có mối giao thương hàng đầu với nền kinh tế nước ta, Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động nên việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, sau điều chỉnh, thị trường vẫn còn tình trạng căng thẳng về tỷ giá USD/VND. Sự căng thẳng này được nhiều chuyên gia gọi là hiệu ứng bong bóng tâm lý được đẩy lên khi người dân cho rằng giữ USD sẽ được lợi hơn khi tỷ giá tiếp tục điều chỉnh. Nhưng thực tế là Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định sẽ không điều chỉnh đến cuối năm nay.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng nói rõ hơn: "Chúng ta đã điều chỉnh tỉ giá đồng Việt Nam khá lớn và không có lý do gì để tiếp tục phá giá đồng tiền Việt Nam nữa. Vấn đề còn lại là niềm tin thị trường”. Do đó, người dân có cơ sở tin tưởng rằng giữ VND ở thời điểm hiện tại với lãi suất cao sẽ lợi hơn việc giữ USD với lãi suất rất thấp chỉ để chờ việc điều chỉnh tỷ giá.
Giải tỏa được tâm lý này thì chính người dân được lợi và thị trường sẽ bớt đi áp lực. Chính vì vậy, tại buổi họp của Thường trực Chính phủ về tình hình kinh tế vĩ mô chiều ngày 25-8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo: Các bộ, ngành chức năng cùng với việc tiếp tục dõi sát diễn biến tình hình, phân tích, dự báo, đưa ra các giải pháp, đối sách kịp thời, phù hợp thì cần phải chủ động thông tin, dự báo về tình hình, các giải pháp để người dân, doanh nghiệp biết, chủ động, đồng thuận chính sách, không gây tâm lý hoang mang không cần thiết.
Để tránh bong bóng tâm lý tiếp tục bị thổi lên, bên cạnh việc cơ quan chức năng phải thực hiện tốt về công tác thông tin, xử lý nghiêm những yếu tố mang tính đầu cơ thì chính người dân cũng cần nhận rõ yếu tố tâm lý này để có quyết định phù hợp. Bởi bong bóng nào rồi cũng xẹp xuống, khi mong đợi điều chỉnh tỷ giá không được thỏa mãn thì cơ hội hưởng lợi từ tiền đồng cũng đã qua đi.
Với mức sụt giảm mạnh những phiên đầu tuần, dường như lòng tham đã nổi lên...
Trong những ngày gần đây, thị trường toàn cầu bất ổn và biến động, với các nhà đầu tư tại trung tâm tài chính lớn ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã chứng kiến chỉ số chứng khoán sụt giảm mạnh, sau đó phục hồi một phần nhưng vẫn giảm đáng kể so với tuần trước.
Ngày 31-8, truyền thông Trung Quốc đưa tin một phóng viên tài chính nhận tội “gây bất ổn và hoang mang” trên thị trường chứng khoán nước này, dẫn tới “tổn thất nghiêm trọng”.
Ngày 1-9, giá chứng khoán châu Á tiếp tục tuột dốc sau khi Trung Quốc công bố chỉ số kinh tế mới gây thất vọng. Giá dầu cũng giảm theo sau một ngày tăng mạnh.
Vốn ngàn tỷ đồng, mỗi cổ phần bán ra chỉ quanh mức 10,000 đồng/cp, vậy nhưng nhiều doanh nghiệp khi bán đấu giá lần đầu ra công chúng (IPO) lại rất ế ẩm. Điều quan trọng nhất là chất lượng hoạt động kinh doanh phải chăng đang là hạn chế của những đơn vị này?
Có một sự thật rõ ràng rằng kiếm tiền chưa bao giờ là dễ dàng. Dù bạn có thực hiện đúng phương pháp hay công thức kiếm tiền đến đâu đi nữa nhưng vẫn mất tiền thậm chí phá sản.
Dòng tiền trên thị trường đã hạn chế đầu tư vào cổ phiếu mang tính đầu cơ và tăng nóng trong nửa đầu năm mà tập trung hơn vào các DN làm ăn ổn định, có vị thế vững chắc trong nền kinh tế.
Một vấn đề nhức nhối nữa cho Trung Quốc lúc này đó là phải bỏ ra bao nhiêu tiền của để cứu thị trường chứng khoán.
Giới chức nước này đã đề nghị các công ty môi giới góp 100 tỷ NDT (15,7 tỷ USD) vào quỹ cứu trợ thị trường, đồng thời tăng mua lại cổ phiếu.
Ngày 25/8/2015, Tờ “Bình luận quân sự” (Nga) đã cho đăng bài viết với tiêu đề như trên của học giả Nga Igor Kabardin. Xin được giới thiệu tiếp bài viết này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự