Nạn nhân tiếp theo của đà bán tháo chứng khoán toàn cầu có thể là thị trường M&A đang hứa hẹn bùng nổ.

Theo hãng tin Bloomberg, nhiều ngân hàng trung ương tại Châu Á đã sẵn sàng can thiệp để bình ổn sự biến động trên thị trường, vốn đang khiến chứng khoán và tiền tệ bị ảnh hưởng mạnh.
Những nhận định này được đưa ra sau khi thị trường chứng khoán Châu Á có một phiên giao dịch tồi tệ. Riêng thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm 8,5% trong ngày 24/5, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2007. Hành độn bán ra trên các thị trường được chuyên gia nhận định là do kinh tế Trung Quốc giảm tốc và động thái điều chỉnh quy chế tỷ giá ngày 11/8.
Chuyên gia kinh tế trưởng Alicia Garcia Herero về Châu Á Thái Bình Dương tại Natixis nhận định việc chứng khoán giảm mạnh không phải là nguyên nhân chủ yếu khiến các ngân hàng trung ương hành động mà là những tác động lan tỏa khiến các đồng tiền giảm giá.
Thống đốc Raghuram Rajan của Ấn Độ cho biết ngân hàng trung ương không có nghĩa vụ giải cứu thị trường chứng khoán nhưng sẽ can thiệp để hỗ trợ đồng Rupee.
Tại Hàn Quốc, các nhà hoạch định chính sách đang có kế hoạch hành động nhằm bình ổn thị trường tài chính. Tình hình căng thẳng với Bắc Triều Tiên đã làm gia tăng rủi ro rút vốn cũng như bất ổn trên thị trường. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) nhận định mục tiêu bình ổn thị trường là vô cùng quan trọng, đồng thời cho biết đang kiểm soát chặt chẽ những rủi ro đến từ bên ngoài và có thể đưa ra những biện pháp đối phó nếu cần thiết.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye cũng đã yêu cầu các quan chức theo dõi chặt chẽ thị trường và ngăn chặn sự "lo lắng" của các nhà đầu tư liên quan đến tình hình chính trị với Bắc Triều Tiên.
Một số quốc gia như Việt Nam đã có động thái giảm giá đồng tiền trước việc phá giá Nhân dân tệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng trung ương đều đồng ý với hành động giảm giá đống tiền.
Thống đốc Agus Martowardojo của Indonesia cho biết ông sẽ không theo các quốc gia khác trong cuộc chiến giảm giá đồng tiền cũng như có hành động đối với tỷ giá đồng Rupiah.
Tương tự, Bộ trưởng Tài chính Phillipin Cesar Purisima cảnh báo việc sử dụng tỷ giá nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có thể kích thích một cuộc chiến giảm giá đồng tiền trong khu vực.
Những diến biến phức tạp của thị trường Châu Á diễn ra trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhiều khả năng sẽ nâng lãi suất trong năm nay.
Bộ trưởng Tài chính Australia Joe Hockey nói rằng FED càng sớm đưa ra những dấu hiệu về thời điểm nâng lãi suất thì càng tốt cho việc giải quyết sự bất ổn trên thị trường chứng khoán.
Ngày thứ hai đen tối (24/8) của chứng khoán Trung Quốc, chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương đã giảm điểm phiên thứ 7 liên tiếp, tỷ lệ tín dụng tại Châu Á tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2009 và hàng loạt đồng tiền trong khu vực đang ở mức thấp so với USD.
Tình trạng đồng tiền ở mức thấp so với đồng USD tại Châu Á đang gia tăng rủi ro rút vốn khỏi các thị trường và làm tăng chi phí thanh toán các khoản vay bằng ngoại tệ.
Nạn nhân tiếp theo của đà bán tháo chứng khoán toàn cầu có thể là thị trường M&A đang hứa hẹn bùng nổ.
Theo Goldman Sachs, thị trường tài chính và hàng hóa thế giới có thể gặp khó khăn nhưng nguy cơ suy thoái là không cao. Đặc biệt, ngân hàng này vẫn có đánh giá tích cực đối với thị trường chứng khoán các nước phát triển trong 6-12 tháng tới.
Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ báo cáo đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc nhận đầy đủ hồ sơ báo cáo của công ty.
Phiên giao dịch hôm qua được giới phân tích so sánh với "Ngày thứ Hai đen tối" năm 1987, khi Dow Jones mất tới hơn 22%.
Chỉ số Shanghai Composite hạ 5,4%, xuống 3.037,13 điểm sau khi mở cửa sáng nay. Ngược lại, các thị trường khác tại châu Á lại có dấu hiệu phục hồi.
Ông Lê Đức Khánh cho rằng VnIndex sẽ có khả năng “ngừng rơi” khi chạm vùng kháng cự 500- 515 điểm và nhà đầu tư không nên bán bằng mọi giá lúc này.
Với tác động kép từ điều chỉnh tỷ giá và thị trường giảm sâu, tài sản ròng của một số quỹ lớn như VinaCapital VOF, VEIL, VNM ETF đã bốc hơi cả chục triệu USD trong 2 phiên giao dịch ngày 19-20/8.
Một cơ chế tỷ giá linh hoạt theo thị trường, giảm bớt kiểm soát dòng vốn sẽ luôn được trông đợi từ các đối tác khi muốn đầu tư vào Việt Nam.
"Ngày thứ Hai đen tối" là tất cả những gì nhà đầu tư gọi tên phiên giao dịch hôm nay, ngày 24/8. Vn-Index giảm 29,37 điểm, xuống mốc 526,93 trong khi HNX-Index giảm 5,81%, xuống 73,09 điểm, kéo lùi đà tăng của thị trường suốt 8 tháng qua.
Thống kê của chúng tôi cho thấy, khối ngoại bán ròng gần 700 tỷ đồng tuần qua. So với quy mô vốn ngoại trên thị trường chứng khoán Việt hiện khoảng 12-13 tỷ USD thì con số bán ròng tuần qua không phải quá sốc. Bán ròng của khối ngoại hiện tại nhiều khả năng mang tính kỹ thuật hơn là tính chiến lược của một quỹ nào đó.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự