Mùa ĐHCĐ 2016 đang diễn ra và những DN có chính sách chi trả cổ tức cao vẫn được nhiều nhà đầu tư quan tâm, thu hút mạnh dòng tiền đầu tư.

Hãng tin Bloomberg cho biết các quỹ đầu tư trên thị trường sơ khai, từ Thụy Điển đến Hồng Kông, đều đang chờ để rót thêm tiền vào thị trường cổ phiếu Việt Nam khi định giá đang ở mức thấp và kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhất trong gần một thập kỷ.
Các quỹ Coeli Asset Management có trụ sở Thụy Điển và Asia Frontier Capital tại Hồng Kông cho biết, họ dự định sẽ mua thêm cổ phiếu trong năm 2016 khi đầu tư trực tiếp nước ngoài đang đạt mức cao kỷ lục và các hiệp định thương mại tự do dự kiến sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Trong khi đó, quỹ Tundra Fonder cho biết họ muốn mua cổ phiếu các công ty hàng tiêu dùng, công nghiệp và xây dựng.
Chứng khoán Việt Nam hiện đang đứng ở mức thấp sau khi suýt bước vào “thị trường con gấu” vào tháng 1/2016 khi lãi suất của Mỹ tăng và đợt bán tháo trên thị trường mới nổi khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài rút ra. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng 6,7% trong năm nay - thuộc mức cao nhất trên thế giới – khi nhu cầu nội địa và đầu tư nước ngoài tăng.
Trong một báo cáo công bố ngày 22/2, HSBC đã tỏ ra lạc quan về Việt Nam, cho rằng mức định giá thấp và sức kháng cự tốt của nền kinh tế đang biến Việt Nam thành “một điểm sáng hiếm hoi”.
Ông James Bannan, nhà quản lý quỹ đầu tư tại hãng Coeli Asset Management, cho biết quỹ của ông sẽ tiếp tục phân bổ thêm vốn vào thị trường Việt Nam.
“Chúng tôi thích ngành tiêu dùng, vì ngành này sẽ hưởng lợi do thu nhập tăng đáng kể khi các công nhân chuyển từ các nhà máy nội địa sang các doanh nghiệp liên quan đến FDI,” ông James Bannan cho biết. "Chúng tôi vẫn rất lạc quan về triển vọng của Việt Nam."
Quỹ của ông James Bannan đã nâng lượng cổ phần nắm giữ tại Việt Nam trong năm 2015 khi chỉ số VN-Index tăng 6,1%, và hiện đã đầu tư 14% giá trị của quỹ vào thị trường Việt Nam - một trong những nơi được phân bổ vốn lớn nhất của quỹ. Đầu tư của quỹ ở Việt Nam mang lại 27% lợi nhuận tính theo giá trị đồng USD trong năm ngoái.
Còn theo ông Andreas Vogelsanger, giám đốc điều hành Quỹ AFC Vietnam Fund của Asia Frontier Capital, các hiệp định thương mại và dòng vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam là lý do khiến chứng khoán Việt Nam sẽ hoạt động tốt hơn thị trường chung của châu Á. Giá trị quỹ AFC Vietnam Fund đã đã tăng hơn 40% giá trị kể từ khi thành lập 2 năm trước.
Ông Shamoon Tariq, một người quản lý tiền tệ có trụ sở tại Stockholm, lại cho rằng chi tiêu của người tiêu dùng và việc tái cơ cấu sẽ củng cố sự phục hồi kinh tế của Việt Nam. Cổ phiếu của Vinamilk, doanh nghiệp niêm yết lớn nhất của Việt Nam, đã tăng 13% trong tháng qua, còn cổ phiếu của công ty xây dựng PTL (CTCP Đầu tư Hạ tầng Petro Capital) cũng tăng tới 36%.
Chứng khoán Việt Nam đã tăng 8,5% kể từ mức thấp ghi nhận ngày 21/1, chạm ngưỡng trung bình động 100 ngày, ngay cả khi Việt Nam sắp có sự thay đổi về bộ máy lãnh đạo sau kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc vừa qua, gây ra những lo ngại ban đầu về việc liệu bộ máy mới có đẩy nhanh nỗ lực tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và mở cửa hơn nữa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài.
Theo ông Bannan, bất kỳ sự không ổn định nào về chính trị sẽ đều có tác động tiêu cực đến thị trường. Tuy nhiên, ông cho biết quỹ của ông không có ý định đầu tư vào những công ty hoặc những ngành ảnh hưởng quá mức đến sự thay đổi của chính phủ.
Thang Uong, một nhà quản lý danh mục tại hãng Manulife Asset Management (Việt Nam), lại tỏ ra hứng thú với cổ phiếu các công ty logistics và tiêu dùng. Ông cho rằng rủi ro lạm phát và sự mất giá hơn nữa của đồng VND sẽ gây lo ngại cho nhà đầu tư. Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá 3 lần trong năm 2015 để thúc đẩy xuất khẩu sau khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ.
Vốn đầu tư nước ngoài giải ngân đã tăng lên mức kỷ lục 14,5 tỷ USD năm ngoái, trong khi vốn cam kết tăng 12,5%. Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc hồi tháng 5/2015, và đã cùng Liên minh châu Âu phê chuẩn một thỏa thuận thương mại tự do mới trong tháng 12/2015. Việt Nam cũng sẽ thảo luận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm nay, trong đó sẽ thực hiện cắt giảm hàng rào thuế quan đối với một loạt các mặt hàng, từ xe hơi cho tới gạo.
Ông Vogelsanger đánh giá Việt Nam cho đến nay đã ký các thỏa thuận thương mại tự do nhất trong khu vực và do đó có vị trí thế rất riêng, đặc biệt lại là một trong những nước có chi phí sản xuất thấp nhất trên thế giới.
"Chúng tôi kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục hoạt động tốt hơn so với các thị trường mới nổi và các thị trường ở châu Á và dòng vốn vào Quỹ AFC Vietnam Fund của chúng tôi sẽ tăng", ông Vogelsanger nói.
Trung Nghĩa
Theo Bloomberg/Người đồng hành
Mùa ĐHCĐ 2016 đang diễn ra và những DN có chính sách chi trả cổ tức cao vẫn được nhiều nhà đầu tư quan tâm, thu hút mạnh dòng tiền đầu tư.
Khoản đầu tư của CFR International SPA hiện có giá trị 730 tỷ đồng, gấp 4 lần vốn bỏ ra ban đầu, đó là chưa kể 78 tỷ đồng cổ tức đã nhận được trong 4 năm nắm giữ.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang được định giá P/E khoảng 11 lần, trong quá khứ thời điểm xấu nhất (năm 2011) P/E khoảng 8-9 lần. Do đó, do để P/E từ 11 xuống 8-9 là rất khó trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Trái ngược với triển vọng kinh tế ảm đạm của Trung Quốc, tiêu dùng nội địa và đầu tư nước ngoài gia tăng là những nhân tố thúc đẩy nhà đầu tư rót tiền vào Việt Nam.
2 lần chạm ngưỡng 570 điểm gần nhất, VnIndex đã không thể vượt qua ngưỡng cản 580 điểm. Lần này, thị trường đang được trợ lực mạnh từ giao dịch khối ngoại và dưới đây có thể là những lý do nhà đầu tư không cần quá lo lắng dù thị trường đã tăng mạnh thời gian qua.
Về chỗ, cúi đầu xuống, cơn sốt này sẽ qua nhanh thôi! Hãy tiếp tục chạy đi.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một tuần giao dịch khá tích cực khi cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index đều có những phiên tăng điểm khá mạnh.
Sự hỗn loạn của thị trường Trung Quốc đã làm nhiều nhà đầu tư trên toàn thế giới đứng ngồi không yên nhưng George Jiang đã nhìn thấy cơ hội khi bất ổn nổ ra. Quỹ Golden China Fund thu về 22% lợi nhuận.
Ông Liu Shiyu, người từng là phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và mới được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trung Quốc (CSRC) cuối tuần qua, sẽ phải gánh vác một nhiệm vụ khó khăn, nhất là việc đáp ứng được kỳ vọng lớn mà hàng triệu nhà đầu tư nhỏ đang khốn đốn vì cổ phiếu mất giá đặt vào ông.
Các chuyên viên phân tích của các công ty chứng khoán thường đưa ra nhận định dựa trên quan hệ của anh ta với ban lãnh đạo công ty.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự