Việc 125 ha đất thuộc khu E, khuđô thị Nam TP.HCM bị vướng quy hoạch “treo” suốt 22 năm qua sẽ được nêura tại kỳ họp HĐND TP ngày 19-4.

Hàng loạt ngôi nhà liền kề trị giá hàng tỷ đồng bị bỏ hoang phế, rêu mốc là những gì đang diễn ra tại khu đô thị Văn Phú (Hà Đông).
Khu đô thị mới Văn Phú nằm tại trung tâm quận Hà Đông, Hà Nội do CTCP Đầu tư Văn Phú - Invest làm chủ đầu tư. Được khởi công năm 2007, khu đô thị Văn Phú (quận Hà Đông) rộng 94 ha được thiết kế theo mô hình đô thị phức hợp hiện đại, gồm các khu nhà liền kề, biệt thự thông tầng, các tòa cao tầng và công trình xã hội.
Vào thời kỳ bất động sản đang "nóng sốt" những căn nhà liền kề có giá gần chục tỷ này là mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại khu biệt thự này lại được mệnh danh là "khu đô thị ma" khi rất vắng bóng người ở.
Các căn biệt thự tại đây đã được bàn giao cho khách hàng từ năm 2011. Tuy đã hoàn thiện trong suốt 5 năm qua nhưng nhiều căn nhà tại khu đô thị này đang trong tình trạng không người ở bị bỏ hoang hóa, hoen rỉ, xuống cấp.
Mới đây, vụ nổ kinh hoàng vào chiều ngày 19/3 khiến ít nhất 5 người chết và nhiều người bị thương tại khu nhà liền kề thuộc khu đô thị Văn Phú đang đặt ra trách nhiệm của chủ đầu tư cũng như cơ quan chính quyền trong việc quản lý các nhà bỏ hoang.
Vụ nổ xảy ra tại nhà số 15 thuộc khu nhà liền kề thấp tầng TT19 vốn được người dân thuê lại để kinh doanh sắt vụn
Theo thông tin ban đầu, nguyên nhân xảy ra vụ nổ là do chủ cửa hàng thu mua phế liệu đã cưa vật liệu nổ
Theo quan sát của chúng tôi, nhiều khu liền kề, biệt thự tại khu đô thị Văn Phú dù đã bàn giao được 5 năm nhưng vẫn đóng cửa cài then bỏ hoang.
Một số căn biệt thự bỏ hoang được chủ nhà cho thuê lại để kinh doanh, buôn bán những mặt hàng như vật liệu xây dựng, văn phòng nhà đất hay làm nơi thu mua đồng nát, phế liệu...
Bao trùm lên khu đô thị là những dãy nhà im lìm trong nhiều năm đã bắt đầu xuống cấp, rêu mốc phủ xanh những bức tường trắng của những căn biệt thự có giá gần chục tỷ đồng
Khu đô thị Văn Phú vẫn được người dân xung quanh gọi là "khu đô thị ma" bởi vì sự lạnh lẽo, vắng vẻ của nó
Bên cạnh những căn biệt thự lác đác có người dọn đến, nhiều căn biệt thự tỷ đô tại đây trở thành nơi nuôi nhốt gà
Khu nhà liền kề nằm trong KĐT Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) được tận dụng làm nơi thu mua sắt vụn đã được báo chí phản ảnh vài năm trở lại đây (ảnh tư liệu)
Trao đổi với báo chí ngày 20/3, ông Nguyễn Văn Hoa - Chánh Văn phòng Cty CP Đầu tư Văn Phú– Invest chủ đầu tư của khu đô thị Văn Phú cho rằng, các khu nhà liền kề, khu biệt thự bỏ hoang không người sử dụng đều đã có chủ sở hữu.
“Các khu nhà này chủ đầu tư đã bán cho khách hàng và họ đã được cấp sổ đỏ. Việc chủ nhà giờ cho thuê để người khác kinh doanh là trách nhiệm của họ, còn việc quản lý là do cơ quan chức năng", ông Hoa nhấn mạnh
Trong khi đó ông Nguyễn Văn Chính-Phó chủ tịch UBND phường Phú La cho biết, hiện khu đô thị mới Văn Phú chưa được chủ đầu tư bàn giao cho chính quyền quản lý.
"Trách nhiệm chính quản lý địa bàn là phải chủ đầu tư vì họ đã bàn giao cho chính quyền quản lý đâu. Hơn nữa họ bán nhà họ kinh doanh dịch vụ thì phải có trách nhiệm với khách hàng”, vị cán bộ phân tích.
Theo ông Chính, nhiều lần chính quyền đã nhắc nhở chủ đầu tư, ban quản lý dự án khu đô thị về việc chủ nhà cho thuê làm nơi trung chuyển, kinh doanh “đồng nát”, nhất là những mặt hàng kinh doanh dễ gây cháy nổ.
Thực tế vụ nổ kinh hoàng xảy ra tại khu nhà liền kề thuộc khu đô thị Văn Phú một lần nữa gióng hồi chuông cảnh báo về trách nhiệm quản lý những khu biệt thự hoang của chủ đầu tư.
Việc 125 ha đất thuộc khu E, khuđô thị Nam TP.HCM bị vướng quy hoạch “treo” suốt 22 năm qua sẽ được nêura tại kỳ họp HĐND TP ngày 19-4.
Một dự án xây dựng khu tái định cư (TĐC) có tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỉ đồng, đã hoàn thành môt số block, nhưng đến nay số lượng dân nhận nhà và dọn về sống rất ít. Trong khi đó, toàn bộ dự án này đang bắt đầu có dấu hiệu sụt lún, xuống cấp nghiêm trong.
Theo dự báo của T.S Lê Xuân Nghĩa, hiện nay thị trường BĐS phát triển ổn định chưa thể có bong bóng trong 5 năm tới. Từ năm 2019 trở đi, cầu bất động sản sẽ nhiều hơn cung.
Một số công ty bất động sản đang rục rịch tìm vốn ngoại trước khi Thông tư 36 sửa đổi có hiệu lực khiến nguồn tín dụng cho bất động sản không còn dồi dào.
Thay vì trực tiếp đền bù giải phóng mặt bằng, các công ty bất động sản dùng chiêu liên kết, thâu tóm hoặc mua cổ phần của các đối tác nhằm gia tăng quỹ đất một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Gói 30 ngàn tỷ sắp khép lại, tuy nhiên tại nhiều sàn BĐS tại Hà Nội, nhân viên môi giới vẫn hứa giúp khách mua nhà vay được gói tín dụng này đơn giản, nhanh chóng, khiến nhiều người vô cùng phân vân.
Tòa nhà này sẽ là nơi trung tâm nghiên cứu của Tập đoàn Samsung, thu hút khoảng 4.000 nhân lực chất lượng cao vào làm việc.
Nhân sự kiện đạt 4 giải thưởng BĐS, Flamingo Đại Lải Resort tặng 100 xe hơi Mercedes cho 100 khách hàng đầu tiên sở hữu biệt thự Luxury Golf Villa và 50 chỉ vàng SJC khi sở hữu biệt thự Hoàng Oanh, Hilltop…
Suốt 8 năm qua, Sông Đà Thăng Long "sa lầy" tại đại dự án Usilk City. Chủ đầu tư đã hứa thật nhiều và cũng thất hứa thật nhiều khiến khách hàng không còn niềm tin tại dự án này.
Dù giá thép có tăng nhưng khả năng các doanh nghiệp BĐS tăng giá ồ ạt theo là hiếm bởi thị trường mới vừa hồi phục, doanh nghiệp tăng giá sẽ như tự "lấy dao cắt chân mình".
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự