Trong 2 tháng gần đây, lượng giao dịch căn hộ tại Tp.HCM và Hà Nội bắt đầu chững lại và có chiều hướng giảm sau khi lập đỉnh hồi tháng 8/2015.

Nhiều thành phố “ma” có thể sắp xuất hiện ở khắp Trung Quốc do làn sóng ồ ạt xây dựng các khu đô thị mới sau khi chính quyền nước này lên kế hoạch “khủng” nhằm phát triển nhà ở cho khoảng 3,4 tỷ người dân, vượt xa dân số nước này, trang mạng The Diplomat đưa tin.
Trang mạng The Diplomat trích dẫn các báo cáo của hãng tin Tân Hoa Xã và một mạng thông tin độc lập Thepaper.cn nhấn mạnh kế hoạch xây dựng các khu đô thị mới của Trung Quốc đang vượt khỏi tầm kiểm soát vì các tỉnh và thành phố đều lên kế hoạch phát triển khu đô thị mới.
Các khu đô thị mới sẽ cung cấp nhà ở cho khoảng 3,4 tỷ người, con số này vượt xa nhu cầu nhà ở thực tế của người dân Trung Quốc vì dân số nước này khoảng 1,4 tỷ người.
Hãng tin Tân Hoa Xã cho biết, một cuộc khảo sát trên 156 thành phố cấp địa phương và 161 thành phố cấp trung ương tại 12 tỉnh thành cho thấy chính quyền nơi đây đã có kế hoạch xây dựng 55 khu đô thị mới, đặc biệt trong đó có một địa phương xây lên kế hoạch xây dựng 13 khu đô thị mới. Điều đáng nói là có đến 90% thành phố cấp địa phương đang xây dựng các khu đô thị mới.
Vấn đề mất kiểm soát trong việc phát triển các khu đô thị mới không phải là mới. Trước đó vào năm 2013, tờ Nhân dân Nhật báo cũng cảnh báo trào lưu xây dựng các thành phố mới với kỳ vọng là các khu đô thị mới sẽ được người dân đến sinh sống và lấp đầy. Thông thường các thành phố lớn sẽ hút các khu vực nhỏ xung quanh và phát triển rộng ra sau đó, nhưng ở Trung Quốc nhiều trường hợp các thành phố, khu đô thị lại phát triển quá khổ và không có người ở.
Hơn nữa, diện tích đất lấy ra để xây dựng các khu đô thị cũng gia tăng chóng mặt. Lấy đơn cử một tỉnh ở phía Tây Trung Quốc đề xuất xây dựng 3 khu đô thị và 5 thành phố mới, các công trình này choán diện tích gấp 7,8 lần diện tích lúc đầu. Trịnh Châu là thủ phủ của tỉnh Hà Nam, miền Trung của Trung Quốc có diện tích 132 km2, nhưng tỉnh này đề xuất phát triển quận đô thị có diện tích lên đến 150 km2.
Theo Tuân Hoa Xã, xu hướng phát triển các khu đô thị đang lan nhanh ra các tỉnh đến các thành phố địa phương có quy mô nhỏ hơn cùng với các dự án xây dựng đã đẩy giá nhà đất nơi đây tăng vọt. Zhou Yixing, giáo sư Đại học Bắc Kinh và là cố vấn Cục Kế hoạch phát triển đô thị Trung Quốc, cho biết phần lớn các nguồn lực và con người đều tập trung hầu hết ở các thành phố lớn và việc phát triển các khu đô thị trên đã không có sự kết hợp với các thành phố nhỏ hơn và tự phát. Nếu các thành phố lớn phát triển mà không kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các hệ lụy như tắc nghẽn giao thông sẽ trở nên tồi tệ.
Dai Jifeng, phó giám đốc Viện giao thông đô thị trực thuộc Viện Hàn lâm Thiết kế và Kế hoạch đô thị cho hay, một cuộc khảo sát gần đây trên 288 thành phố địa phương tại Trung Quốc thì có tới 164 thành phố phải xây đường vành đai để giảm thiểu ùn tắc giao thông. Thậm chí, một vài thành phố ban đầu chưa có triển hệ thống giao thông, sau đó mới phải phát triển các đường vành đai. Vấn đề về nhu cầu giao thông thường không được quan tâm, theo ông Jifeng.
Shi Nan, phó chủ tịch Hiệp hội Các nhà quy hoạch thành phố và quốc tế, còn chỉ ra rằng trước kia tăng trưởng kinh tế là tiêu chí để xây dựng các dự án phát triển các khu đô thị, nhưng giờ đây các khu đô thị đã phát triển quá nhanh và bằng mọi giá.
Phát biểu tại cuộc họp mới đây về Quy hoạch thành phố toàn quốc, vị chuyên gia này nhấn mạnh tới nhu cầu cấp thiết là phải nâng cao chất lượng quy hoạch các vùng đô thị-nông thôn để giải quyết bài toán phát triển đô thị. Quan trọng nhất là phải thay đổi cách tư duy về nhu cầu đô thị hiện nay.
Trong kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ 13, quy hoạch đô thị ở Trung Quốc phải tính nhiều đến yếu tố môi trường, phải lấy con người làm trung tâm và phải được hệ thống tổ chức chính quyền thừa nhận các vấn đề xã hội. Ngoài ra, phương pháp xây dựng, mật độ và quy mô đô thị có sự thay đổi lớn trong bản kế hoạch lần này, theo chuyên gia Shi.
Li Tie, giám đốc Trung tâm phát triển đô thị trực thuộc Ủy ban đổi mới và Phát triển quốc gia, phát biểu với báo giới rằng việc phát triển đô thị phải diễn ra thông qua quá trình phát triển tự nhiên hơn là các quy hoạch nhân tạo.
Trong 2 tháng gần đây, lượng giao dịch căn hộ tại Tp.HCM và Hà Nội bắt đầu chững lại và có chiều hướng giảm sau khi lập đỉnh hồi tháng 8/2015.
Tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đến thời điểm này tăng trên 12%. Lãi suất huy động tăng nhẹ tại một số nhà băng và có dấu hiệu huy động ít hơn cho vay ra. Xuất hiện cảnh báo tăng trưởng tín dụng nóng, nhất là dòng tiền đang đổ vào bất động sản (BĐS).
Nhiều công ty địa ốc thuộc ngành dầu khí đang sở hữu quỹ đất lớn, trong đó đáng kể là IDICO, Công ty dầu khí Đông Đô.
Giao dịch BĐS tăng 50%, tồn kho BĐS giảm một nửa, số doanh nghiệp BĐS được thành lập mới tăng gần 80%...là những con số đáng mừng của thị trường BĐS trong thời gian vừa qua
Phân khúc căn hộ cao cấp tại Hà Nội những tháng cuối năm nay sẽ tiếp tục đón nhận nguồn cung căn hộ rất lớn đến từ nhiều dự án mới. Nguồn cung tuy nhiều nhưng giá được dự báo sẽ có xu hướng tăng nhẹ.
Tuy nhiên, sau sự việc tại Dự án 8B Lê Trực, cũng như các sự cố xảy ra tại một số dự án của Công ty Tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên, yêu cầu siết lại các dự án đầu tư bất động sản vi phạm lại được nhắc đến.
Trong giai đoạn 2016-2020, thị trường BĐS được nhận định sẽ tiếp tục ổn định và phát triển. Những dự án có vị trí đẹp, chất lượng tốt, dịch vụ tối ưu sẽ thành dòng sản phẩm hút khách hàng.
Theo báo cáo mới nhất từ Công ty tư vấn nghiên cứu thị trường JLL, giá bán của phân khúc căn hộ và đất nền tại TP.HCM và Hà Nội vẫn tiếp tục tăng trong quý 3 vừa qua.
Họ thích mua những căn phòng ở tầng thấp và những khu chung cư mới. Họ không mấy khi ngó ngàng đến các nhà nghỉ ven biển mà chỉ thích đầu tư vào những khu căn hộ hoặc villa đắt tiền. Và họ luôn trả bằng tiền mặt.
Theo công ty JLL, tại Việt Nam đang có sự tăng trưởng ngoạn mục trong hoạt động M&A suốt 12 tháng qua và vẫn đang tiếp tục xu hướng gia tăng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự