Mạo danh chủ đầu tư, vẽ dự án để bán là những chiêu lừa đảo đã có từ lâu. Tuy nhiên, trên thị trường BĐS hiện nay xuất hiện thêm hàng loạt những chiêu lừa đảo mới tinh vi hơn.

Thông tin 77 dự án tại TP.HCM đang bị thế chấp ngân hàng đang gây tâm lý hoang mang với nhiều khách hàng. Tuy nhiên, đây có phải điều đáng ngại và người dân cần phải làm gì khi biết chuyện này?
Trong 1 buổi hội thảo về bảo vệ quyền lợi người mua nhà mới đây, nhiều doanh nghiệp và nhà quản lý đều nhìn nhận thực tế, khoảng 90% các dự án bất động sản hiện nay đều thế chấp để vay vốn xây dựng. Ông Nguyễn Anh Đào, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư VietHome, đặt nghi vấn, nếu khi công bố mà hầu hết dự án đều thế chấp thì có giải quyết được vấn đề gì hay không?
“Cái gốc của vấn đề là phải làm sao có hành lang pháp lý chặt chẽ giữa chủ đầu tư, ngân hàng và khách hàng. Nếu chủ đầu tư vay nhưng vẫn làm tốt và có thêm nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ thì càng có lợi cho khách hàng. Nếu việc công bố thông tin không khéo léo có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực” - ông Đào đánh giá.Ở góc độ pháp lý, Luật sư Trần Thái Bình, Công ty Luật LNT & Partner, cho rằng, công bố thông tin để làm minh bạch thị trường là tốt. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần là nói dự án nào, của ai, thế chấp ở đâu, từ lúc nào… như các thông tin vừa qua của cơ quan chức năng thì chỉ có hại nhiều hơn là có lợi.
“Theo quy định pháp luật thì chủ đầu tư được phép thế chấp dự án hình thành trong tương lai để vay vốn. Qua đó, ngân hàng cũng đã có thẩm định tính khả thi của dự án rồi mới cho vay. Do vậy, chủ đầu tư có thế chấp dự án hay không, không phải điều đáng lo ngại. Điều người dân cần biết là căn hộ họ mua có bị thế chấp hay không?
Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản đã quy định, chủ đầu tư dự án trước khi bán nhà hình thành trong tương lai, phải nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng để cơ quan này xác nhận đáp ứng đủ điều kiện huy động vốn. Trước khi bán căn hộ, chủ đầu tư cũng phải làm thủ tục giải chấp căn hộ đó tại ngân hàng và phải có ngân hàng bảo lãnh. Do vậy, quy định pháp luật hiện rất chặt chẽ trong việc này.
Những người đã mua nhà hoặc sắp mua nhà nên làm việc với chủ đầu tư, yêu cầu họ cung cấp văn bản của cơ quan chức năng hoặc văn bản của ngân hàng, nơi chủ đầu tư thế chấp dự án, chứng minh căn hộ của họ không bị thế chấp. Còn chuyện chủ đầu tư thế chấp những phần còn lại, theo quy định, không phải là yếu tố đáng quan ngại” - Luật sư Bình phân tích.
Một thực tế khác đang diễn ra là, có chủ đầu tư phải thế chấp dự án, để làm thủ tục bảo lãnh cho khách hàng, theo quy định của Điều 5, Luật Kinh doanh Bất động sản, nhưng không vay vốn. Ông Lê Hoàng Châu, dẫn trường hợp của Công ty Gia Hòa, chủ đầu tư dự án The Art (Q.9) là ví dụ điển hình. Đến nay, dự án vẫn thi công với tiến độ tốt dù không vay vốn, đó là tín hiệu tốt. Nhưng khách hàng chỉ nghe loáng thoáng dự án đang thế chấp mà không nắm thông tin cụ thể thì họ có thể nghĩ khác.
“Việc chủ đầu tư thế chấp dự án là điều hết sức bình thường và nên chủ động công khai chi tiết, tránh trường hợp công bố thế chấp nhưng không rõ là thế chấp phần nào. Điều này hoàn toàn không phải là tiêu chí đánh giá uy tín năng lực của chủ đầu tư mà phải xem thực tế các dự án họ đã và đang triển khai.
Mặt khác, dự án đã thế chấp không có nghĩa là chủ đầu tư không được bán. Ngân hàng cũng cần thu về dòng tiền, nên nếu ngân hàng cho phép chủ đầu tư bán và kiểm soát dòng tiền này thì chủ đầu tư vẫn được phép bán. Do vậy, khách hàng hoàn toàn yên tâm, khi chủ đầu tư thực hiện việc huy động vốn theo đúng quy định” - ông Châu nói.
Theo Quốc Tuấn - Vietnamnet
Mạo danh chủ đầu tư, vẽ dự án để bán là những chiêu lừa đảo đã có từ lâu. Tuy nhiên, trên thị trường BĐS hiện nay xuất hiện thêm hàng loạt những chiêu lừa đảo mới tinh vi hơn.
Một công trình “khủng” khi chưa có giấy phép xây dựng bổ sung, nhưng chủ đầu tư vẫn cho công nhân thi công xây dựng rầm rộ. Mặc dù đã bị cơ quan chức năng “tuýt còi” bằng quyết định xử phạt nhưng chủ đầu tư vẫn làm ngơ!.
Hồng Kông tiếp tục giữ kỷ lục là thành phố có giá nhà đất đắt đỏ nhất thế giới. Hồng Kông cũng là nơi có nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản cao nhất thế giới vì giá nhà đất hiện cao gấp 19 lần so với thu nhập của người dân.
Chọn cách thưởng tết bằng tiền mặt, nhiều đại gia BĐS Trung Quốc đã khiến không ít người phải "mắt tròn mắt dẹt" khi xếp tiền thưởng của nhân viên thành núi.
Theo khảo sát từ hơn 16.000 tin đăng bán và cho thuê chung cư trên ChợTốt.vn tại TP. HCM và Hà Nội trong quý 4 năm 2015.
Du lịch ven biển đang trở nên thu hút hơn nhờ sự cải thiện về cơ sở hạ tầng của các thành phố ven biển từ Hải Phòng cho đến Tp.HCM. Thêm vào đó, nhiều dự án nghỉ dưỡng đầu tư vào các khu vực này còn nhờ chính sách nới lỏng luật chơi tại sòng bài cho người Việt Nam.
Quốc hội Myanmar vừa thông qua Luật quản lý chung cư (condominium) tại nước này. Theo đó, chủ đầu tư có quyền bán tối đa 40% số căn hộ trong tòa nhà cho người nước ngoài.
Giá nhà ở Hồng Kông đã tăng 370% kể từ năm 2003 cho tới khi đạt đỉnh vào tháng 9 năm ngoái...
LTS: Năm 2015, hoạt động của doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) có nhiều khởi sắc, nhiều khu nhà ở đã được tái khởi động. Cục phó Cục Quản lý nhà (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Khởi đánh giá, năm 2016 này, với hành lang pháp lý mới, tương đối hoàn chỉnh, thị trường BĐS sẽ phát triển theo chiều sâu.
So với những chu kỳ trước đây, sự phục hồi của thị trường BĐS lần này mang nhiều nét khác biệt. Đến thời điểm hiện nay, song hành với tốc độ hấp thụ ngoài thị trường, các chuyên gia cũng bắt đầu “gióng lên hồi chuông” cảnh báo về bong bóng có khả năng xuất hiện sớm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự