tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Những vụ tranh chấp chung cư “nóng bỏng” nhất năm 2015

  • Cập nhật : 21/12/2015

(Bat dong san)

Theo Sở Xây dựng Tp.HCM, tranh chấp công tác bảo trì phần sở hữu chung, hoạt động của ban quản trị (BQT) nhà chung cư và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong quá trình bàn giao và vận hành nhà chung cư trên địa bàn trong năm nay đã đến mức báo động.

cu dan cam bang-ron phan doi tai mot du an chung cu.

Cư dân cầm băng-rôn phản đối tại một dự án chung cư.

Tóm tắt

Qua nhiều đợt thanh kiểm tra các dự án chung cư trên địa bàn, theo Sở Xây dựng phần lớn các cuộc tranh chấp 3 bên là cư dân, ban quan trị và chủ đầu tư đều liên quan lớn đến phí bảo trì. Mỗi bên đều có những quan điểm khác nhau, lập tức dẫn đến mâu thuẫn kéo dài dai dẳng.

Phí bảo trì: Cuộc chiến không cân sức

Trong đợt thanh kiểm tra năm 2015 với 30 dự án chung cư đã và đang hoàn thiện, Sở Xây dựng cho biết có 8/30 chung cư không có quỹ kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung; có 15/26 chung cư mà chủ đầu tư chưa bàn giao quỹ kinh phí bảo trì 2% cho BQT; có 8/30 chung cư có tranh chấp về quyền sở hữu chung, riêng; và có 19/30 chung cư trong danh sách kiểm tra có vi phạm xây dựng, nhất là tự ý xây thêm tầng, thay đổi thiết kế, nới rộng diện tích căn hộ so với thiết kế ban đầu được duyệt.

Chính vì những nguyên từ đầu năm 2015 đến nay, mà đỉnh điểm là vào thời điểm cuối năm, nhiều cuộc tranh chấp giữa cư dân, BQT và chủ đầu tư đã diễn ra trên diện rộng.

Gần đây nhất, sáng ngày 20/12, nhiều cư dân Era Town (quận 7) đã tổ chức xuống đường yêu cầu chủ đầu tư là công ty Đức Khải và Ban quản lý chung cư làm rõ việc sử dụng phí bảo trì chung cư và việc bầu Ban quản trị. Được biết, đây là lần thứ 4 cư dân tổ chức tuần hành phản đối việc thu phí bảo trì, hội nghị nhà chung cư. Theo cư dân ở đây, Ban quản lý chung cư đã không minh bạch đối với khoản tiền quỹ bảo trì ước tính lên đến hàng chục tỷ đồng.

Trước đó, trong cuộc họp với cư dân hồi tháng 9/2015 ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Đức Khải, từng thừa nhận đã trưng dụng khoản tiền phí bảo trì 2% vào mục đích kinh doanh và hứa sẽ bàn giao lại quỹ kèm lãi suất phát sinh.

Cũng liên quan đến mâu thuẫn 2% phí bảo trì, chủ đầu tư dự án 4S Riverside là công ty Trường Thành Lộc ngày 11/12 đã xảy ra mâu thuẫn lớn với nhiều cư dân. Theo phản ánh của cư dân, dự án này đã được bàn giao nhiều năm nay, nhưng hiện khoản phí bảo trì chung cư trên 5 tỷ đồng vẫn chưa được bàn giao về cho BQT.

Bà Nguyễn Thị Thanh Tùng, Phó Giám đốc kinh doanh công ty Trường Thành Lộc lý giải rằng giữa BQT và chủ đầu tư đang có sự mâu thuẫn rất lớn trong phương thức nhận phí bảo trì. theo đó, hiện trong tài khoản công ty vẫn còn số tiền 3,9 tỷ đồng là phí bảo trì đã thu, còn lại 1,4 tỷ đồng chưa thu được của cư dân. Trong khi đó, phía công ty đã nhiều lần làm việc với BQT về thực hiện quyết toán để chuyển toàn bộ số tiền này vào tài khoản BQT. Nhưng, BQT chung cư cứ khăng khăng bảo rằng không cần thiết phải thực hiện quyết toán. Do vậy, số tiền này vẫn tiếp tục “treo”!

Trước đó, ngày 5/12 hàng chục cư dân lô M thuộc chung cư Bàu Cát 2 (Tân Bình) tiếp tục biểu tình phản đối các hoạt động của BQT. Trong đó, vấn đề chính vẫn là cuộc tranh chấp dai dẳng 2% phí bảo trì giữa BQT nhiệm kỳ trước với BQT nhiệm kỳ hiện nay.

Ngoài ra, mới đây 80 hộ dân đang sinh sống tại lô L chung cư Bàu Cát 2 cũng đã yêu cầu BQT phải giải thích rõ hiện nay số tiền phí bảo trì đang năm ở đâu, còn bao nhiêu và đã được chi tiêu vào việc gì. Bên cạnh đó, trong suốt hơn 2 năm qua, tháng nào mỗi hộ dân cũng đóng 80.000 đồng/tháng, nhưng đến nay số tiền này không biết cụ thể dùng làm những việc gì…

Đại diện BQT thì giải thích rằng tiền đóng của các hộ dân hàng tháng được chi dùng cho dọn dẹp vệ sinh, thay các bóng đèn hư hỏng… Tuy nhiên, phía cư dân thì cho rằng những việc này cũng không thể nào “ngốn” hết tiền quỹ chung cư và cần một sự giải thích cụ thể.

Tiền mất, nhà cũng mất luôn!

Dành dụm, vay mượn từ nhiều nguồn với hy vọng sẽ có được một “tổ ấm”, nhưng tết năm nay hàng trăm khách hàng đã mua nhà hai dự án của công ty PVC Land và Gia Phú Land, tiếp tục ở nhà thuê.  Cho đến thời điểm hiện tại, những văn bản kêu cứu của người dân vẫn đang được các cơ quan chức năng xem xét, trong khi chủ đầu tư đã “cao chạy xa bay”.

Câu chuyện hàng trăm khách hàng “chết đứng” tại chung cư Gia Phú từng là tâm điểm chú ý của dư luận. Được biết, dự án này do Công ty Gia Phú làm chủ đầu tư, bao gồm 2 khối nhà cao 18 tầng, trong đó có 1 tầng hầm, 2 tầng làm trung tâm thương mại và 15 tầng làm chung cư với 199 căn hộ.

Từ năm 2012 – 2013, đã có hàng trăm khách hàng đóng tiền cọc, nhiều trường hợp đã đóng 100% giá trị hợp đồng, ước tính chủ đầu tư đã thu tổng cộng khoảng 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hẹn khách hàng không bàn giao nhà, vụ việc vỡ lở khi khách hàng phát hiện chủ đầu tư bán một căn hộ cùng lúc cho nhiều người. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều cuộc biểu tình, kiện tụng của khách hàng nhưng vẫn chưa có kết quả.

Một vụ lùm xùm không kém khác, đó là câu chuyện tại dự án chung cưPetroLandmark (quận 2) do Công ty cổ phần Bất động sản xây lắp Dầu khí (PVC Land) làm chủ đầu tư. Đã nhiều năm qua, hàng trăm khách hàng lỡ mua căn hộ tại dự án phải “đội đơn” đi khắp nơi để yêu cầu chủ đầu tư giao nhà.

Được biết, rất nhiều khách hàng đã đóng tiền trên 95%, thậm chí có người đóng 100% để mua căn hộ PetroLandmark, nhưng 4 năm qua dự án nằm bất động. Phía chủ đầu tư không đưa ra được câu trả lời, nhiều lần né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Một khách hàng cho chúng tôi biết, dù đã thanh toán hết cho đơn vị bán nhà hết tiền, khi chưa lập gia đình. Đến nay, con trai chị đã lên 4 tuổi nhưng chị và con vẫn ở nhà thuê bên ngoài. Sau khi vay mượn bạn bè tiền mua nhà, nhưng đòi nhà mãi không được, vợ chồng chị "dẫn" nhau ra tòa li dị.

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục