Một số doanh nghiệp địa ốc được "bêu" tên trong danh sách công bố lần đầu này, cho biết trong suốt ngày 25/7 hàng trăm khách hàng đã mua căn hộ của họ "đứng ngồi không yên" và liên tiếp "dội bom" điện thoại về công ty để hỏi thông tin.

Trong một kiến nghị khá "lạ" vừa được gửi đến UBND TP.HCM và các ban ngành của liên quan của địa phương này, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã đề xuất cho phép doanh nghiệp "siêu nhỏ" được mở văn phòng tại căn hộ chung cư, để khuyến khích phong trào khởi nghiệp trong thanh niên.
Theo văn bản do ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA ký gửi cho biết: Hiện khoản 11, Điều 6, Luật Nhà ở cấm sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở đã vô hình chung là rào cản, hạn chế điều kiện hỗ trợ khởi nghiệp cho giới trẻ.
Do vậy, Hiệp hội đề nghị sửa đổi khoản 11 điều 6 Luật Nhà ở theo hướng cho phép đăng ký kinh doanh doanh nghiệp "siêu nhỏ", có số lao động không quá 03 người được hoạt động tại căn hộ chung cư để khuyến khích phong trào khởi nghiệp.
Trên thực tế, hiện theo Luật Nhà ở 2014 và Điều 80 của Nghị định 99/2015 của Chính phủ: cấm cho thuê chung cư làm địa điểm kinh doanh, đặt chi nhánh, văn phòng giao dịch của doanh nghiệp. Điều này được cho là để tránh tình trạng sử dụng công năng căn hộ sai thiết kế, quy hoạch và đảm bảo an toàn cháy nổ, lượng người đảm bảo.
Thực tế, TP.HCM và cả Hà Nội cũng đang có tỷ lệ doanh nghiệp, văn phòng, chi nhánh công ty "đồn trú" tại chung cư nhiều nhất cả nước. Đây cũng là hai địa phương vừa quyết định xử phạt các chủ đầu tư và cả doanh nghiệp cho thuê và thuê chung cư làm văn phòng, trụ sở, chi nhánh kinh doanh.
Ngoài kiến nghị được cho là lạ và ngược như trên, HoREA đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng của TP.HCM cho phép người nước ngoài được mua, thuê mua căn hộ dịch vụ (officetel) tại nhà chung cư được xây dựng có mục đích hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Theo HoREA, hiện quy định tại khoản 3 điều 3 và khoản (2.b) điều 159 Luật Nhà ở thì người nước ngoài không được mua căn hộ dịch vụ tại nhà chung cư được xây dựng có mục đích hỗn hợp để ở và kinh doanh. Trong khi về bản chất, căn hộ chung cư và căn hộ dịch vụ (officetel) tại nhà chung cư được xây dựng có mục đích hỗn hợp để ở và kinh doanh, và đều có chức năng để ở. Do vậy, Hiệp hội kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản (2.b) điều 159 Luật Nhà ở quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua căn hộ dịch vụ.
Ngoài các kiến nghị trên, đánh giá tình hình thị trường bất động năm 2016 và xu hướng năm 2017, HoREA khuyến nghị các doanh nghiệp cần cơ cấu lại đầu tư, chuyển hướng mạnh vào phân khúc nhà ở vừa túi tiền, và cần quan tâm phát triển cả nhà cho thuê giá rẻ để phục vụ nhu cầu của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị, và người nhập cư. Việc phát triển mạnh phân khúc nhà ở vừa túi tiền sẽ giúp tái cân bằng thị trường và giảm thiểu rủi ro trong thị trường bất động sản hiện nay.
Về dự báo khả năng có hay không có "bong bóng" bất động sản trong năm 2017, HoREA nhận thấy khó có thể xảy ra bởi "bong bóng" bất động sản chỉ xảy ra khi nền kinh tế phát triển nóng. Nền kinh tế nước ta hiện vẫn đang trong giai đoạn phục hồi và tăng trưởng chậm, chưa có biểu hiện phát triển nóng. Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện chính sách tín dụng thận trọng, chặt chẽ, linh hoạt, không có hiện tượng buông lỏng tín dụng. Bên cạnh đó, dù có hiện tượng lệch pha cung - cầu về căn hộ cao cấp và căn hộ trung bình, bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch trên thị trường nhưng chưa đủ điều kiện dẫn đến "bong bóng".
Một số doanh nghiệp địa ốc được "bêu" tên trong danh sách công bố lần đầu này, cho biết trong suốt ngày 25/7 hàng trăm khách hàng đã mua căn hộ của họ "đứng ngồi không yên" và liên tiếp "dội bom" điện thoại về công ty để hỏi thông tin.
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có kết luận thanh tra (KLTT) chỉ ra nhiều sai phạm nghiêm trọng trong công tác đầu tư, đấu thầu tại Dự án Đường 5 kéo dài đoạn cầu Chui - Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng Long, TP. Hà Nội. KLTT chỉ ra những nguyên nhân chính làm dự án này bị tăng tổng mức đầu tư lên một cách chóng mặt.
Dự án nhà ở cho công nhân tại Khu công nghiệp (KCN) Lễ Môn (Thanh Hóa) có kinh phí trên 100 tỷ đồng, khi hoàn thành sẽ giải quyết chỗ ở cho khoảng 1.500 công nhân. Hiện tiến độ của dự án chẳng khác nào “rùa bò”…
Thông tin 77 dự án tại TP.HCM đang bị thế chấp ngân hàng đang gây tâm lý hoang mang với nhiều khách hàng. Tuy nhiên, đây có phải điều đáng ngại và người dân cần phải làm gì khi biết chuyện này?
Bất động sản gắn với du lịch giải trí đang trở thành thế mạnh của thị trường Đà Nẵng, khi dòng khách du lịch không ngừng tăng.
Trong quý II/2016, Việt Nam tiếp tục nhận được một lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cho những dự án mới được cấp phép và những dự án được tăng vốn. Trong 6 tháng đầu năm, có 1.145 dự án mới được cấp phép với lượng vốn FDI đăng ký lên đến 11,3 tỷ USD, tăng 105% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, lĩnh vực bất động sản thu hút 5% tổng vốn FDI.
Tăng trưởng nóng rất dễ song hành với rủi ro, bởi phân khúc căn hộ trung - cao cấp được giao dịch rất sôi động nhưng không phải do nhu cầu mà đầu tư là chính.
Nếu như trong 2 quý đầu năm, giao dịch của thị trường có phần sụt giảm thì ngay khi bước vào quý đầu quý 3, thị trường địa ốc Tp.HCM đã chứng kiến sự sôi động khác lạ, khi hàng ngàn sản phẩm của những dự án lớn đã lần lượt gia nhập làm khuấy động thị trường.
Theo báo cáo của Savills Việt Nam, thị trường bất động sản Đà Nẵng trong Quý 2/2016 chứng kiến sự phục hồi tốt trên từng phân khúc với nhiều cơ hội dành cho các nhà đầu tư.
Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), lượng tồn kho bất động sản 6 tháng đầu năm nay tiếp tục giảm, chỉ còn tập trung ở những dự án chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xa trung tâm. Trong khi đó, nhiều dự án mở bán mới, có sự đầu tư kĩ lưỡng vẫn đang hút khách với giá tăng đáng kể.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự