Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khu vực gần Hà Nội xuất hiện những nhà đầu tư mới muốn chiếm lĩnh phần thị trường “ngách” mà những ông lớn BĐS còn để trống.

Việc các NHTM tham gia bảo lãnh dự án là tín hiệu rất tích cực đối với người mua nhà.
Khi NH chưa tham gia bảo lãnh BĐS thì việc chủ đầu tư giao nhà chậm cho khách hàng gần như không có hướng giải quyết. Có nhiều dự án giao nhà chậm kéo dài đến 5-7 năm, số tiền góp mua nhà nếu tính phương án gửi lãi suất, tiền lãi có khi lên tới 1-2 tỷ đồng. Ngược lại, với những người vay mượn tiền NH để góp vốn thì tiền lãi phải trả cũng ở mức tương đương.
Thông tin một số NHTM đồng lòng tham gia bảo lãnh BĐS với nhiều hạng mục, trong đó có hạng mục theo dõi tiến độ xây dựng của chủ đầu tư nhiều người khấp khởi mừng. Bởi từ nay, họ có quyền kỳ vọng chủ đầu tư sẽ chấm dứt tình trạng thâm dụng vốn góp của người dân đem làm chuyện khác, còn dự án thì “ngâm”. Với người mua nhà, sẽ không quá nếu họ kỳ vọng vai trò của NH hiện hữu sẽ giải quyết được câu chuyện lãi suất vay mua nhà, thậm chí, tính đến chuyện NH sẽ trả lãi suất nếu việc chậm giao nhà xảy ra…
Chị Hoài Nam, một người mua nhà ở TP. Hồ Chí Minh cho biết cách đây 3 năm, chị đã đóng xong 95% số tiền phải đóng cho căn hộ ở Petrovietnam Landmark (Quận 2) nhưng đến nay vẫn không được nhận nhà. Việc chậm giao nhà nếu tính theo lãi suất NH chị phải vay thì số tiền lãi phải đóng lên tới 300 triệu đồng. Thiệt hại này với người mua nhà Petrovietnam Landmark không biết phải kêu ai vì chủ đầu tư đã bỏ trốn. “Chúng tôi đang hy vọng có một NH nào đó đứng ra mua lại dự án hoặc bảo lãnh dự án để chủ đầu tư có tiền hoàn tất dự án, giao nhà cho người dân”, chị Nam nói.
Thực tế, trường hợp của chị Nam còn may mắn hơn rất nhiều người mua ở những tòa chưa triển khai thì khả năng thu hồi vốn còn mờ mịt hơn vì hiện nay chủ đầu tư đã gần như kiệt sức. Khi trao đổi với một số lãnh đạo NH có tham gia bảo lãnh dự án, đều thừa nhận rằng đến nay chính NH cũng phải cực kỳ cảnh giác đối với việc cho vay đầu tư. Bởi, nếu chọn nhầm chủ đầu tư không uy tín, chính NH cũng phải gánh chịu hậu quả mất vốn chứ không nói gì đến người dân.
Ông Nguyễn Thanh Nhung, Tổng giám đốc VietBank nói rằng, chưa tính đến chuyện NH có trả lãi suất cho người dân khi chủ đầu tư chậm tiến độ hay không. Nhưng điều chắc chắn là nếu NH đã tham gia bảo lãnh dự án BĐS thì việc giao nhà chậm sẽ khó xảy ra. Bởi NH đã tính toán rất kỹ dòng tiền cho chủ đầu tư vay, buộc chủ đầu tư phải dùng tiền vay NH để xây dựng dự án.
Cụ thể, chủ đầu tư có 20 đồng xây dựng ban đầu, NH cho chủ đầu tư vay 80 đồng. Trong đó, NH sẽ giải ngân cho chủ đầu tư 40 đồng theo tiến độ xây dựng, còn lại 40 đồng NH sẽ giải ngân theo nhu cầu vay của người mua nhà và đối tác của chủ đầu tư. “Với quy trình khép kín trong việc giải ngân, chủ đầu tư không thể dùng tiền vay NH đi đầu tư các loại hình khác”, ông Nhung khẳng định.
Cùng quan điểm, lãnh đạo của Nam A Bank cho biết, với những dự án đang xây dựng thiếu vốn cần NH tài trợ, NH sẽ xem xét cho vay đối với chủ đầu tư đủ điều kiện NH đặt ra. Và khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở cho người mua nhà như đúng cam kết, trường hợp người mua nhà cần lấy lại tiền thì NH đã nhận bảo lãnh có trách nhiệm hoàn lại tiền cho người mua. “Theo đó, khách hàng hoàn toàn yên tâm đi mua nhà ở, không còn chịu thiệt thòi khi nhiều chủ đầu tư không giao nhà đúng tiến độ”, vị này khẳng định.
Quả thực, việc các NHTM tham gia bảo lãnh dự án là tín hiệu rất tích cực đối với người mua nhà. Bởi với những quy định mới theo Luật Kinh doanh BĐS, chủ đầu tư dự án nhà ở hình thành trong tương lai phải có bảo lãnh NH thì mới được bán, hoặc cho thuê mua sản phẩm. Điều này chứng tỏ tất cả các dự án xây dựng tới đây đều phải chịu sự bảo lãnh của NH.
Có điều, giới chuyên môn khuyên rằng, để hạn chế tuyệt đối rủi ro, người mua nhà nên tìm hiểu thông tin về chủ đầu tư trước khi mua dự án. Bởi có không ít trường hợp chủ đầu tư đang có mối quan hệ với NH nhưng đó là khách hàng “chầy” của NH, thành ra độ tín nhiệm không cao. Ngược lại, khi mua nhà mà chủ đầu tư nói là không có NH bảo lãnh thì người mua cũng nên xem xét lại. Bởi, chỉ khi nào dự án có bảo lãnh của NH, quyền lợi của người mua nhà mới được bảo vệ…
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khu vực gần Hà Nội xuất hiện những nhà đầu tư mới muốn chiếm lĩnh phần thị trường “ngách” mà những ông lớn BĐS còn để trống.
Sự vào cuộc của các đại gia tên tuổi trong lĩnh vực bất động sản đã góp phần thúc đẩy thị trường, tạo ra sự thay đổi trong phân khúc bất động sản cao cấp.
Ông Tô Quỳnh Thảo, phó trưởng phòng Cục Quản lý công sản Bộ Tài chính cho biết, thu Ngân sách Nhà nước từ đất đai năm 2015 dự kiến đạt 49,6 nghìn tỉ đồng, chiếm 5,55% ngân sách nhà nước và 1,1% tổng GDP.
Sở Xây dựng Tp.HCM cho biết, hiện trên địa bàn có 1.219 dự án phát triển nhà ở nhưng vẫn còn đến 405 dự án chưa khởi công. Với 325 dự án đã khởi công cũng có tới 97 dự án đã phải tạm ngưng thi công.
Nhận định tình trạng bong bóng khó xảy ra lúc này, song Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng thừa nhận thị trường đang có dấu hiệu ấm lên, gây hiện tượng đầu cơ.
Khu căn hộ cao cấp Diamond Lotus được thiết kế, xây dựng, vận hành theo tiêu chuẩn xanh trong kiến trúc hiện đại của Mỹ. Đây là dự án căn hộ chung cư đầu tiên tại Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn này.
Luật Nhà ở sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7-2015 với rất nhiều quy định mới nhằm hạn chế tối đa tình trạng tranh chấp, chiếm dụng Quỹ bảo trì (QBT) chung cư được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng trên, trả QBT về đúng tay những chủ nhân thực sự.
Theo dòng thời gian, quan điểm sở hữu nhà đất của người Việt Nam đã dần thay đổi từ nhà mặt đất sang căn hộ, chung cư.
Trong bối cảnh không ít kênh đầu tư đang có dấu hiệu chững lại hoặc cho kết quả âm thì bất động sản nói chung và phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng hướng biển nói riêng lại đang mang về niềm vui lớn cho những người có trong tay một khoản tiền vừa phải.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết giá đất đai trong nước đã tăng hơn 3.000 lần kể từ năm 1964.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự