Bất động sản tại Q.9, TP.HCM đang trở thành điểm giao dịch sôi động nhất cả về số lượng sản phẩm đưa ra và số lượng đã được giao dịch thành công trong vòng 6 tháng qua.

UBND Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị GS, tỷ lệ 1/5000 tại một số quận nội thành và các huyện ngoại thành.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa ký ban hành Quyết định số 3976/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị GS, tỷ lệ 1/5000 tại các quận: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Hoàng Mai; các huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín.
Quy hoạch phân khu đô thị GS, tỷ lệ 1/5000 bao gồm khu vực vành đai xanh sông Nhuệ và các nêm xanh phía Nam sông Hồng (theo định hướng không gian của đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô): Phía Bắc là đê sông Hồng; Phía Đông là sông Nhuệ và một phần nhánh sông Tô Lịch; Phía Tây và Nam giáp các phân khu đô thị từ S1 đến S5.
Tổng diện tích đất nghiên cứu quy hoạch khoảng 6.660,55ha. Quy mô dân số dự báo tối đa đến năm 2050 khoảng 289.400 người.
Phân khu đô thị GS được chia thành 11 khu quy hoạch với 48 ô quy hoạch và đường giao thông cấp đô thị để kiểm soát phát triển, trong đó, các ô quy hoạch tương đương các đơn vị ở, nhóm ở độc lập và ô đất chức năng.
Cụ thể, theo Quyết định, các ô quy hoạch có tổng diện tích khoảng 6.160,84ha. Đường giao thông đối ngoại, đường cấp đô thị và ga đường sắt đô thị riêng biệt có diện tích khoảng 499,71ha.
Ranh giới các khu quy hoạch được giới hạn bởi các tuyến đường giao thông đối ngoại (đường vành đai 4) đường cấp đô thị (đường hướng tâm, đường 70, đường vành đai 3,5) phân chia các khu vực đặc trưng trong vành đai xanh, nêm xanh theo định hướng của quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
Các khu đất chức năng bao gồm: công cộng đô thị, cây xanh đô thị, trường trung học phổ thông; công cộng đơn vị ở, trường tiểu học, trung học cơ sở, trường mầm non, cây xanh; đất dành cho địa phương; đất ở (đô thị, sinh thái, làng xóm, dân cư hiện có); bãi đỗ xe, đất hỗn hợp, cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo, di tích, tôn tạo, quốc phòng an ninh, đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật, đất cây xanh cảnh quan, cây xanh cách ly, cây xanh nông nghiệp...
Khu vực vành đai xanh sông Nhuệ là vùng không gian chuyển tiếp giữa khu vực nội đô và vùng đô thị phát triển mở rộng. Nhiệm vụ khu vực này sẽ cung cấp không gian mở, công viên sinh thái (có thể kết hợp chức năng nghiên cứu khoa học công nghệ cao), dịch vụ công cộng và các tiện ích vui chơi giải trí.
Khu vực này cũng có mục đích phát triển vùng sinh thái nông nghiệp tập trung; sông Nhuệ và hệ thống hồ, kênh, mương là không gian gắn với hệ thống thoát nước, thủy lợi của đô thị trung tâm; Làng xóm truyền thống, tiểu thủ công nghiệp làng nghề và một số khu ở sinh thái mật độ thấp; Bảo tồn các vùng nông nghiệp tập trung (cây ăn quả, trồng hoa…).
Khu vực nêm xanh: Cung cấp không gian mở và các khu vực vui chơi giải trí giữa các khu đô thị, làng xóm hiện hữu cải thiện môi trường sống; Là không gian đệm chuyển tiếp đến các khu đô thị phát triển mới ngoài Vành đai xanh.
Bất động sản tại Q.9, TP.HCM đang trở thành điểm giao dịch sôi động nhất cả về số lượng sản phẩm đưa ra và số lượng đã được giao dịch thành công trong vòng 6 tháng qua.
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang mới đây vừa ký công văn số 846/UBND-KTTH chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cáp treo từ An Thới ra đảo Hòn Thơm và quần thể vui chơi, giải trí biển, khu dịch vụ nghỉ dưỡng Hòn Thơm.
Trong 7 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư đăng kí cấp mới lĩnh vực kinh doanh BĐS là 1,69 tỷ USD. Chỉ tính trong tháng 7/2015, ngành BĐS đã đón hơn 1,225 tỷ USD vốn FDI, gấp gần 3 lần so với cả 6 tháng đầu năm cộng lại.
Trong giai đoạn 2015-2020, Sơn Tây được định hướng phát triển thành đô thị loại II - Đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội.
Sở Quy hoạch Kiến trúc vừa công bố và bàn giao điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết Công viên hồ điều hòa Nhân Chính, tỷ lệ 1/500 vào sáng ngày 7/8.
Trong khi nhiều quận, phường ở Hà Nội đang thiếu trường học, bãi đỗ xe, không ít dự án được quy hoạch làm trường học, bãi đỗ xe lại được thay thế bằng các dự án khu chung cư thương mại cao tầng để bán, gây áp lực lớn cho hạ tầng đô thị. Dư luận đặt câu hỏi phải chăng quy hoạch đang chạy theo nhu cầu của nhà đầu tư, của doanh nghiệp?
Theo đánh giá của CBRE Việt Nam, 95% nguồn vốn đầu tư vào các dự án BĐS hiện nay đều thuộc về các doanh nghiệp trong nước, từ 3-5% còn lại là từ vốn bên ngoài.
Những ngày này, văn phòng các công ty bất động sản ở Tokyo (Nhật Bản) lúc nào cũng đông chật khách Trung Quốc...
Thanh tra Chính phủ vừa công bố hàng loạt sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai tại TP. HCM.
Hiện Địa ốc Phát Đạt vẫn còn khoản nợ dài hạn gần 619 tỷ đồng đối với ngân hàng Đông Á, khoản đến hạn trả là 580,6 tỷ đồng. Tồn kho bất động sản 5.589 tỷ đồng, tổng nợ phải trả 5.065 tỷ đồng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự