Cơ sở hạ tầng khu Đông TP HCM được đẩy mạnh đầu tư tạo động lực cho nguồn cung sản phẩm bất động sản nơi đây phát triển.

Trong tờ trình gửi lên Chính phủ về các giải pháp thuế, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất bù trừ thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo Bộ Tài chính, trước năm 2004, tổ chức cá nhân có hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Từ 1/1/2004, tổ chức có thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất (bất động sản) thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất nhưng phải kê khai, nộp thuế riêng (trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế), không được bù trừ với thu nhập từ sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt trong giai đoạn 2004 - 2008, thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất còn áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần. Quy định này trong giai đoạn đó được cho là phù hợp với thực tế, bởi vì khi đó lĩnh vực bất động sản đang phát triển, lợi nhuận thu được thường là siêu ngạch nên việc quy định thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất phải kê khai, nộp thuế riêng và áp dụng biểu luỹ tiến từng phần nhằm động viên kịp thời số thu thuế vào ngân sách và hạn chế đầu cơ bất động sản.
Từ năm 2012 đến nay, thị trường bất động sản trầm lắng, thậm chí có giai đoạn rơi vào tình trạng đóng băng, do đó, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản không còn hưởng lợi nhuận mà thậm chí còn bị lỗ. Do đó, Luật thuế TNDN áp dụng từ 1/1/2014 đã cho phép doanh nghiệp được bù trừ lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản với lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa quy định ngược lại.
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp có lãi từ hoạt động bất động sản vẫn phải kê khai, nộp thuế riêng, không được bù trừ với thu nhập từ hoạt động kinh doanh.
Bộ Tài chính cho rằng, mặc dù đã có những tháo gỡ khó khăn nhất định, nhưng có ý kiến cho rằng quy định như hiện hành là phân biệt đối xử giữa hoạt động kinh doanh bất động sản với các hoạt động kinh doanh khác, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, theo đó không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế hiện nay.
Theo Bộ Tài chính, kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, đa số các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc… không còn áp dụng quy định này, trừ Việt Nam và Malaysia. Do đó, để phù hợp với thực tế hoạt động và thông lệ quốc tế, Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét thời gian tới sẽ sửa đổi bổ sung quy định hiện hành theo hướng cho bổ sung quy định doanh nghiệp được bù trừ lãi từ chuyển nhượng bất động sản với lỗ từ hoạt động kinh doanh.
“Thực hiện giải pháp này sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ngành kinh doanh bất động sản, tháo gỡ khó khăn trong bán tài sản đảm bảo tiền vay hiện hành của các tổ chức tín dụng và góp phần giảm thủ tục hành chính”, Bộ Tài chính cho biết.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản năm 2014 ước đạt 10.333 tỷ đồng, tỷ lệ doanh nghiệp có lãi trước thuế năm 2014 khoảng 33,6%, doanh nghiệp lỗ chiếm khoảng 66,4%. Tuy nhiên, hiện nay, chưa tách được số doanh nghiệp lỗ nhưng vẫn nộp thuế TNDN từ chuyển nhượng bất động sản.
Vì vậy, nếu giả định trong số doanh nghiệp đang lỗ có khoảng 30% doanh nghiệp nộp thuế chuyển nhượng bất động sản và lãi từ hoạt động bất động sản nhỏ hơn số lỗ hiện có của doanh nghiệp (về số tuyệt đối), thực hiện quy định được “bù trừ lãi” sẽ làm giảm thu ngân sách khoảng 3.000 tỷ đồng.
Cơ sở hạ tầng khu Đông TP HCM được đẩy mạnh đầu tư tạo động lực cho nguồn cung sản phẩm bất động sản nơi đây phát triển.
“Sinh lời kép” đang là cụm từ đầy sức hút và được các nhà đầu tư săn lùng đặc biệt trên thị trường BĐS du lịch và giải trí cao cấp. Không phải bỏ quá nhiều tiền bạc vẫn có được lãi “kép”: được sở hữu một BĐS đẳng cấp và được chủ đầu tư đảm bảo khả năng sinh lời với tỷ lệ hấp dẫn, những BĐS với chính sách này đang thực sự tạo nên một cơn sốt trên thị trường.
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) vừa đưa ra báo cáo thị trường bất động sản 5 tháng đầu năm 2016, theo đó nhấn mạnh, giá nhà ở căn hộ, đất nền đang tăng trở lại nguyên do là nhu cầu nhà ở tăng, dòng tiền nhàn rỗi được chuyển sang kênh đầu tư nhà đất thay vì chứng khoán, vàng.
Một số lượng lớn các nhà đầu tư bước vào thị trường bất động sản đã mang đến cho TP. HCM nhiều lựa chọn hấp dẫn. Thị trường bất động sản trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Vì vậy, để thu hút người mua, nhiều căn hộ hạng sang tự tìm cách khẳng định lợi thế “độc”.
Những dự án đẳng cấp được triển khai tại khu Nam Sài Gòn đang được xem là lựa chọn “đi trước đón đầu” những giá trị gia tăng của bất động sản khu vực với sự ráo riết trong việc lên kế hoạch và đầu tư hàng loạt công trình về hạ tầng, cải tạo giao thông.
Khác với những dự án chung cư đời đầu tại Hà Nội bị đánh giá là kém chất lượng và thiếu sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, tiện ích, không ít dự án chung cư ra đời trong thời gian gần đây đã được chủ đầu tư xây dựng đảm bảo theo tiêu chuẩn, theo mô hình tổ hợp đa tiện ích, đa dịch vụ tại các khu vực trong và quanh Hà Nội.
Trước hết, bạn đừng ngần ngại bỏ thời gian đọc những lời khuyên đầu tư bất động sản dưới đây.
Thị trường bất động sản (BĐS) thời gian gần đây liên tục đón nhận những tin không tốt, gây bất an cho người mua nhà, ảnh hưởng xấu đến thị trường.
Gần 6 tháng đầu năm 2016, thị trường nhà ở tại TP.HCM có dấu hiệu chững lại, nhưng theo dự báo của giới chuyên môn, sẽ xuất hiện những tín hiệu tích cực vào những tháng còn lại trong năm.
Những tín hiệu tích cực của nền kinh tế trong quý I/2016 sẽ tác động tích cực đến thị trường BĐS. Tính đến tháng 5/2016, lĩnh vực hoạt động kinh doanh BĐS đứng thứ 3 trong thu hút FDI với 542,8 triệu USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự