BĐS Việt Nam sẽ là một trong ba quốc gia thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhất trong thời gian tới, chỉ đứng sau Ấn Độ và Phillipines. Nhiều dòng vốn đang đổ vào thị trường, ngoài các doanh nghiệp FDI thì lượng kiều hối đang tăng khá mạnh.

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết giá đất đai trong nước đã tăng hơn 3.000 lần kể từ năm 1964.
Cụ thể, tổng giá trị đất đai danh nghĩa của "xứ sở kim chi" đạt 5,848 triệu tỷ won (5.000 tỷ USD) năm 2013, gấp 3.030 lần so với mức 1.930 tỷ won năm 1964. Cùng lúc, giá đất đai tại Hàn Quốc năm 2013 đã tăng lên mức 58.325 won/m2 từ mức 19,6 won/m2 năm 1964.
Trong khi đó, tỷ lệ đất thuộc sở hữu nhà nước tăng từ mức 13,2% năm 1964 lên mức 26,1% năm 2013.
Trước đó, trong tháng 7/2015, báo cáo của Viện Phát triển Hàn Quốc cho biết giao dịch mua bán nhà ở nước này đạt mức cao kỷ lục trong quý 2/2015, khi những người ở độ tuổi 20 và 30 tranh thủ mua nhà khi lãi suất hạ xuống mức thấp kỷ lục 1,5% và lãi suất vay thế chấp cũng giảm.
Cụ thể, lượng giao dịch mua bán nhà ở trên toàn quốc đạt 340.743 căn trong quý 2/2015, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm ngoái, và tăng 18,3% so với quý trước đó. Con số này là cao nhất ít nhất trong 10 năm, tính từ khi số liệu liên quan được thu thập vào năm 2006. Con số cao kỷ lục trước đó là 305.229 căn, được ghi nhận vào quý 2/2008, khi bong bóng nhà ở căng hết cỡ trên toàn cầu.
Với mức lãi suất thấp kỷ lục, các gia đình Hàn Quốc đã tăng vay ngân hàng để mua nhà. Theo Cơ quan dịch vụ giám sát tài chính, nợ của các gia đình ở Hàn Quốc tiếp tục tăng trong tháng Sáu. Con số này là 526.000 tỷ won (455 tỷ USD) tính đến cuối tháng trước, tăng 8.200 tỷ won, sau khi tăng 7.400 tỷ won trong tháng Năm.
BĐS Việt Nam sẽ là một trong ba quốc gia thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhất trong thời gian tới, chỉ đứng sau Ấn Độ và Phillipines. Nhiều dòng vốn đang đổ vào thị trường, ngoài các doanh nghiệp FDI thì lượng kiều hối đang tăng khá mạnh.
Khi Việt Nam gia nhập TPP, nhu cầu về văn phòng dự kiến sẽ tăng mạnh để đáp ứng các yêu cầu của các công ty nước ngoài và người nước ngoài.
Nhận thấy có sự dịch chuyển dòng vốn rất lớn tới Việt Nam, do vậy, chuyên gia này nhận định đây là điểm đến lý tưởng nhất để đầu tư bất động sản trong vòng 5 -10 năm tới.
Sau Hội thảo Theo Dấu Dòng Tiền do Forbes Vietnam tổ chức, chúng tôi có cuộc gặp gỡ và phỏng vấn ông Võ Sỹ Nhân, diễn giả của buổi hội thảo Giám đốc Điều hành Công ty Gaw NP Capital tại Việt Nam.
Do đặc thù cần quỹ đất rộng nên biệt thự, nhà liền kề thường ở xa khu vực trung tâm hoặc nằm ở ngoại thành. Điều này thường khiến các khách hàng cảm thấy e ngại khi quyết định “xuống” tiền.
Với nguồn cung sơ cấp được chào bán từ hàng loạt dự án, tình hình thị trường đất nền Sài Gòn thời gian gần đây sôi động hẳn lên so với cùng thời điểm này năm ngoái.
Đa số người Việt đặt mục tiêu lớn trong đời là tích cóp tiền mua nhà phố, thậm chí là đất nền bỏ hoang vì tâm lý ăn chắc mặc bền, tích lũy tài sản an toàn.
Phó chủ tịch Công ty Tiến Phước, Võ Sỹ Nhân cho biết, biên lợi nhuận bất động sản hiện nay khoảng 20%, song trước khi mơ về con số này cần quan sát lối thoát hiểm và kiểm soát tỷ lệ rủi ro.
Đã từng được bàn bạc, đề xuất cần phải có quỹ tín thác đầu tư BĐS (REITs) để là một giải pháp “cứu cánh” cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đến nay REITs vẫn chỉ là một khái niệm, doanh nghiệp BĐS cũng chẳng quan tâm.
Thời gian qua, thị trường căn hộ cao cấp tại hai thành phố lớn của Việt Nam là điểm nóng thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, điểm nóng đó đang dần dịch chuyển sang một phân khúc tiềm năng: bất động sản du lịch nghỉ dưỡng cao cấp.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự