Giá đất bình quân tại Thủ Thiêm, quận 2 đang ở mức cao, ghi nhận hơn 3.000 USD một m2 và doanh nghiệp phải trả ngay chi phí đất chứ không được gia hạn, theo CBRE Việt Nam.

Thấp cũng từ 200 triệu đồng/m2 cho đến mức giá giật mình ngót cả tỷ đồng một mét đất là giá của những căn biệt thự cổ có vị trí ở những khu đất “vàng” khác nhau trên địa bàn Hà Nội.
Những căn biệt thự nằm trong ngõ thuộc quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cũng có giá từ 200 - 300 triệu đồng/m2, còn với những biệt thự nằm ở mặt phố lớn như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo... có giá bán 400 - 500 triệu đồng/m2.
Bên cạnh những biệt thự cổ ở vị trí đất “vàng” nhưng chỉ được ở, không được phép mua bán thì vẫn có nhiều căn biệt thự không nằm trong diện này.
Theo khảo sát của PV Infonet, biệt thự cổ ở Hà Nội không có nhiều nên câu chuyện giá bán lẫn giá thuê của những căn biệt thự này, tùy vào vị trí mà có những mức giật mình, dù nhìn bề ngoài căn biệt thự không quá lộng lẫy, chứ chưa nói đến chuyện cũ kỹ, sập xệ.
Ví như một vài căn biệt thự ở ngõ Nguyễn Chế Nghĩa thuộc quận Hoàn Kiếm được chủ nhân rao bán với giá 200 – 300 triệu đồng/m2, tùy vị trí và diện tích căn biệt thự. Mỗi căn thường có diện tích 300 – 400m2, nên mỗi căn biệt thự ở vị trí này có giá từ 60 – 120 tỷ đồng.
Những căn biệt thự có diện tích càng nhỏ hơn thì giá càng đắt hơn, ví dụ căn biệt thự pháp cổ có diện tích 270m, đã có sổ đỏ, xây 2 tầng nổi và 1 tầng hầm, mặt tiền 9m đang được rao bán với giá 65 tỷ đồng, bao phí chuyển tên.
Một biệt thự khác có diện tích 210m2, mặt tiền 10,5m, đã có sổ đỏ cũng đang rao bán với giá 61 tỷ đồng.
Lùi ra vài bước chân từ ngõ ra mặt phố Trần Hưng Đạo thì biệt thự đã có giá tới 400 – 500 triệu đồng/m2, tùy ở đoạn đầu hay cuối phố.
Đơn cử, cũng thuộc quận Hoàn Kiếm, nhưng căn biệt thự Pháp cổ nằm trên phố Lý Thường Kiệt có diện tích 350m2, mặt tiền 15m, 3 tầng, có sổ đỏ chính chủ được rao bán với giá 400 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, nếu nằm ở những phố cổ như Tống Duy Tân (Hàng Bông, Hoàn Kiếm) với mặt tiền nhỏ hơn chỉ 10m, thì căn biệt thự hơn 200m2, xây 3 tầng được chủ nhà rao bán giá thấp hơn chút là 39 tỷ đồng/căn.
Còn với biệt thự trên phố Tuệ Tĩnh, giá cũng dao động từ 350 – 700 triệu đồng/m2. Đặc biệt, trên phố Quang Trung, có những căn biệt thự đã được chủ nhà sơn sửa lại rất mới và từng được người có nhu cầu mua trả giá ngót 1 tỷ đồng/m2 nhưng vẫn không bán.
Tương đương với mức giá rao bán khá cao, thì việc thuê lại những biệt thự này để ở, để kinh doanh hay làm văn phòng cũng có giá không hề rẻ.
Theo tìm hiểu từ một nhân viên môi giới chuyên mảng cho thuê biệt thự cổ và hiện đại ở Hà Nội, được biết, quận Hoàn Kiếm là nơi tập trung nhiều biệt thự cổ nhất, giá thuê biệt thự ở các mặt phố chính của quận Hoàn Kiếm đang ở mức 5.000 – 5.500USD/tháng.
Đối với những biệt thự nằm trong ngõ cũng có giá khoảng 3.000 – 3.500USD/tháng (tương đương khoảng 60.000 – 70.000 triệu đồng/tháng), nhưng còn tùy vào biệt thự cũ hay mới, nội thất có những gì.
Tuy nhiên, theo người môi giới này thì đây là phân khúc đặc thù cho cả người bán, người cho thuê lẫn người mua và người đi thuê nên giá cả cụ thể cũng tùy thuộc vào vị trí, mặt tiền, nội thất…
Theo khảo sát trên thực tế, một số khu phố ở quận Hoàn Kiếm giá cho thuê cũng khác nhau, ví như biệt thự pháp cổ 2 tầng ở phố Lý Thái Tổ với diện tích mặt bằng 180m2, cho thuê giá 106 triệu đồng/tháng.
Biệt thự ở Hàng Chuối chỉ cho thuê tầng 1 với mặt bằng 110m2, mặt tiền 7m, giá thuê 36 triệu đồng/tháng.
Lùi sang quận khác như Cầu Giấy, hiện đang có chủ biệt thự rao cho thuê căn biệt thự cổ 3 tầng ở làng Quốc tế Thăng Long, diện tích 100m2, trong đó có 80m2 là nhà và 20m2 là khuôn viên sân vườn… với giá 5000 USD/tháng. Mức giá này được chủ nhà cho là rẻ khi căn biệt thự có cả bể bơi, gara ô tô và với tổng số 6 phòng ngủ.
Người môi giới chuyên mảng cho thuê, bán biệt thự cổ cho rằng, phân khúc biệt thự cổ Hà Nội là phân khúc không bao giờ hết nóng, bởi lẽ số lượng của những căn biệt thự cổ ở Hà Nội không có nhiều trong khi nhu cầu thuê hay mua, nhất là với các đối tượng Việt Kiều, người nước ngoài thì vẫn luôn có.
Vì thế, giá trị của những căn biệt thự này dù cho thuê hay bán đứt thì khó có chuyện giảm giá, mà chỉ có chiều hướng giữ giá hoặc tăng giá lên cao hơn. Do vậy, vài trăm triệu hay ngót tỷ đồng mỗi mét vuông biệt thự cổ ở Hà Nội là điều dễ hiểu khi nhu cầu vẫn luôn hiện hữu, còn loại nhà này thì khó tăng thêm nguồn cung.
Giá đất bình quân tại Thủ Thiêm, quận 2 đang ở mức cao, ghi nhận hơn 3.000 USD một m2 và doanh nghiệp phải trả ngay chi phí đất chứ không được gia hạn, theo CBRE Việt Nam.
Hàng loạt dự án chung cư đã và đang triển khai xây dựng ở khu Đoàn Ngoại Giao sẽ bung hàng ra thị trường trong những tháng cuối năm.
Bất động sản 9 tháng đầu năm 2015 chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ về thanh khoản, giúp các doanh nghiệp địa ốc và đơn vị phân phối có kết quả kinh doanh khả quan. Hiện thị trường đang bước vào mùa cao điểm, nhưng theo các đơn vị phân phối, với sức mua rất cao trong 3 quý đầu năm, thị trường sẽ bình ổn hơn trong quý cuối năm nay.
Thời điểm này, thị trường bất động sản (BĐS) TPHCM diễn biến sôi động với nguồn cung nhà dồi dào và nhu cầu mua nhà tăng cao. Tuy nhiên trước mê hồn trận giá bán cũng như các loại phí của các sàn môi giới BĐS đưa ra, thì việc chọn mua nhà đất cũng không đơn giản.
Nghị định 76/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản 2014 vừa được Chính phủ ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày 1-11 tới.
Việc thành lập một thị trường chung cho Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào cuối năm 2015 ngay lập tức sẽ mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp của các nước thành viên với nhiều tín hiệu tích cực cho thị trường văn phòng và bán lẻ.
Sự hồi phục của thị trường bất động sản là động lực khiến nhiều dự án địa ốc “đắp chiếu” thời gian qua bất ngờ “sống lại”. Đây là tín hiệu đáng mừng thể hiện sự nhập cuộc sôi động hơn của các chủ đầu tư.
Tiếp nối vào đà tăng trưởng của phân khúc căn hộ trung cao cấp, CapitaLand - Hoàng Thành sắp tới sẽ tung ra dự án Seasons Avenue với những tiện ích đặc biệt.
Chúng ta cần phải cẩn trọng khi cho phép việc mua bán, chuyển dịch đất đai đối với doanh nghiệp nước ngoài.
Hiện nay có một sự dịch chuyển vốn đầu tư từ Trung Quốc sang các nước trong khối ASEAN để tận dụng cơ hội từ Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp tới. Khoảng 44% đơn vị tham gia nghiên cứu chọn Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự