Sau 5 năm khởi công, Dự án Đại siêu thị Ciputra có quy mô 7,3 ha vẫn chỉ là công trường ngổn ngang với cột bê tông, sắt thép hoen gỉ.

“Việc quản lý, sử dụng đất đai luôn được đánh giá là một trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ và biểu hiện tham nhũng”.
Trên đây là ý kiến phát biểu của ông Lê Quốc Trung, Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên- Môi trường tại Hội nghị “Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng” do Bộ Tài nguyên- Môi trường tổ chức ngày 20-1.
Tại hội nghị, ông Lê Quốc Trung cũng cho biết: Trong thời gian qua, việc tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở nhiều địa phương còn bất cập đã tạo kẽ hở tham nhũng, trục lợi cho nhiều tổ chức, cá nhân như: Việc thực hiện giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch mà chạy theo nhu cầu của nhà đầu tư; lợi dụng thẩm quyền để lập hoặc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng nhằm trục lợi.
Theo ông Trung: Trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dễ phát sinh hành vi tham nhũng của các cán bộ trong thực thi công vụ, đặc biệt, đối với cán bộ thuộc cấp huyện, thị xã, thị trấn, xã/phường ở các tỉnh/thành phố có tốc độ đô thị hóa cao. Các hành vi tham nhũng có liên quan tới chuỗi quy trình thực hiện việc cấp giấy chứng nhận như: Cán bộ thực hiện gây khó dễ; thời gian đánh giá và phê duyệt hồ sơ của quy trình này bị kéo dài so với thời hạn quy định.
Trong công tác thu hồi, giao đất cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng tình trạng tham nhũng diễn ra khá phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau, như: Gian lận trong việc lập phương án bồi thường; xác nhận thời điểm sử dụng đất, vị trí đất, diện tích đất có sự thỏa thuận với người dân để chia lợi hoặc phê duyệt giá giao, cho thuê có lợi cho chủ đầu tư.
Việc xác định giá đất khi giao đất, cho thuê đất ở các địa phương chưa sát với giá thị trường đã làm lợi cho doanh nghiệp, tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.
Việc định giá trị tài sản của doanh nghiệp và quyền sử dụng đất khi thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp: Ở nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa, tài sản này bị thất thoát bằng nhiều hình thức như: Doanh nghiệp không tính hoặc tính thiếu giá trị sử dụng đất; sử dụng lãng phí, cho thuê, mượn sai quy định.
Đánh giá về tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, ông Lê Thanh Khuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên- Môi trường) cho biết: Hiện đất đai là một trong những lĩnh vực tham nhũng nhiều nhất. Để phòng ngừa tham nhũng trong lĩnh vực đất đai nên có sự phối hợp giữa các ngành có liên có quan. Bởi một dự án được đầu tư liên quan đến quy hoạch, kiến trúc, quy hoạch sử dụng đất… nên cần phải xác định tham nhũng ở đâu để có hướng xử lý.
Ông Khuyến cũng đánh giá: Theo Luật Đất đai 2013, quản lý đất đai được phân cấp cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh nên việc tự kiểm tra của các cán bộ cấp dưới vẫn không thể giải quyết tình trạng tham nhũng. Ngoài ra, các thủ tục liên quan đến đất đai vẫn còn rườm rà, phức tạp chưa thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp nên đã nảy sinh tham nhũng.
Theo ông Trung để giải quyết tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực đất đai cần công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, qua đó tăng cường tính công khai, minh bạch đảm bảo sự tham gia của người dân trong việc quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tăng cường giao đất có thu tiền sử dụng đất cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế, xã hội…
Sau 5 năm khởi công, Dự án Đại siêu thị Ciputra có quy mô 7,3 ha vẫn chỉ là công trường ngổn ngang với cột bê tông, sắt thép hoen gỉ.
Nguồn cung hạn chế, các dự án nâng cấp mới đang rục rịch chào giá thuê cao hơn đã khiến áp lực tăng giá căn hộ dịch vụ hạng A tại TP HCM mạnh dần, mức tăng có thể lên đến 10-20%, theo CBRE Việt Nam.
Với khả năng sinh lợi cao trong thời gian ngắn, tăng trưởng bền vững các dự án đất nền tại Đồng Nai đang tạo nên cơn sốt khi lượng giao dịch ngày càng tăng mạnh.
Các khu phức hợp, đô thị hiện đại có vốn đầu tư lần lượt từ 1,2 đến 5 tỷ USD, tọa lạc tại các vị trí vàng của thành phố với tham vọng trở thành biểu tượng mới của TP HCM trong tương lai.
Ở đâu có hệ thống hạ tầng giao thông phát triển thì ở đó trở thành “điểm nóng” của thị trường BĐS. Điều này đúng với khu Đông Tp.HCM khi hàng loạt dự án đã phát triển mạnh trong vòng 2 năm qua. Tp.HCM bắt đầu lo ngại khu vực này sẽ trở nên quá tải.
Nghị định 76/2015 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bất động sản 2014 được đại diện nhiều doanh nghiệp kỳ vọng khi đi vào thực tiễn sẽ giúp lành mạnh hóa thị trường này. Tuy nhiên, một số quy định có thể gây khó cho doanh nghiệp, thậm chí dẫn đến những hệ lụy tiêu cực, một trong số đó là quy định không được thu phí chuyển nhượng cho khách hàng.
404 hộ gia đình chính sách trên địa bàn TP Đà Nẵng đang dở khóc dở cười khi “sổ đỏ” của họ có dòng ghi chú: “Không được chuyển nhượng dưới mọi hình thức và trong vòng 24 tháng nếu không xây dựng nhà ở sẽ bị thu hồi”.
Giá đất bình quân tại Thủ Thiêm, quận 2 đang ở mức cao, ghi nhận hơn 3.000 USD một m2 và doanh nghiệp phải trả ngay chi phí đất chứ không được gia hạn, theo CBRE Việt Nam.
Hàng loạt dự án chung cư đã và đang triển khai xây dựng ở khu Đoàn Ngoại Giao sẽ bung hàng ra thị trường trong những tháng cuối năm.
Bất động sản 9 tháng đầu năm 2015 chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ về thanh khoản, giúp các doanh nghiệp địa ốc và đơn vị phân phối có kết quả kinh doanh khả quan. Hiện thị trường đang bước vào mùa cao điểm, nhưng theo các đơn vị phân phối, với sức mua rất cao trong 3 quý đầu năm, thị trường sẽ bình ổn hơn trong quý cuối năm nay.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự