Cáp treo đạt kỷ lục thế giới, các khu nghỉ dưỡng quy mô, những đại công viên giải trí…, Sun Group để lại nhiều dấu ấn trong gần 10 năm hoạt động tại Việt Nam...

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng thị trường bất động sản hiện tại khó xảy ra “bong bóng”...
Dòng tiền đang đổ mạnh vào bất động sản, nhưng thị trường khó xảy ra “bong bóng”. Đây là quan điểm của nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng và nay là Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnRea) Nguyễn Trần Nam, tại một cuộc hội thảo tại Tp.HCM hôm 18/8.
“Có ý kiến muốn giảm dòng tiền vào bất động sản”, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnRea) Nguyễn Trần Nam.
Ông Nam nói, hiện một số quan chức “đang có suy nghĩ bất động sản không khéo lại thế này thế kia, có ý kiến muốn giảm dòng tiền vào bất động sản”.
Song theo ông, cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp cần tiếp tục thúc đẩy bất động sản phát triển, nếu không thị trường sẽ lâm vào khó khăn như mấy năm vừa qua.
Dẫn báo cáo của VnRea về thị trường bất động sản trong thời gian qua, ông Nam cho biết giao dịch đang tiếp tục tăng mạnh. Trong 6 tháng đầu năm 2015 Hà Nội có hơn 9.200 giao dịch thành công và Tp.HCM có hơn 8.700 giao dịch thành công, tăng gấp hơn hai lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Lý giải về tình hình này, VnRea cho rằng đó là do các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, gửi tiết kiệm đang dần trở nên kém hấp dẫn.
Thị trường khó xảy ra “bong bóng”, vì mặc dù có giao dịch tăng mạnh, nhưng giá vẫn tương đối ổn định, trừ một số trường hợp dự án bán tốt thì tăng giá 1-2%, ông Nam dẫn chứng. “Dự án tốt thì có người mua nhiều, giá tăng là bình thường”.
Ông Nam bình luận, dòng tiền đổ mạnh vào bất động sản cũng có nghĩa là ngân hàng, người dân, công ty nước ngoài, các quỹ đầu tư… vẫn thấy đây là kênh đầu tư tốt, vừa tạo được công ăn việc làm, tạo ra lợi nhuận.
Chủ tịch VnRea cho hay, số dư nợ tín dụng bất động sản cho đến nay đạt con số trên 360 nghìn tỷ đồng, so với con số thị trường bắt đầu khủng hoảng vào năm 2009 khoảng 180 nghìn tỷ, thì nay số vốn đã tăng lên gấp đôi, vượt cả thời điểm cao nhất 310 nghìn tỷ.
Còn dòng vốn từ người dân, theo tổng kết lượng kiều hối mỗi năm khoảng 11-12 tỷ USD. Nếu kiều hối đổ vào bất động sản ước tính khoảng 25% thì số tiền này cỡ khoảng 2,5-3 tỷ USD.
Đầu tư nước ngoài FDI vào bất động sản cũng chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư, đứng thứ hai sau lĩnh vực chế tạo.
“Đó là những yếu tố tác động tốt đến bất động sản. Trên cơ sở đó, các cơ quan nhà nước đưa ra được các cơ chế và chính sách, còn các doanh nghiệp có thể đưa ra được chiến lược kinh doanh của mình, và người dân cũng có thể nắm bắt được thông tin”, ông Nam nói.
Cũng theo Chủ tịch VnRea, thị trường đang phát triển trở lại, tuy nhiên, không loại trừ có những doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có tầm nhìn ngắn hạn, gây ra hiện tượng kích giá, găm hàng, thổi giá… tạo mối họa cho thị trường.
Do đó, vai trò của môi giới bất động sản là phải làm sao giữ được giá ổn định, trung thực nhằm lợi nhuận kỳ vọng đúng mức, đem lại lợi ích cho khách hàng.
Cáp treo đạt kỷ lục thế giới, các khu nghỉ dưỡng quy mô, những đại công viên giải trí…, Sun Group để lại nhiều dấu ấn trong gần 10 năm hoạt động tại Việt Nam...
Hàng loạt cú hích về chính sách, hạ tầng đang giúp khu Đông cạnh tranh gay gắt với khu vực phía Nam Tp.HCM...
Cách trung tâm Hà Nội chỉ vài km, hạ tầng giao thông phát triển nhanh chóng, đặc biệt là từ khi cầu Thanh Trì và cầu Vĩnh Tuy đi vào hoạt động đã giúp BĐS phía Nam Hà Nội bứt phá.
Bất động sản tại Q.9, TP.HCM đang trở thành điểm giao dịch sôi động nhất cả về số lượng sản phẩm đưa ra và số lượng đã được giao dịch thành công trong vòng 6 tháng qua.
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang mới đây vừa ký công văn số 846/UBND-KTTH chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cáp treo từ An Thới ra đảo Hòn Thơm và quần thể vui chơi, giải trí biển, khu dịch vụ nghỉ dưỡng Hòn Thơm.
Trong 7 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư đăng kí cấp mới lĩnh vực kinh doanh BĐS là 1,69 tỷ USD. Chỉ tính trong tháng 7/2015, ngành BĐS đã đón hơn 1,225 tỷ USD vốn FDI, gấp gần 3 lần so với cả 6 tháng đầu năm cộng lại.
Sở Quy hoạch Kiến trúc vừa công bố và bàn giao điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết Công viên hồ điều hòa Nhân Chính, tỷ lệ 1/500 vào sáng ngày 7/8.
Trong khi nhiều quận, phường ở Hà Nội đang thiếu trường học, bãi đỗ xe, không ít dự án được quy hoạch làm trường học, bãi đỗ xe lại được thay thế bằng các dự án khu chung cư thương mại cao tầng để bán, gây áp lực lớn cho hạ tầng đô thị. Dư luận đặt câu hỏi phải chăng quy hoạch đang chạy theo nhu cầu của nhà đầu tư, của doanh nghiệp?
UBND Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị GS, tỷ lệ 1/5000 tại một số quận nội thành và các huyện ngoại thành.
Theo đánh giá của CBRE Việt Nam, 95% nguồn vốn đầu tư vào các dự án BĐS hiện nay đều thuộc về các doanh nghiệp trong nước, từ 3-5% còn lại là từ vốn bên ngoài.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự