Trong khi các phân khúc khác vẫn khá chật vật tiếp cận người mua thì thị trường nhà phố lại hồi sinh mạnh mẽ.

Quý I, kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 về thu hút vốn FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 486 triệu USD, chiếm 8,4% tổng vốn đăng ký.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong Quý I năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 5,8 tỷ USD, bằng 75,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Tính đến ngày 20/3/2018, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 3,88 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Tính chung 3 tháng đầu năm, cả nước có 618 dự án có vốn FDI mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 2,12 tỷ USD, bằng 72,7% so với cùng kỳ năm 2017; Có 199 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 1,79 tỷ USD, bằng 45,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Cũng trong quý I/2018, có 1285 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 1,89 tỷ USD, tăng 121,6% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó có 732 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp 1,34 tỷ USD và 553 lượt góp vốn mua cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với tổng giá trị vốn góp 547,8 triệu USD.
Theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đạt 3,44 tỷ USD, chiếm 59,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 531 triệu USD, chiếm 9,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư đăng ký 486 triệu USD, chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo đối tác đầu tư, có 76 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 1,84 tỷ USD, chiếm 31,6% tổng vốn đầu tư. Hồng Kông đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 689 triệu USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Xinh-ga-po đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 649 triệu USD, chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư.
Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 49 tỉnh thành phố, trong đó thành phố Hồ Chí Minh thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 1,7 tỷ USD, chiếm 29,3 tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 925 triệu USD, chiếm xấp xỉ 16% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 565 triệu USD chiếm 9,7% tổng vốn đầu tư.
Trang Lê
Theo Nhipcaudautu.vn
Trong khi các phân khúc khác vẫn khá chật vật tiếp cận người mua thì thị trường nhà phố lại hồi sinh mạnh mẽ.
Bên cạnh dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các quỹ nước ngoài cũng đang mạnh tay đổ hàng tỉ USD vào thị trường bất động sản VN.
Nợ xấu giảm đáng kể và nền kinh tế khởi sắc khiến thị trường bất động sản (BĐS) rã băng, tín dụng cũng được khơi thông. Tính đến cuối tháng 9/2015, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã đạt trên 10%. Một phần trong tăng trưởng tín dụng đó đang chảy vào địa ốc…
Lợi nhuận thấp, thủ tục rườm ra, nhiêu khê… khiến doanh nghiệp nản lòng với nhà ở xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường bất động sản hồi phục, các doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) ồ ạt triển khai các dự án nhà ở thương mại để tìm kiếm lợi nhuận.
Theo CBRE, giá căn hộ ở TP. HCM trung bình khoảng hơn 39 triệu đồng/m2 (hay 1.781 USD/m2) tương đương khoảng 3,7 tỷ đồng (hay 178.000 USD) cho mỗi căn hộ diện tích 100m2, thấp hơn 4-5 lần so với giá của căn hộ cùng phân khúc ở Singapore, Thượng Hải hoặc Malaysia.
Theo các báo cáo về thị trường BĐS gần đây cho thấy, từ nay đến năm 2016 thị trường Tp.HCM sẽ có khoảng 50.000-60.000 căn hộ được chào bán. Trong đó, hơn 70% nguồn cung là từ các dự án nhà ở cao cấp.
Việc mua bán, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản chính thức được công nhận kể từ ngày 1/11/2015 khi Nghị định số 76/2015/NĐ - CP (Nghị định 76) quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 có hiệu lực. Với quy định này, theo ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch HĐQT Công ty Sohovietnam, thị trường chuyển nhượng dự án chắc chắn sẽ sôi động hơn.
TP.HCM có dân số đông nhất cả nước với trên 10 triệu dân, trong đó, 61% dân số dưới 40 tuổi song nguồn cung nhà ở đáp ứng nhóm khách hàng này vẫn còn rất thiếu. Đây chính là lợi thế cực lớn để phát triển bất động sản giá rẻ.
Cuối năm luôn là thời điểm phát triển mạnh mẽ nhất của thị trường bất động sản. Năm nay, vừa bước vào đầu quý IV, thị trường bất động sản Đồng Nai đã chứng kiến hàng loạt dự án “bung hàng” đón sóng đầu tư.
Thị trường bất động sản (BĐS) đã hồi phục mạnh mẽ khi lượng giao dịch tăng tại nhiều phân khúc BĐS. Tuy nhiên, lại tiềm ẩn nguy cơ bất ổn vì tăng giá ảo tại một số khu vực, dự án. Nhiều sàn giao dịch, giới cò giở chiêu làm giá.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự