Thông tin Tập đoàn Sunshine chính thức công bố cùng lúc 3 dự án chung cư cao cấp với khoảng gần 3.000 căn hộ chung cư cao cấp đổ bộ vào thị trường Hà Nội ngày 25/9 vừa qua đã ngay lập tức trở thành điểm nóng của thị trường BĐS thủ đô.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản chính thức "bác" đề xuất gia hạn giải ngân tái cấp vốn đối với các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại đã chuyển thành nhà ở xã hội trong hợp đồng vay gói 30.000 tỷ đồng nhưng vẫn xây dựng dở dang.
Theo lý giải của NHNN, các doanh nghiệp (DN) trong thời gian qua đã được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước về thuế; đồng thời các chính sách hỗ trợ vốn, lãi suất của Chính phủ đã đến trực tiếp khách hàng mua dự án rồi... nên không có cơ sở để các ngân hàng tiếp tục tái cấp vốn cho các dự án còn đang dang dở.
Ngân hàng Nhà nước từ chối kiến nghị tái cấp vốn cho dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội nhưng chưa xây dựng hoàn thiện.
Trước đó, trong văn bản gửi lên Chính phủ, NHNN, các bộ ngành như Tài chính, Đầu tư, Xây dựng... trong nhiều đề xuất chính sách liên quan đến cơ chế giải ngân, tái cấp vốn, bù lãi suất cho dự án nhà ở của gói 30.000 tỷ đồng, Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoREA) đã kiến nghị tái cấp vốn cho các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có hợp đồng vay vốn gói 30.000 tỷ đồng ký trước ngày 31/3/2016 (thời hạn gói tín dụng trên hết hiệu lực cam kết cho vay) nhưng chưa xây dựng xong.
NHNN khẳng định, nhóm các DN là đơn vị kinh doanh đã được hưởng lợi nhuận định mức, đã được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai.... khi xây dựng nhà ở xã hội. Việc gia hạn cho người dân thời gian qua cũng là hình thức hỗ trợ gián tiếp cho việc bán hàng của các DN.
Bên cạnh đó, trong các mục tiêu của chương trình thì mục tiêu an sinh xã hội thông qua việc hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn giá rẻ để cải thiện điều kiện về chỗ ở là mục tiêu quan trọng, được ưu tiên hơn là cho DN.
Ngoài ra, tiến độ giải ngân của nhóm khách hàng DN diễn ra rất chậm do dự án chậm tiến độ, việc gia hạn chương trình cho các dự án chậm tiến độ sẽ tạo tiền lệ không tốt, gây tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy, không thể sử dụng tái cấp vốn cho các DN diện nói trên.
Được biết, sau ý kiến của HoREA gửi lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn 5344/VPCP-KTTH đồng ý chỉ gia hạn giải ngân tái cấp vốn đối với khách hàng cá nhân.
Như vậy, việc giải ngân tái cấp vốn đối với các khách hàng là hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải tạo hoặc xây mới nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội vẫn thực hiện như cũ là kết thúc theo đúng quy định tại Thông tư 11 năm 2013 và Thông tư 32 năm 2014 của NHNN.
Trên thực tế, có không ít dự án nhà ở xin tái cấp vốn lần thứ 2 hoặc nhiều lần tiếp theo dựa trên cùng 1 tài sản đảm bảo là giá trị dự án, căn hộ. Thời gian qua không ít dự án nhà ở thương mại đã được chủ đầu tư sử dụng phương thức này để vay tiền của ngân hàng. Đây là nguy cơ một dự án, ngân hàng phải cung cấp tín dụng nhiều lần, nếu trường hợp phát sinh nợ xấu, sẽ khó đòi và phần thiệt thuộc về các ngân hàng thương mại.
Thông tin Tập đoàn Sunshine chính thức công bố cùng lúc 3 dự án chung cư cao cấp với khoảng gần 3.000 căn hộ chung cư cao cấp đổ bộ vào thị trường Hà Nội ngày 25/9 vừa qua đã ngay lập tức trở thành điểm nóng của thị trường BĐS thủ đô.
Với những dự báo về mức độ ô nhiễm sẽ ngày càng tăng trong những năm tới, nhiều người chuyển sang mua nhà ở các vùng ngoại ô và một số khác thì chọn những căn hộ cao tầng để có thể hưởng thụ được bầu không khí trong lành và bớt ô nhiễm hơn.
Thị trường BĐS nghỉ dưỡng cuối năm trở nên nhộn nhịp với hàng loạt dự án chất lượng. Trong số đó, Mövenpick Cam Ranh Resort nổi lên như một cơ hội đầu tư sinh lời hấp dẫn trong tương lai cho tất cả các khách hàng.
Nói tới thị trường bất động sản trong 2 năm gần đây bên cạnh phân khúc căn hộ cao cấp được nhiều đại gia đổ tiền đầu tư, thì bất động sản nghỉ dưỡng là mảng được quan tâm thứ 2, là “mỏ vàng” tỷ đô đang được nhiều “ông lớn” BĐS để mắt tới.
Trong sự ra đời nhanh chóng, gấp rút của hàng loạt các dự án đô thị mới trong lòng thủ đô, khái niệm “đô thị sinh thái” hay “kiến trúc xanh” đang trở nên càng ngày càng phổ biến.
Các tòa nhà chung cư trong cùng cụm chung cư được quyền ký hợp đồng với 1 đơn vị quản lý vận hành riêng biệt. Các Sở Xây dựng địa phương phải công khai mọi thông tin của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư trên cổng thông tin điện tử của mình để người dân được quyền lựa chọn, ký hợp đồng trực tiếp…
Dự án Khu dân cư Phi Long 5 bị thanh tra các nội dung như thủ tục đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng, hợp đồng góp vốn...
Thị trường BĐS cuối năm 2016 được các chuyên gia dự báo sẽ tăng tốc mạnh mẽ. Các doanh nghiệp địa ốc vì thế cũng đang gấp rút chạy đua nhằm đón những tín hiệu hồi phục tốt nhất từ thị trường.
Từ đầu năm đến nay, một loạt thành phố từ Thượng Hải đến Thâm Quyến đều đã triển khai các biện pháp thắt chặt thị trường nhà đất để làm nguội đi cơn sốt theo sau chính sách nới lỏng tiền tệ.
Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, chính sách quan trọng nhất để phát triển thị trường nhà ở Hà Nội là hỗ trợ thị trường BĐS phát triển mạnh loại nhà ở phổ cập, loại hình nhà ở thương mại phù hợp với sức mua của tầng lớp thu nhập trung bình trong xã hội với giá dưới 1 tỷ đồng/căn hộ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự