Trong khi nhiều dự án bất động sản xây xong không bán được, bán xong không có người đến ở, nhưng vẫn có những dự án mới manh nha lại được giao dịch mạnh, thậm chí có tiền chênh lệch.

Tại TPHCM, phân khúc bất động sản cao cấp phát triển rất mạnh, trong khi phân khúc nhà ở bình dân còn thiếu, không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.
Tồn kho giảm gần 60%, giá bán thứ cấp tăng 3-5%
Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa công bố báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) của thành phố trong 6 tháng đầu năm 2015. Theo đó, thị trường BĐS TPHCM nửa đầu năm 2015 tiếp tục đà hồi phục mạnh hơn so với nửa cuối năm 2014 trên tất cả các phân khúc thị trường.
Đã có khoảng 7.050 giao dịch thành công trong nửa đầu năm, tăng gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2014, giá chào bán tăng nhẹ ở thị trường thứ cấp từ 3-5% (số liệu của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản).
Lượng hàng tồn kho trên thị trường TPHCM theo thống kê của 36 dự án năm 2012 đến hết tháng 6/2015 đã bán được 8.501 căn, giảm 58,67 %.
Hoạt động mua bán chuyển nhượng dự án (M&A), hợp tác đầu tư phát triển dự án bất động sản diễn ra rất mạnh giữa các doanh nghiệp, nổi lên vai trò thống lĩnh của các doanh nghiệp lớn về quy mô và năng lực tài chính.
Hiện tại, TPHCM có 1407 dự án phát triển bất động sản, trong đó có 689 dự án tạm ngưng triển khai, 85 dự án bị thu hồi chủ trương đầu tư. Đây cũng là một nguồn dự án tiềm năng cho hoạt động M&A trong thời gian tới.
Trong đó, quận 2, quận 9, quận Thủ Đức, quận Gò Vấp, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè có nguồn cung lớn trong phân khúc thị trường nhà biệt thự, nhà liền kề. Các địa phương này cũng có nguồn cung lớn về đất nền.
Quận 2, quận 4, quận 6, quận 12, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận Tân Phú, quận Bình Tân... là nguồn cung lớn trong phân khúc thị trường căn hộ chung cư.
Nhà ở bình dân cung không đủ cầu
Phân khúc BĐS cao cấp có sự phát triển rất mạnh với rất nhiều dự án được khởi công xây dựng, chào bán trên thị trường. Phân khúc này đang có xu thế phát triển sang phía Đông thành phố, từ bờ Tây sông Sài Gòn (quận Bình Thạnh, quận 1, quận 4), qua quận 2 và một phần quận 9 giáp ranh quận 2.
Nhiều doanh nghiệp lớn trên thị trường BĐS đều đã ghi tên mình vào bảng danh sách những dự án cao cấp tại khu vực này, trong đó phải kể đến những cái tên như Đại Quang Minh, Novaland, Him Lam, Vingroup, Phú Mỹ Hưng, Bitexco...
HoREA đánh giá, dù thị trường đã có những bước chuyển định hướng nhằm vào phân khúc nhà ở có quy mô vừa và nhỏ (căn hộ 1 - 2 phòng ngủ) với giá bán vừa túi tiền (trên dưới 1 tỷ đồng/căn hộ), nhưng vẫn trong tình trạng cung không đủ cầu.
Nguồn cung các dự án nhà ở và sản phẩm căn hộ với giá bán vừa túi tiền và dự án nhà ở xã hội hiện rất thiếu. Tiêu biểu là dự án của các đơn vị Nhà Thủ Đức (TDH), Địa ốc Hưng Thịnh, Nam Long, Phúc Khang, Xây dựng Thương mại Lê Thành, Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia.
Phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, ngoài các dự án của Công ty Đức Khải, Trần Thái, Đầu tư Thủ Thiêm, Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn, Địa ốc Hoàng Quân..., còn có thêm Công ty Thiên Phát đã bàn giao giai đoạn 1 khu chung cư cho thuê với nhiều tiện ích, quy mô 2.500 chỗ dành cho công nhân khu công nghiệp Linh Trung quận Thủ Đức.
HoREA nhấn mạnh, chính phân khúc nhà ở quy mô vừa và nhỏ mới là phân khúc phát triển bền vững - trụ cột của thị trường bất động sản đáp ứng nhu cầu thật của đông đảo người tiêu dùng là người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp đô thị.
Trong khi nhiều dự án bất động sản xây xong không bán được, bán xong không có người đến ở, nhưng vẫn có những dự án mới manh nha lại được giao dịch mạnh, thậm chí có tiền chênh lệch.
Thời gian qua, rất nhiều vụ kiện tụng, tranh chấp giữa những người mua nhà và các chủ đầu tư BĐS đã xảy ra. Nguyên nhân một phần là do thị trường BĐS đã phát triển quá nóng, dẫn tới lệch pha cung cầu, đặt người mua vào thế phải mua vì cần mua và chấp nhận mua nhà trên giấy, dẫn tới những rủi ro khôn lường.
Báo Đầu tư Online – baodautu.vn vừa nhận được bài phân tích thị trường bất động sản trong mối liên hệ với những biến động của thị trường tiền tệ của Bộ phận nghiên cứu & tư vấn, Công ty TNHH CBRE Việt Nam. Chúng tôi xin gửi đến độc giả nội dung chính của bài phân tích này (*).
Bất động sản sẽ phát triển bền vững và tiềm năng trong thời gian tới, nhiều dự án ăn theo hạ tầng sẽ phát triển mạnh mẽ.
Thị trường tốt, chủ đầu tư tăng giá là những diễn biến nội tại của thị trường BĐS. Bên cạnh đó, thị trường BĐS còn chịu tác động từ nền kinh tế vĩ mô cũng như chính sách của nhà nước, theo các chuyên gia những yếu tố này sẽ gián tiếp đẩy giá BĐS điều chỉnh đi lên.
Dòng tiền đang đổ mạnh vào bất động sản, đặc biệt là vốn tín dụng ngân hàng. Hiện nay con số lên hơn 360 nghìn tỷ chảy vào BĐS. Đã có nhiều ý kiến cho rằng thị trường có nguy cơ bong bóng.
Tính đến 30/6/2015, 10 ông lớn BĐS được niêm yết trên sàn chứng khoán có khoản tồn kho lên đến hơn 40.000 tỷ đồng, đa phần các tài sản này đều là chi phí xây dựng dở dang tại các dự án BĐS doanh nghiệp đang thực hiện
Sự biến động lớn về tỷ giá thông thường sẽ có sự dịch chuyển của dòng tiền, xu hướng có thể sẽ có xu hướng dòng tiền tiết kiệm dịch chuyển sang các tài sản khác.
Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá và thị trường vàng trong nước đã tăng vượt ngưỡng 35 triệu đồng/lượng có thể sẽ ảnh hưởng tích cực đến thị trường bất động sản.
Thị trường bất động sản đang đứng trước cơ hội tăng tốc về thanh khoản sau khi Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ 1/7, trong đó chính thức cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự