Tham gia đấu giá IPO cổ phần DNNN, thâu tóm công ty yếu kém là cách nhanh nhất để các “ông lớn” địa ốc gia tăng quỹ đất.

Công ty TNHH MTV phát triển Nhà tự ý đưa người vào ở nhà tái định cư xâm chiếm 2000 căn nhà mặc kệ TP Hà Nội chỉ đạo nhiều lần, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra công vụ của Sở Nội vụ đã vào cuộc
Tại buổi chất vấn của kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội, ĐB Phạm Thị Thanh Mai (Hà Đông) chất vấn Giám đốc Sở Xây dựng về quản lý nhà chung cư. Theo báo cáo giải trình của UBND liên quan đến quỹnhà tái định cư đã giao cho Sở Xây dựng điều hành và Công ty Quản lý và phát triển Nhà Hà Nội trực tiếp quản lý, có hơn 2.000 căn nhà tái định cư tồn đọng, chưa đưa vào sử dụng nhưng đã có người vào ở, vi phạm này kéo dài.
“HĐND TP đã đeo bám nội dung này 3 năm, xin hỏi đến nay đã xử lý như thế nào? Trách nhiệm của Sở Xây dựng trong việc quản lý quỹ nhà này thế nào?”, ĐB Mai bức xúc.
Trả lời chất vấn trên, ông Lê Văn Dục, GĐ Sở xây dựng cho biết, TP Hà Nội có tổng cộng 477 toà nhà chung cư và 166 toà nhà tái định cư. Trong số này, giao 112 toà nhà cho Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển Nhà Hà Nội, còn 18 toà chung cư, tái định cư giao cho Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà. Còn 28 nhà chung cư thấp tầng không có thang máy giao cho người dân tự quản.
Đối với quỹ nhà tái định cư, ĐB Mai nêu 2.000 căn nhà mà Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển Nhà tự đưa người dân vào, ông Dục cho biết, vấn đề này thành phố đã chỉ đạo nhiều lần, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Thành phố, Thanh tra công vụ của Sở Nội vụ cũng đã vào cuộc. Trên cơ sở báo cáo các đơn vị, trong tháng 12 này, đơn vị sẽ có báo cáo.
Theo Sở Xây dựng, 2.000 căn nhà này thì 533 căn hộ mà Công ty tự đưa vào đã kéo dài nhiều năm từ 2006 đến 2014, khoảng 312 căn hộ đã sử dụng. Tháng 6/2014 đến nay, Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển Nhà tiếp tục vi phạm 247 căn hộ.
Để giải quyết vấn đề này, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, TP đã quyết định, bắt đầu từ tháng 8/2015, tất cả các công trình sau khi phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng và kinh phí đưa vào kho bạc nhà nước thì “tiền trao cháo múc”, tức tiền được đền bù bao nhiêu, đất đầu đi đền bù bao nhiêu thì đầu đến phải trả, còn thiếu thì cho trả dần. Phương thức này thực hiện rất hiệu quả, khắc phục được những tồn tại.
Với 288 nhà tạm cư cho các dự án, Sở Xây dựng đang đôn đốc, yêu cầu 533 chủ căn hộ nếu hết tháng 12 không nộp tiền sẽ cưỡng chế, mặc dù có cầm quyết định rồi, chuyển nhượng rồi nhưng chưa có chứng nhận quyền sở hữu nhà. Lãnh đạo Sở cho biết đến nay, biện pháp này khá khả quan, giúp thu được 250 tỷ đồng trên tổng số 480 tỷ đồng.
Thu hồi bao nhiêu dự án sai phạm?
Liên quan đến việc thu hồi đất với những dự án có quyết định thu hồi,ĐB Trần Thị Vân Hoa (Phú Xuyên) đề nghị UBND TP cho biết hiện Hà Nội có bao nhiêu dự án có quyết định thu hồi và sau khi có quyết định, thành phố đã thu hồi được bao nhiêu diện tích đất?
Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Nguyễn Trọng Đông cho biết, qua thanh kiểm tra, các ngành chức năng của Thành phố đã có kết luận cụ thể và ra quyết định thu hồi 69 dự án, tổng diện tích 1.800 ha và đã thu hồi thực địa được 33 dự án.
ĐB Phạm Thị Thanh Mai (Hà Đông) đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường cho biết, đối với những dự án điều chỉnh quy hoạch chưa kịp tính nghĩa vụ tài chính bổ sung thì đến nay đã thực hiện kết quả này như thế nào, bao giờ hoàn thành việc xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung đối với các dự án điều chỉnh quy hoạch?
Trả lời chất vấn trên, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Nguyễn Trọng Đông cho hay, trên địa bàn thành phố có một số dự án sau khi được giao đất thì có nhu cầu điều chỉnh quy hoạch, hướng đầu tư dự án nên các chủ đầu tư đã xin điều chỉnh quy hoạch về nâng tầng, công năng sử dụng...
“Hiện có 35 dự án đã được điều chỉnh và Thành phố đã tính tiền sử dụng đất của 10 dự án có quy mô 64 ha với số tiền 1.146 tỷ đồng; đã tính bổ sung sau khi điều chỉnh quy hoạch với 8 dự án với số tiền 411 tỷ đồng; 7 dự án còn lại có diện tích 1.219 ha đã được tính số tiền đất là 5.684 tỷ; còn 18 dự án đang giải phóng mặt bằng, sau khi hoàn thành xong, Thành phố sẽ tính tiền sử dụng đất”, ông Đông trả lời cụ thể.
Tham gia đấu giá IPO cổ phần DNNN, thâu tóm công ty yếu kém là cách nhanh nhất để các “ông lớn” địa ốc gia tăng quỹ đất.
“Năm 2016, thị trường BĐS sẽ tiếp đà hội phục và phát triển mạnh mẽ hơn năm 2015”, ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết.
Tại Hội nghị phổ biến các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở năm 2014, nhiều chuyên gia phân tích nhấn mạnh rằng thị trường BĐS Việt Nam trong giai đoạn 2016-2018 đang đứng trước cơ hội vàng nhờ quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.
Bitexco và Emaar Properties PJSC (Dubai) vừa được chỉ định đầu tư dự án Bình Quới-Thanh Đa đang gây được sự chú ý trên thị trường địa ốc.
"Đến 2018 nhu cầu về bất động sản mới cân bằng với cung. Còn hiện nay cung vẫn cao hơn cầu một chút. Sau 2018 cầu sẽ lớn hơn cung, và 2021 - 2023 mới có bong bóng".
" Vốn trong dân vẫn còn rất nhiều, triển vọng thị trường cũng cực kỳ lớn, người dân hãy cứ đầu tư đi, cứ đổ tiền vào BĐS đi vì thị trường năm 2016 sẽ tốt hơn so với năm 2015", đây là khẳng định của Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường.
Cienco 6 là tổng công ty “ế” nặng nhất trong các Cienco tiến hành IPO năm 2014 khi chỉ bán được chưa đầy 1,2 triệu cổ phần trên tổng số gần 29 triệu cổ phần chào bán.
Chủ đầu tư gặp khó khăn hoặc bỏ trốn nợ thuế, tiền sử dụng đất (SDĐ) có thể hiểu. Thế nhưng, nhiều chủ đầu tư “sống khỏe” vẫn chây ỳ nộp. Bộ Tài chính phải gửi công văn trực tiếp tới Hà Nội đề nghị quyết liệt, đôn đốc xử lý vi phạm tài chính.
Do đặc thù cần quỹ đất rộng để đầu tư vào thiết kế, hạ tầng và tiện ích nên các dự án biệt thự, nhà liền kề thường được các chủ đầu tư xây dựng ở vùng ven đô. Đây chính là cơ hội hấp dẫn cho những dự án có cùng phân khúc trong nội đô.
Cùng với thị trường bất động sản khởi sắc, những chính sách ưu đãi đặc biệt về lãi suất cho vay đang giúp người mua nhà có cơ hội lớn để sở hữu chung cư cao cấp khu vực Hà Đông.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự