Dựa trên nhiều dữ liệu và tình hình hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS) năm 2018, nhiều chuyên gia nhận định thị trường BĐS 2019 tiềm ẩn rất nhiều khó khăn, lành ít dữ nhiều.

Bởi đang có sự dịch chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và sự gia tăng nhanh chóng của sản lượng tiêu thụ nội địa.
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, một trong những điểm thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư từ Á sang Âu nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế vĩ mô tích cực và ổn định.
Jeffrey Perlman, Giám đốc Điều hành và Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Warburg Pincus, cho biết, với sự dịch chuyển cơ sở sản xuất từ thị trường Trung Quốc sang Việt Nam cũng như sự gia tăng nhanh chóng của sản lượng tiêu thụ nội địa, thị trường bất động sản khu công nghiệp đã đến "thời điểm chín muồi" cho tăng trưởng vượt bậc.
Bài toán lớn
Việt Nam đã thu hút dòng vốn FDI lên đến 35,6 tỷ USD trong năm 2017, tăng 44.4% so với năm trước, trong đó Nhật Bản là thị trường có lượng vốn ngoại rót nhiều nhất, đóng góp 9,11 tỷ USD.
Hoạt động sản xuất và chế biến chiếm 44,2% trong danh sách các ngành nghề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nhà sản xuất châu Á muốn tận dụng lợi thế của Việt Nam với lực lượng lao động trẻ, có tay nghề và mức lương chỉ bằng một nửa so với đội ngũ sản xuất của Trung Quốc.
Ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam, cho rằng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh đi kèm với sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị đã và đang mở ra tương lai rất sáng cho thị trường bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam mong muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị trường, đặt mục tiêu tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, năng lượng tái tạo và các dự án thành phố thông minh.
Tuy nhiên, xét về góc độ tổng thể của một nền kinh tế, việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hướng dòng tiền vào việc tạo ra giá trị gia tăng là một bài toán lớn, cần sự phối hợp từ nhiều phía.
Theo quan sát của ông Troy Griffiths, thị trường đầu tư công nghiệp đang bước vào giai đoạn khởi đầu. Trong khi đó, thị trường vốn đang ngày càng khan hiếm hơn, cùng với thanh khoản giảm dần do cổ phiếu tiếp tục bị nắm giữ.
Thị trường hồi đầu năm đã chứng kiến một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, đó là giao dịch bán và cho thuê lại tại VSIP Park, Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, với mức sinh lợi lên đến 10,7%.
Thương vụ VSIP cũng cho thấy những khả năng có thể thực thi và mục tiêu lợi nhuận. “Sản lượng công nghiệp trên 10% là lớn hơn nhiều nếu đặt lên bàn cân so sánh với lợi suất văn phòng chỉ 5-6%” Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam khẳng định.
Sự cải thiện tích cực
Thị trường bất động sản tiếp tục là lĩnh vực thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tại Việt Nam, giới đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất hiện đang nắm giữ khối tài sản trên bảng cân đối kế toán. Ông Troy tin rằng, điều này, sẽ tạo cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản khi thị trường đến lúc đáo hạn.
Theo Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2018, lĩnh vực bất động sản đã vươn lên đứng thứ hai sau nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo về thu hút đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký đạt 5,54 tỷ USD.
Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng nửa đầu năm 2018 có mức tăng trưởng tích cực 9,07% so với cùng kỳ năm trước, nhưng ở mức cao hơn khá nhiều, cùng kỳ năm 2016 là 7,12% còn 2017 là 5,81%.
Các chỉ báo sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự cải thiện tích cực trong quý II. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 10,5%, cao nhất từ năm 2011.
Ngoài những chỉ số này và những nội dung báo cáo thị trường quý II/2018, bộ phận Nghiên cứu Savills cũng cập nhật những nhận định mới về thị trường bất động sản công nghiệp, lĩnh vực đang nhận được sự quan tâm từ nhiều phía bởi tiềm năng phát triển trong thời gian gần đây.
Hải Vân
Theo Nhipcaudautu.vn
Dựa trên nhiều dữ liệu và tình hình hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS) năm 2018, nhiều chuyên gia nhận định thị trường BĐS 2019 tiềm ẩn rất nhiều khó khăn, lành ít dữ nhiều.
Dòng vốn FDI chảy vào Bất động sản tăng đột biến trong nửa đầu năm 2018, cao nhất trong vòng 8 năm, với 5,5 tỉ USD.
Một số doanh nghiệp bất động sản “án binh bất động” trước các đợt thanh kiểm tra của Nhà nước và ảnh hưởng của thủ tục hành chính trong cấp phép xây dựng, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khác đang sở hữu quỹ đất sạch lớn, giao dịch vẫn sôi động, có sự tăng trưởng ổn định về doanh thu và lợi nhuận.
Đó là khẳng định của cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia bất động sản và các doanh nghiệp tại hội thảo “Chu kỳ khủng hoảng và cơ hội đầu tư bất động sản ” do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 18.7.
Thanh khoản giảm, nhà đầu tư lướt sóng rời đường đua, nguy cơ bán tháo chực chờ có thể gây khó cho thị trường đất nền.
Chứng khoán khó lường; vàng, ngoại tệ ít có cơ hội chốt lời; tiền ảo chưa chính thống là lý do khiến nhà đầu tư đổ tiền ồ ạt vào đất.
Trong báo cáo của Hiệp hội bất động sản (BĐS) TP. Hồ Chí Minh (HoREA) gửi Chính phủ cùng các bộ, ngành có liên quan về nhận định khó có thể xảy ra tình trạng “bong bóng” BĐS trong năm 2018. Theo đó, HoREA đưa ra bốn nguyên nhân về chính sách, về nguồn tín dụng… cùng sự sự can thiệp, điều chỉnh ngày càng kịp thời và hiệu quả của Nhà nước nguy cơ “vỡ trận” khó có thể xảy ra trong năm nay.
Năm 2018 dự báo thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi, tăng trưởng và phát triển ổn định. Các phân khúc thị trường và sản phẩm bất động sản sẽ tái cơ cấu lại hợp lý hơn. Cùng đó, thị trường bất động sản vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn về quan hệ cung - cầu; tiếp cận quỹ đất đầu tư; thủ tục hành chính.
Không chỉ đất đặc khu, đất ở TP.HCM, Hà Nội hay các đô thị lớn... mà đất vùng ven, vùng sâu, thậm chí ở những nơi hẻo lánh cũng tăng giá một cách không thể hiểu nổi.
Nhiều vết rạn nứt tiềm ẩn rủi ro đã xuất hiện trong hoạt động của thị trường bất động sản.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự