Cũng trong thị trường Bảo hiểm Phi nhân thọ, Bảo hiểm xe cơ giới và Bảo hiểm sức khỏe chiếm phần lớn doanh thu phí bảo hiểm, lần lượt đạt 28,2% và 21,5%.

Tiềm lực, kinh nghiệm và nguồn lực đều yếu nên Việt Nam bắt buộc phải áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp “tự ti” đến nỗi không tìm hiểu pháp luật để nắm rõ các công cụ này, gây thiệt thòi cho sản xuất trong nước.
Tại Hội thảo “Kinh nghiệm ứng phó và sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước” diễn ra hôm 16/12, ông Nguyễn Phương Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh thừa nhận, trong bối cảnh ngày càng mở rộng thông thương nhưng doanh nghiệp trong nước vẫn không nắm được các công cụ phòng vệ thương mại.
Tiềm lực, kinh nghiệm và nguồn lực đều yếu nên Việt Nam bắt buộc phải áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp “tự ti” đến nỗi không tìm hiểu pháp luật. Trong khi đó, tính cộng đồng không cao dẫn tới khi bị áp lực hàng nhập tràn vào thì lần lượt chết nhưng doanh nghiệp vẫn không biết đoàn kết lại, “ai chết mặc ai”.
“Việt Nam nằm trong số các nước rất ít áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, gây thiệt thòi cho sản xuất. Đó không chỉ là lỗi của doanh nghiệp mà bản thân chúng tôi cũng có lỗi”, đại diện Cục Quản lý cạnh tranh thừa nhận.
Ông Nam cho hay, trong quá trình mở cửa hội nhập, các nước có xu hướng gia tăng điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
Tuy nhiên, mặc dù Chính phủ đã ban hành pháp lệnh về các biện pháp phòng vệ thương mại từ năm 2004 nhưng tới nay Việt Nam mới thực hiện được 3 vụ tự vệ và 1 vụ chống bán phá giá với hàng nhập về trong nước.
“Mỗi lần chuẩn bị khởi xướng chống bán phá giá, phòng vệ thương mại, chúng tôi đều bị áp lực khủng khiếp”, ông nói.
Ông dẫn chứng ví dụ, như với vụ kiện sản phẩm thép không gỉ, cơ quan quản lý cạnh tranh phải đi thuyết trình với Chính phủ và các bộ ngành mất hơn 6 tháng mới được đưa ra giải quyết ở WTO. Trong khi đó, Đài Loan - cũng tham gia vụ kiện - chỉ mất có 2 tháng.
“Chúng tôi muối mặt vì cứ khất lần với phía Đài Loan để cùng khởi xướng. Ngoài ra, ngôn ngữ cũng là một rào cản khi “chiến đấu” với nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ cực kỳ khó khăn khi họ sử dụng tiếng anh”, ông Nam chia sẻ.
Cũng chia sẻ về câu chuyện khó khăn khi đi khởi kiện, ông Tô Thái Ninh - Phó trưởng phòng điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước nói: “Việc đi đến kết luận cuối cùng là vô cùng khó khăn và phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ các quốc gia bị khởi kiện do họ có rất nhiều lập luận phản đối những gì phía Việt Nam đưa ra”.
Về phía đại diện doanh nghiệp, ông Vũ Văn Thanh - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen thì chỉ ra rằng, hàng rào kỹ thuật của Việt Nam hiện nay có nhưng chưa hiệu quả trong khi các nước áp dụng các hàng rào rất khắt khe với sản phẩm nhập từ Việt Nam.
Bên cạnh đó, nguồn lực và nhận thức của doanh nghiệp còn hạn chế. 76% doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hoặc rất khó khăn về nguồn lực trong phòng vệ thương mại nên chưa có nhân sự chuyên trách về vấn đề này. Bản thân các hiệp hội được lập ra để bảo vệ doanh nghiệp cũng hoạt động rất yếu.
“Tâm lý của người Việt Nam nghe đến kiện là muốn né rồi. Tuy nhiên, cần phải hiểu, đây thực chất là một vụ việc hành chính chứ không phải là một vụ việc tố tụng”, ông Thanh nói thêm.
Cũng trong thị trường Bảo hiểm Phi nhân thọ, Bảo hiểm xe cơ giới và Bảo hiểm sức khỏe chiếm phần lớn doanh thu phí bảo hiểm, lần lượt đạt 28,2% và 21,5%.
Việc tham gia đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giúp Việt Nam có điều kiện cân bằng lại cán cân thương mại và tạo động lực cho cải cách.
Quỹ Standard & Poor (S&P) mới đây đã công bố báo cáo nhận định rằng "kinh tế Việt Nam đang bắt đầu khởi sắc" trong khi kinh tế hầu hết các nước châu Á khác đang phát triển chậm lại hướng tới tăng trưởng tiêu dùng.
Giá dầu thế giới liên tục giảm trong thời gian gần đây do nguồn cung dư thừa và nhu cầu giảm. Thêm vào đó, nhiều đồn đoán cho rằng giá dầu thế giới sẽ giảm xuống 20 USD/thùng trong năm tới. Trước bối cảnh này, chuyên gia Ngô Trí Long nhận định, giá dầu thế giới giảm Việt Nam có thể tiết kiệm được 3 tỉ USD.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc cổ phần hóa doanh nghiệp thành viên quy mô lớn của các tập đoàn kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Những sự kiện tác động lớn nhất tới kinh tế Việt Nam năm qua có thể gói gọn trong 3 vấn đề: FTA, Mỹ và Trung Quốc. Trong đó, 2015 có thể coi là năm "bội thu" các Hiệp định tự do thương mại của Việt Nam.
Vị Trưởng đại diện JICA nói ông rất quan tâm đến việc được ăn sạch, thế nhưng...
Tham gia một thỏa thuận lịch sử có tầm vóc toàn cầu về biến đổi khí hậu, Việt Nam đã đưa ra những cam kết và cần thực thi các cam kết đó bằng những việc làm cụ thể.
Trong chu kỳ điều hành này, giá dầu có thể giảm khoảng 1.000 đồng/lít, giá xăng cũng hạ khoảng 300 đồng/lít.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự