Chiều 22-11, Công an TP.HCM cho biết vừa phối hợp cùng Công an Q.3 bắt giữ năm đối tượng nằm trong chuỗi mắt xích của đường dây lừa đảo xuyên quốc gia.

Chắc hẳn lãnh đạo Bộ GTVT không hề biết Công ty 573 (Công ty con của Cienco 5) đang “lừa tiền” khách hàng và chây ỳ không chịu thanh toán...
Vụ việc sai phạm khiến nhiều khách hàng rơi vào cảnh khốn khổ, diễn ra thời ông Bạch Ngọc Du giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty 573. Sau khi đưa hàng loạt khách hàng vào “bẫy” tại dự án HH1, Mễ Trì Hạ (Hà Nội) với số tiền góp vốn nhiều tỷ đồng, ông Bạch Ngọc Du nhanh chân “bon” lên chức Chủ tịch HĐQT Cienco 5, bỏ lại Công ty 573 cả khối nợ khổng lồ.
Thời điểm năm 2013, khi ông Bạch Ngọc Du được Bộ GTVT bổ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Cienco 5, đã có tờ báo gọi đây là “trường hợp hiếm trong ngành giao thông được bổ nhiệm vượt cấp”.
Lời kêu cứu vô vọng
Ông Nguyễn Đức Tùng, một trong nhiều nạn nhân đã trót góp vốn vào Công ty 573 thời ông Bạch Ngọc Du làm Chủ tịch HĐQT cho biết, đã nhiều lần gửi đơn, có nhiều buổi làm việc với ban lãnh đạo Công ty 573 để đòi tiền góp vốn nhưng phía công ty cứ hẹn rồi bội tín và sự việc kéo dài trong suốt nhiều năm qua.
Theo như Hợp đồng “Hợp tác đầu tư số 18/BCC/2009 Dự án HH1, Mễ Trì Hạ, Từ Liêm, Hà Nội” mà ông Nguyễn Đức Tùng ký với ông Bạch Ngọc Du, thì ông Tùng đã thực hiện việc chuyển tiền góp vốn theo đúng thỏa thuận, nhưng phía Công ty 573 đã lừa dối để chiếm dụng vốn, trong khi dự án tại khu đất vàng của Hà Nội sau 7 năm vẫn bỏ hoang.
“Lừa tiền” khách hàng.
Nhiều người hẳn chưa quên phát biểu của ông Bạch Ngọc Du năm 2010 trong lễ kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển Công ty 573 trước lãnh đạo Cienco 5 và đại diện Bộ GTVT đại ý: “Mấu chốt của sự thành công là kinh doanh lấy chữ tín làm đầu, chữ tín trong sản phẩm. Hướng đi của 573 đã được khẳng định, nhưng phía trước còn rất nhiều khó khăn, đòi hỏi CBCNV Công ty 573 phải phấn đấu cao hơn nữa chuẩn bị hành trang để tạo bước đột phá mới”.
Thế nhưng, ngay ở thời điểm đó, nhiều khách hàng góp vốn vào dự án HH1, Mễ Trì Hạ đã gặp phải sự “bội tín” của Công ty 573 và đến giờ này “chữ tín” mà ông Bạch Ngọc Du rêu rao đã khiến Công ty 573 nợ như “chúa chổm”.
Như đã đề cập ở trên, việc Công ty 573 ôm nhiều tỷ đồng tiền vốn của khách hàng với dấu hiệu vi phạm pháp luật khi cam kết khởi công vào đầu quý III, năm 2009, thời gian thi công và bàn giao công trình trong thời hạn 25 tháng kể từ ngày khởi công. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại công trình vẫn là một mảnh đất hoang, cỏ mọc um tùm và cây cao quá đầu người. Sau một thời gian chờ đợi dự án được khởi công và thi công, khách hàng giục Công ty 573 về tiến độ và giải trình rõ ràng việc sử dụng nguồn vốn thì nhận được câu trả lời sẽ bàn giao đúng kế hoạch.
Sau nhiều lần vi phạm tiến độ theo như hợp đồng cam kết, ông Nguyễn Đức Tùng yêu cầu công ty trả tiền góp vốn và tiền lãi phạt theo hợp đồng thì Công ty 573 liên tiếp hứa hẹn và rồi cứ mặc nhiên sử dụng nguồn vốn một cách tùy ý. Vậy nguồn vốn khách hàng góp để đầu tư xây dựng dự án HH1 được Công ty 573 sử dụng vào mục đích gì? Đó cũng là câu hỏi mà VOV gửi tới lãnh đạo Công ty 573 trong nhiều tháng qua nhưng không nhận được hồi đáp. Có lẽ lúc này chỉ có ông Bạch Ngọc Du là người có câu trả lời rõ ràng nhất.
Phía sau những báo cáo màu hồng
Trong khi khách hàng “khuynh gia bại sản”, ông Hoàng Ngọc, Giám đốc Công ty 573 hiện nay cũng phải liên tiếp lẩn tránh việc trả tiền góp vốn và tiền phạt theo đúng hợp đồng, thì ông Bạch Ngọc Du lại có những báo cáo màu hồng tại Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII của Cienco 5.
Những con số được đưa ra tại đại hội này thực sự gây choáng, chúng tôi xin trích một phần để bạn đọc có thêm góc nhìn: “HĐQT và Ban Tổng Giám đốc TCT đã điều hành SXKD đạt nhịp độ tương đối ổn định. Kết quả, giá trị sản lượng từ năm 2010 đến 2014 vẫn duy trì ở mức trên dưới 9.000 tỷ đồng; tổng doanh thu tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng 6% và đạt mức 4.817 tỷ đồng vào năm 2014. Năm 2014 TCT nộp ngân sách tăng 1,5 lần so với năm 2010; thu nhập bình quân của người lao động tăng hơn 1,3 lần (từ 3,7 triệu đồng/người/tháng tăng lên hơn 5,1 triệu đồng/người/tháng). Đặc biệt, tình hình khó khăn tài chính của TCT đã được khắc phục cơ bản. Vốn chủ sở hữu được nâng lên hơn 3,3 lần - từ 980 tỷ đồng năm 2010 lên 3.250 tỷ đồng năm 2014”.
Chắc hẳn lãnh đạo Bộ GTVT không hề biết Công ty 573 (Công ty con của Cienco 5) đang “lừa tiền” khách hàng và chây ỳ không chịu thanh toán? Chắc là không biết, nên Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể mới thay mặt Ban cán sự Bộ GTVT và lãnh đạo Bộ GTVT biểu dương những thành quả đã đạt được của Cienco 5 trong những năm qua.
Hy vọng Bộ GTVT sẽ vào cuộc làm rõ vụ việc và đòi lại công bằng cho người dân sau khi nghe lời phát biểu của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII của Cienco 5: “Bộ GTVT luôn bên cạnh các đồng chí, sẵn sàng hỗ trợ để các đồng chí làm tốt nhiệm vụ của mình, phát triển thương hiệu Cienco5 ngày càng bền vững”./.
Chiều 22-11, Công an TP.HCM cho biết vừa phối hợp cùng Công an Q.3 bắt giữ năm đối tượng nằm trong chuỗi mắt xích của đường dây lừa đảo xuyên quốc gia.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ôtô từ 4 chỗ trở lên, xe rơmóc, máy kéo phải trang bị bình bột, bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng, đèn pin, khẩu trang lọc độc... trên xe đề phòng cháy nổ.
Ôtô không trang bị phương tiện chữa cháybị phạt đến 500000 đồng
Tại cuộc họp mới đây bàn về Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2012-2014, thực trạng và giải pháp, ông Tô Xuân Phúc (đại diện tổ chức Forests Trend) cho hay ở Việt Nam đang tồn tại thực trạng các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván bóc khai giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thực tế nhằm giảm hoặc trốn thuế.
Được bổ nhiệm là người đứng đầu doanh nghiệp Nhà nước, Nguyễn Hùng Linh đã lập ba công ty sân sau, cùng với nhóm nhân viên của mình kinh doanh gian đối, chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng của doanh nghiệp.
Vào thời điểm bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Hà Nam ập vào bắt giữ, Dương Thị Lê (27 tuổi, trú tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) - đối tượng cùng đồng bọn gây ra gần 30 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại 20 tỉnh, thành, bằng thủ đoạn đề nghị chuyển tiền, quà từ nước ngoài về Việt Nam - vẫn đang móc nối với các đối tượng người nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội.
Phân tích nguyên nhân chính gây ra những vụ kiện gần đây trên thị trường cho vay tín chấp của các công ty tài chính, ngân hàng, các chuyên gia tài chính cho rằng, cần phải đơn giản hóa tối đa thủ tục cho vay, đồng thời minh bạch, công khai mức lãi suất các giai đoạn để giảm thiểu rủi ro trong cho vay tiêu dùng tín chấp. Trái ngược với lo ngại chung, sự tham gia của hàng loạt công ty tài chính (CTTC) vào thị trường sẽ là giải pháp cho vấn nạn tín dụng đen hiện nay và giúp thị trường vay tín chấp phát triển tích cực hơn.
Luật sư Hồ Nguyên Lễ gửi đến TTO những ý kiến quanh vụ bị phạt 5 triệu đồng vì lên Facebook viết chủ tịch UBND tỉnh "nhìn cái mặt kênh kiệu".
Theo thống kê, đối tượng mua dâm là cán bộ, công nhân viên chức chỉ có 3%, đối tượng doanh nghiệp là 20%, đối tượng không có nghề nghiệp ổn định, làm ăn tự do 75,7%.
Để có tiền chơi chứng khoán, kinh doanh vàng, giám đốc phòng giao dịch đã thuyết phục khách gửi tiền rồi dùng thủ đoạn rút ra phục vụ mục đích cá nhân.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự