Nữ thủ tướng tương lai của Anh: Theresa May
Mỹ quyết điều thêm quân đến Iraq chống IS
Ai đứng sau lập trường bài Nga của NATO?
Trung Quốc điều tra tham nhũng cựu chính ủy không quân
Nắm quốc hội, Thủ tướng Nhật rộng đường đổi hiến pháp

Tài phiệt Mỹ George Soros cảnh báo nguy cơ EU tan rã cùng Brexit
Nhà tài phiệt người Mỹ George Soros vừa đưa ra cảnh báo rằng nếu cử tri Anh lựa chọn rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là kịch bản Brexit, trong cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 23/6 tới, đây sẽ là dấu chấm hết cho liên minh này.
Ngày 11/6, phóng viên TTXVN tại Anh dẫn lời tỷ phú Soros cho rằng khả năng Anh rời EU tạo ra một mối đe dọa mới. Nếu xảy ra Brexit, nguy cơ tan rã của liên minh này là điều khó tránh khỏi. Trước đó, ông Soros cũng đã cảnh báo EU đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, do phải giải quyết cùng lúc hai bài toán khó là cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp và cuộc khủng hoảng di cư. Tuy nhiên, nhà tài phiệt này lưu ý rằng việc đồng bảng Anh mạnh lên trong những tuần gần đây cho thấy khả năng người dân Anh bỏ phiếu rời EU có thể sẽ không xảy ra. Theo ông, cuộc trưng cầu ý dân càng đến gần thì các cuộc vận động ở lại EU sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
Trung Quốc nên tôn trọng phán quyết về vụ kiện Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee cho rằng Trung Quốc nên tôn trọng phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay, Hà Lan trọng vụ kiện của Philippines chống lại Trung Quốc về “đường lưỡi bò”.
>> Hàn Quốc điều tàu quân sự truy đuổi tàu cá Trung Quốc
>> Trung Quốc khó phớt lờ phán quyết về “đường lưỡi bò”
PCA dự kiến sẽ đưa ra phán quyết trong những tuần tới liên quan tới vụ kiện mà Philippines khởi xướng vào năm 2013 đối với các tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông, một trong những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới.
Việc Bắc Kinh ngang nhiên xây dựng hơn 1.200 ha đảo nhân tạo đã gây căng thẳng trong khu vực, nhưng Trung Quốc ngang ngược nói rằng nước này có quyền làm vậy.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình TV3 ngày 11/6,Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee khẳng định dù nước này không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông nhưng ông hi vọng luật pháp được tôn trọng.
“Chúng tôi muốn dự do hàng hải, tự do hàng không. Chúng tôi muốn các tuyến thông tin mở và hi vọng sẽ có sự tuân thủ luật pháp quốc tế”, ông nói.
Khi được hỏi liệu ông có cho rằng Trung Quốc nên chấp nhận phán quyết của tòa, ông Brownlee cho hay đó là chuyện của chính phủ Trung Quốc nhưng “chúng tôi tin rằng họ nên làm vậy”.
Ông Brownlee cũng nhắc lại các bình luận trước đó rằng vụ kiện là một câu chuyện mới và đầy thử thách xét về khía cạnh luật pháp quốc tế.
Trong những tuần gần đây, Ngoại trưởng New Zealand Murray McCully cũng lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của tòa án quốc tế.
Các bình luận của giới chức New Zealand tương đồng với các bình luận trước đó của giới chức Anh và Mỹ, vốn cho rằng Bắc Kinh nên xem phán quyết của tòa trọng tài quốc tế là “có tính ràng buộc”. Mặc dù vậy, Trung Quốc khăng khăng tuyên bố không công nhận bất kỳ phán quyết nào của tòa.
Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi đầu tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand cũng lên tiếng mạnh mẽ rằng Trung Quốc cần giải thích về hoạt động xây đảo nhân tạo ở Biển Đông, nếu không nước này sẽ tiếp tục gây mất ổn định giữa các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại tự do.
Bộ trưởng Brownlee cho hay các hành động của Trung Quốc mâu thuẫn với khẳng định của nước này là mục đích chính của việc xây đảo nhân tạo phục vụ hòa bình. Ông nói, có lo ngại rằng Trung Quốc có thể biến thêm các bãi ngầm thành các đảo nhân tạo, và rồi sau đó tuyên bố chủ quyền hoặc thậm chí các vùng đặc quyền kinh tế quanh đó.
Giới chức Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng một phát quyết mà dự kiến Tòa Trọng tài Thường trực tại La Hay, Hà Lan đưa ra về vụ Philippines kiện Trung Quốc đối với các tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông có thể khiến Bắc Kinh tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông (ADIZ), như Bắc Kinh đã làm ở Hoa Đông vào năm 2013.
Trung Quốc không xác nhận hay phủ nhận một kế hoạch đó ở Biển Đông, nói rằng quyết định sẽ được đưa ra dựa trên mức độ đe dọa và ngang ngược tuyên bố nước này có quyền thiết lập một khu vực như vậy.
Tổng thống Philippines: Cần làm rõ quyền của mỗi bên ở Biển Đông
“Chúng tôi hy vọng rằng vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết, và khi làm rõ được quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, chúng ta sẽ có công cụ quan trọng để thúc đẩy ổn định trong khu vực”, Tổng thống sắp mãn nhiệm của Philippines Benigno Aquino nói.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền mới đây với hãng tinChannel News Asia của Singapore, Tổng thống Philippines đã chia sẻ một số vấn đề liên quan đến vụ kiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông, quan hệ giữa hai nước và khu vực.
Ông Aquino cho biết, trong suốt nhiệm kỳ của mình, chính quyền Philippines đã tham gia vào nhiều cuộc đàm phán song phương cũng như thông qua các diễn đàn khu vực và thậm chí tòa án trọng tài quốc tế để cố gắng làm rõ vị thế của mỗi bên trong tranh chấp ở Biển Đông.
Bình luận về việc liệu phán quyết sắp tới của tòa án trọng tài quốc tế về vụ kiện “đường lưỡi bò” ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ giữa Philippines-Trung Quốc cũng như các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, ông Aquino nói:
“Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi tiếp tục là đường chín đoạn. Liệu nó có phải một khái niệm hợp pháp? Có phải Trung Quốc đã tự thêm các đường nối mà tất cả các nước thành viên và các nước ký kết Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) đều cho rằng không tồn tại. Nếu tất cả được làm rõ, thì mọi thỏa thuận sẽ có thêm một nền tảng vững chắc. Chúng tôi tin rằng nếu có thể làm sáng rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên, thì nó sẽ là tiền đề quan trọng để thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng của khu vực”.
Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng trong nhiệm kỳ 6 năm của ông Aquino, người sẽ mãn nhiệm vào cuối tháng 6 này, vì những tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Chính phủ của ông Aquino đã ký một hiệp định quốc phòng mới với Mỹ và khiếu nại về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ra tòa trọng tài, trong khi từ chối đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh. Người lên kế nhiệm ông Aquino là ông Rodrigo Duterte - người từng tuyên bố sẵn sàng đàm phán song phương với Trung Quốc, song mặt khác khẳng định sẽ không nhượng bộ Trung Quốc.
Khi được hỏi liệu chính quyền tiếp theo của Philippines sẽ làm gì để giải quyết vấn đề Biển Đông, ông Aquino từ chối trả lời trực tiếp và chỉ nói rằng: “Tôi muốn để cho ông ấy (ông Duterte) có nhiều lựa chọn. Tôi không muốn mọi thứ càng trở nên hỗn độn. Tôi tự áp mình không được lên tiếng về bất cứ động thái nào của ông ấy trong vòng 1 năm, tất nhiên sẽ chỉ đưa ra lời khuyên khi được đề nghị”.
Hai “pháo đài bay” B-52 của Mỹ đến gần biên giới Nga để làm gì
Florida: Khủng bố đẫm máu, ít nhất 20 người bị bắn chết
Nữ thủ tướng tương lai của Anh: Theresa May
Mỹ quyết điều thêm quân đến Iraq chống IS
Ai đứng sau lập trường bài Nga của NATO?
Trung Quốc điều tra tham nhũng cựu chính ủy không quân
Nắm quốc hội, Thủ tướng Nhật rộng đường đổi hiến pháp
Ban trọng tài xét xử vụ kiện Biển Đông gồm các thẩm phán, chuyên gia về luật biển và luật quốc tế, trong đó có 4 người châu Âu và một người Ghana.
Thủ tướng Anh Cameron tuyên bố rời nhiệm sở vào 13/7
Triều Tiên cảnh báo có “hành động vật chất” chống THAAD
Siêu bão Nepartak gây thiệt hại nặng tại Trung Quốc
Báo Trung Quốc 'kêu oan' trước thềm phán quyết Biển Đông
Triều Tiên cắt mọi liên lạc với Mỹ, quay về 'thời chiến'
"Gắn thẻ tế bào" mở đường cuộc chiến chống ung thư
Ông Gorbachev: Cuộc chiến tranh tiếp theo sẽ là cuối cùng
Lộ diện “phó tướng” của tỷ phú Trump
Trung Quốc không muốn nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Á - Âu
Truyền hình Ba Lan “nhào nặn” bài phát biểu của ông Obama
Đâu là đá, đâu là đảo và ý nghĩa thực sự của đường lưỡi bò mà Trung Quốc vạch ra trên Biển Đông sẽ được làm sáng tỏ sau phán quyết của Tòa Trọng tài (PCA) về Biển Đông.
Trung Quốc có thể đẩy mình vào ngõ cụt sau phán quyết Biển Đông
Singapore đang trở thành “quốc gia thông minh”
NATO tô vẽ Nga "như một mối đe dọa"
Biểu tình biến thành bạo loạn ở Đức
Tòa Trọng tài Thường trực là tòa trọng tài lâu đời nhất trên thế giới. Tòa đang xem xét 116 vụ kiện, trong đó có vụ kiện của Philippines đối với "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự vẽ ra ở Biển Đông.
IS mất 12% lãnh thổ trong nửa đầu năm 2016
Tổng thống Venezuela thay Tư lệnh Hải quân và Phòng vệ
Con trai Osama bin Laden thề trả thù nước Mỹ
Tân tổng thống Philippines đi máy bay dân dụng, ngồi ghế phổ thông
Nhà bình luận chính trị Campuchia bị bắn chết khi đang uống cà phê
Là một thiết bị vũ khí tối tân, việc chế tạo và vận hành tàu ngầm đòi hỏi những tiêu chuẩn kỹ thuật và kỷ luật khắt khe.
Các động thái quân sự và ngoại giao gần đây của Trung Quốc thể hiện nỗi lo lắng của Bắc Kinh trước thời điểm tòa trọng tài đưa ra phán quyết về Biển Đông.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự