Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Định hướng công nghiệp Hà Giang theo con đường phát triển nhanh và bền vững

Hà Giang là tỉnh miền núi cực Bắc của tổ quốc với địa hình có nhiều sông, độ dốc cao và nhiều ghềnh, là tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ. Cùng với nguồn thuỷ năng phong phú, Hà Giang có hàng trăm điểm mỏ với hàm lượng khoáng chất cao như antimon, sắt, chì - kẽm... và nguồn nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, đá xây dựng, gốm sứ... Các khu - cụm công nghiệp hiện cũng đang được triển khai mời gọi các dự án sản xuất, xây dựng các nhà máy. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, Hà Giang đã đặt ra mục tiêu cho mình trong chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 2020 trở thành điểm sáng công nghiệp trong các tỉnh miền núi phía Bắc, vững bước đi lên cùng với sự phát triển của đất nước.

Hà Giang quyết tâm vượt khó thực hiện vượt mức mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2009

Hà Giang với diện tích tự nhiên là 7.884,37km2 là tỉnh miền núi cao, nằm ở cực Bắc của tổ quốc, phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc với đường biên giới dài 277,525km. Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp Cao Bằng, phía Tây giáp Yên Bái và Lào Cai. Cùng với kinh tế cả nước, trong những năm qua Hà Giang đã không ngừng phát triển. Năm 2008, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế chung nhưng Hà Giang cũng đã nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đã đề ra và bước sang năm 2009 với nhiều thách thức nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Giang quyết tâm phấn đấu vượt qua thách thức, đưa kinh tế Hà Giang tiếp tục đi lên.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam

Sau hơn 2 năm Việt Nam gia nhập WTO, thực hiện cam kết WTO về mở cửa thị trường viễn thông, năm 2009 sẽ là năm đầu đánh dấu sự kiện các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài đầu tư vào thị trường viễn thông Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài vốn rất mạnh về tiềm lực tài chính, công nghệ hiện đại ngay trên sân nhà. Đây thực sự là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, đặt ra yêu cầu cấp bách phải tìm kiếm các biện pháp mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa đồng thời tích cực, chủ động tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới thông qua đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Tỉnh Điện Biên phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao, du lịch ngày một vững chắc

Trong những năm qua, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân tỉnh Điện Biên được nâng cao. Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực khác, công tác Văn hoá, Thể thao, Du lịch (VHTTDL) của Tỉnh đã có bước tiến mới, Ngành đã bám sát chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tiếp tục đưa sự nghiệp VHTTDL ngày một phát triển. Năm 2008, toàn Ngành đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đây là tiền đề thuận lợi để phát triển sự nghiệp VHTTDL năm 2009 và những năm tiếp theo.

Thành phố Điện Biên Phủ phát huy vai trò đầu tàu kinh tế - xã hội của Tỉnh

Thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Điện Biên, có diện tích 6.427,01 ha, đơn vị hành chính có 7 phường và 1 xã, dân số 70.000 người, gồm 14 dân tộc. Thành phố Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược về Quốc phòng an ninh cuả vùng Tây Bắc; có sân bay quốc tế và quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ; cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và giầu bản sắc văn hóa các dân tộc. 

Kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2009: Tiếp tục chuyển biến tích cực

Với sự chỉ đạo tập trung quyết liệt của Chính phủ và sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các giải pháp, chính sách ngăn ngừa suy giảm kinh tế đã từng bước phát huy tác dụng, tình hình kinh tế - xã hội trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2009 tiếp tục có chuyển biến tích cực. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phát triển ổn định; sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng lên liên tục trong 4 tháng qua; tiêu thụ hàng hoá tiếp tục tăng cao; kim ngạch xuất khẩu tăng so với tháng trước. Xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực có xu hướng tăng trở lại; an ninh xã hội được bảo đảm.

Những kỷ lục báo chí Việt Nam

Khai sinh sớm nhất trong làng báo quốc ngữ Việt Nam là Gia Định báo. Tờ báo này ra hàng tuần tại Sài Gòn và tồn tại suốt 44 năm sau khi phát hành số đầu vào ngày 15/4/1865.

Báo chí với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trải qua 84 năm phát triển và tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Báo chí cách mạng Việt Nam đã trưởng thành và lớn mạnh không ngừng.

Đặc điểm của ngân hàng trung ương ở một số nước và Việt Nam

Ngân hàng trung ương (Central Bank) ở bất cứ quốc gia nào đều là một trong những cơ quan có vị thế cực kỳ quan trọng, là ngân hàng đứng đầu trong hệ thống ngân hàng. Đặc điểm nổi bật của ngân hàng trung ương là nó không giao dịch, làm nghiệp vụ trực tiếp với các nhà kinh doanh và công chúng, khách hàng của nó là tất cả các ngân hàng khác. Ngân hàng trung ương giữ vai trò là ngân hàng của các ngân hàng; bảo quản quỹ dự trữ tiền tệ của các ngân hàng; cho các ngân hàng vay vốn khi cần thiết, thực hiện chính sách tiền tệ tín dụng của nhà nước; cơ quan phát hành tiền tệ trong nước; thanh toán và tín dụng quốc tế với ngân hàng trung ương các nước khác; là cơ quan cung cấp tiền cho ngân sách khi cần và làm một số nghiệp vụ của kho bạc nhà nước.

Chính sách công ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn

Trên các ấn phẩm ở Việt Nam những năm gần đây, thuật ngữ “Chính sách công” được sử dụng với nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về chính sách công ở nước ta vẫn còn khá khiêm tốn; nhiều vấn đề liên quan đến chính sách công cần phải tiếp tục được làm rõ cả về lý luận và thực tiễn. Trong khuôn khổ có hạn, bài viết dừng lại ở góc độ nhận thức khái lược bước đầu về lý luận và thực tiễn “Chính sách công” ở nước ta.

“Tam nông” trong quá trình phát triển Khu công nghiệp ở Việt Nam

Thực tiễn xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN) ở nước ta trong những năm qua cũng đang đặt ra nhiều vấn đề đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân (dưới đây gọi tắt là “tam nông”). Những người “làm KCN” lẫn người nông dân chưa tính hết được những vấn đề phát sinh sau khi “KCN hoá”. Vậy, quá trình xây dựng và phát triển các KCN đã ảnh hưởng như thế nào đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta?

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam

Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) của một quốc gia đặc biệt là ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Công nghiệp phụ trợ là chuyên sản xuất nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện,… cho các doanh nghiệp chế tạo hoặc lắp ráp thành một loại sản phẩm hoàn chỉnh. Chẳng hạn cho các doanh nghiệp may gồm sản xuất chỉ khâu, cúc áo, khoá kim loại,... cho ngành ô tô gồm sản xuất phanh, bánh xe, hộp số, tay lái... 

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi