Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ninh Bình quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010

Nằm ở vùng cực Nam Đồng bằng châu thổ sông Hồng, Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km, có diện tích tự nhiên 1.420 km², với chiều dài bờ biển 18 km, dân số trên 902.000 người. Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới và hội nhập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền cùng những nỗ lực của nhân dân, kinh tế của Tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Khu Công nghiệp Tàu thuỷ Lai Vu: Tiềm năng, lợi thế và triển vọng phát triển

Khu công nghiệp Tàu thuỷ Lai Vu nằm ở vị trí: Phía Bắc giáp đê và hành lang đê Sông Rạng; phía Nam giáp Quốc lộ 5; Phía Đông giáp khu dân cư xã Lai Vu; Phía Tây giáp hành lang đê sông Rạng. Khu công nghiệp có tổng vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng với diện tích 212,8956 ha. Sau 4 năm triển khai xây dựng, tại đây đã và đang hình thành một trung tâm công nghiệp tàu thuỷ đa năng ở miền Bắc - nơi có vị trí chiến lược nằm kề với tam giác kinh tế trọng điểm miền Bắc (Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh): cách thủ đô Hà Nội khoảng 50 km dọc theo Quốc lộ 5, cách biên giới Việt Trung 180 km, rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và cung cấp sản phẩm cho các vùng kinh tế trọng điểm ở trong và ngoài nước.

Phân vùng và quy hoạch

Sau ngày giải phóng miền Nam, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ thị phải triển khai ngay công tác phân vùng qui hoạch - một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc thống nhất và tái thiết đất nước. Tại thời điểm đó, bác Phạm Văn Đồng đã nói: “… Trong lúc nhân dân và cán bộ chưa quen với những nội dung khoa học phong phú này, cần phải vận dụng dần từng bước; trước mắt nên sử dụng tên gọi Phân vùng Qui hoạch như lâu nay đã làm để gắn kết được việc sử dụng đất sao cho tiết kiệm và hiệu quả (ông đã căn dặn nhiều lần: đất là tài sản quí lắm), đất Đồng bằng sông Hồng đã rất chật hẹp, mà dân số lại đông, Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa cả nước có mật độ dân số thưa hơn…”

Chính sách phát triển hợp tác xã ở Việt Nam

50 năm qua (1958 - 2008) chủ trương, đường lối và chính sách phát triển hợp tác xã (HTX) của Đảng và Nhà nước ta luôn thống nhất. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử là từng bước đổi mới HTX theo hướng phù hợp với điều kiện khách quan. HTX được phát triển theo các nấc thang, trình độ khác nhau có thăng, trầm trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá chỉ huy, bao cấp kéo dài dẫn tới quan liêu sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thành phố Ninh Bình phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển

Thành phố Ninh Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Ninh Bình. Thành phố có giao thông thuận lợi với Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, đường sắt xuyên Việt, sông Vân, sông Đáy chạy qua tạo thành mạng lưới giao thông quan trọng liên lạc Bắc, Nam với các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thanh Hoá. Với cảnh đẹp của núi non, sông nước, thành phố Ninh Bình là đô thị có nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá và cách mạng nổi tiếng được nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế tới tham quan, tìm hiểu như: núi Non Nước, núi Cánh Diều, núi Kỳ Lân… Đây thực sự là những tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Ninh Bình: Tiềm năng và cơ hội đầu tư

Với vị trí thuận lợi, là cửa ngõ phía Nam, cách thủ đô Hà Nội hơn 90km, Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa giữa 2 lưu vực sông Hồng và sông Mã. Đây cũng là địa danh ngàn năm văn hiến, nổi tiếng với những thắng cảnh mang tầm cỡ quốc tế: Rừng quốc gia Cúc Phương, khu du lịch Tam Cốc, Bích Động, Kênh Gà - Vân Trình, khu du lịch sinh thái hang động Tràng An, Nhà thờ đá Phát Diệm... Trong công cuộc đổi mới và hội nhập, Ninh Bình đang từng bước vươn lên phấn đấu tạo nên nhiều chuyển biến tích cực, làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội.

Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 05/5/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Quyết định 490/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội thành một đô thị hiện đại trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á.

Lạm bàn về bất động sản

Tăng trưởng kinh tế gần 8,5% của Việt Nam và trên dưới 10% của Trung Quốc vào năm 2007 phản ánh một chiều hướng phát triển tốt. Nhưng phát triển kinh tế nhanh cũng giống như chiếc xe chạy trên xa lộ, nếu đang chạy tốt mà không thận trọng thì tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đôi khi lái xe cẩn thận vẫn chưa đủ, xe chạy nhanh quá cũng có thể làm cho máy quá nóng làm cháy xe.

Phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hà Tây cùng với Vùng KTTĐ Trung Bộ và Nam Bộ tạo thành 3 đầu tàu phát triển kinh tế của đất nước.

Đầu tư vốn tín dụng Ngân hàng với phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh ven biển nằm ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc, có 132,8km đường biên giới tiếp giáp với nước láng giềng Trung Quốc, có các cửa khẩu quốc tế và nhiều điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Đây cũng là vùng địa hình độc đáo, kỳ vĩ với hơn 2.000 hòn đảo nằm trải dài trên phạm vi 250km bờ biển, chiếm 2/3 số đảo của cả nước, đặc biệt là vùng vịnh Hạ Long và Bái Tử Long đã được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Phát huy lợi thế so sánh tạo đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Các doanh nghiệp, tổ chức, địa phương hay rộng hơn là các quốc gia phải cạnh tranh để phát triển. Mỗi một tổ chức như vậy có những ưu điểm, lợi thế hơn so với những tổ chức khác. Tuy nhiên không phải nhất thiết có những điều kiện vượt trội mới phát triển hơn, điều căn bản là phải biết phát huy những lợi thế đó. Bài viết nghiên cứu trên quan điểm động về lợi thế so sánh đối với việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc so với địa phương khác có các điều kiện tương tự. Sự phát triển luôn luôn biến động nên các so sánh và đánh giá này đặt trong hoàn cảnh phát triển liên tục của địa phương.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quảng Trị

Quảng Trị là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, còn nhiều khó khăn, kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp là chủ yếu. Trong thời gian qua, với các cơ chế, chính sách mới được Tỉnh ban hành đã mang lại một luồng sinh khí mới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng tích cực, tạo đà tăng trưởng bứt phá cho những năm tiếp theo.

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi