Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Là một trong những thành phố năng động, phát triển nhất của cả nước, sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh có đóng góp không nhỏ từ ngành công nghiệp. Nhằm tạo sự chuyển đổi và phát triển cơ bản cả về lượng lẫn về chất cho ngành này, Thành phố đã triển khai thực hiện chương trình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Sau hơn 1 năm, với những kết quả khả quan đã đạt được, bộ mặt công nghiệp của Thành phố đã có những sự chuyển biến tích cực.

Sức chứa kinh tế tỉnh Đồng Nai trong quá trình phát triển đến năm 2020

Sức chứa hợp lý là một trong những vấn đề trọng tâm nghiên cứu phát triển bền vững của vùng. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu nước ngoài về sức chứa. Tuy nhiên, ở nước ta, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này trong quá trình phát triển kinh tế một cách trọn vẹn từ lý luận cho đến ứng dụng vào thực tiễn.

Lạm phát và vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát

Lạm phát là vấn đền nan giải trong đời sống kinh tế- xã hội và điều hành kinh tế vĩ mô. Lạm phát là hiện tượng tăng giá cả hàng loạt của hầu hết các sản phẩm hàng hóa, làm cho chất lượng cuộc sống của người lao động, người tiêu dùng giảm xuống. Cho dù thu nhập danh nghĩa có tăng lên chút ít nhưng thường không đủ bù đắp cho mức tăng giá cả hàng hóa. Còn đối với người sản xuất, người bán phải hạch toán chi li từng khoản chi phí cũng phải lo lắng trước cơn lốc xoáy của hiện tượng lạm phát khi mà giá trị của đồng tiền ngày một suy giảm. Và việc lo bảo toàn giá trị đồng vốn của doanh nghiệp cũng là cả một vấn đề chứ đừng nói đến lợi nhuận cao khi mà giá cả tăng thì hàng hóa thường khó bán hơn.

Hiệu quả đầu tư qua ngân sách phát triển xã: Bài học kinh nghiệm

Ngân sách Phát triển xã (NSPTX) là một hợp phần của dự án “Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc”; đầu tư bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB). Hợp phần này thể hiện cách tiếp cận mới chính sách của Nhà nước Việt Nam, nhằm phân cấp và trao quyền cho người nghèo. Các xã tham gia dự án toàn quyền sử dụng khoản tiền này để đầu tư vào các dự án quy mô nhỏ tại thôn, bản.

Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1986 - 1990: Trang sử khắc nghiệt

Có thể nói, giai đoạn 1986-1990 hệ thống Ngân hàng nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung vẫn ở giai đoạn cao trào của cuộc khủng hoảng toàn diện kinh tế - chính trị - xã hội kéo dài từ trước Đại Hội Đảng Toàn Quốc lần thứ VI (1986). Đây là giai đoạn hết sức khó khăn nhưng cũng là thời điểm đánh dấu một trang sử khắc nghiệt với nhiều bài học quý giá cần được nhìn lại và suy ngẫm cho hôm nay.

Đak Nông: Phấn đấu không giảm mục tiêu tăng trưởng

Tình hình kinh tế quý I năm 2008 nước ta có những diễn biến bất lợi ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển sản xuất và đời sống của các tầng lớp nhân dân, đe doạ đến ổn định vĩ mô như: Lạm phát cao, giá tiêu dùng tháng 3 đã tăng 9,19%; nhập siêu lên tới hơn 7 tỷ USD, tăng 62,5% và bằng 56,5% kim ngạch xuất khẩu… Trước bối cảnh đó, Chính phủ đã xác định kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, không chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng.

Hà Nội đề xuất dừng 10 dự án sân gôn: Bài 1: Những dự án biến tướng

Trung tuần tháng 8, UBND TP Hà Nội đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các dự án sân gôn trên địa bàn thành phố, trong đó đề xuất Chính phủ cho phép dừng đầu tư 10/19 dự án với mục tiêu giữ đất cho nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích khác có hiệu quả hơn.

Hà Nội đề xuất dừng 10 dự án sân gôn: Bài 2: Trả lại đất bờ xôi, ruộng mật

Theo đề xuất của UBND TP Hà Nội, 10 dự án sân gôn (hoặc có hạng mục sân gôn) chiếm đất nông nghiệp, nằm ở vùng đông dân cư, khó giải quyết việc làm khi thu hồi đất hoặc chưa phù hợp về chính trị, văn hóa... sẽ tạm dừng để chuyển mục đích đầu tư. Quan điểm của TP là đầu tư xây dựng sân gôn phải căn cứ trên định hướng quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội và phù hợp với chiến lược bảo đảm an ninh lương thực; hài hòa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người dân bị thu hồi đất, góp phần đạt mục tiêu phát triển ổn định bền vững.

Thủ đô gió ngàn sục sôi tinh thần khởi nghiệp (Phần 1)

 Phát biểu khai mạc chương trình, anh Dương Xuân Hùng – Ủy viên BTV Trung ương Đoàn, Bí thư tỉnh đoàn Thái Nguyên cho biết: Đây là hoạt động thiết thực để một lần nữa hỗ trợ và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ, tạo cơ hội cho thanh niên, sinh viên phát huy tinh thần sáng tạo và ý chí tự lập, áp dụng những kiến thức đã học, tiếp cận thực tiễn, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học, lập các dự án có tính khả thi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp sinh viên và các bạn trẻ có cơ hội hiện thực hóa những hoài bão và ước mơ, dũng cảm vượt qua khó khăn, vươn lên làm chủ cuộc sống, làm giàu chính đáng và đóng góp xây dựng xã hội từ chính bàn tay và khối óc của thanh niên Việt Nam hôm nay.

 

Thủ đô gió ngàn sục sôi tinh thần khởi nghiệp (Phần 1)

Tiếp sau Lễ phát động Chương trình Khởi nghiệp 2009 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ Chương trình Khởi nghiệp 2009, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với tỉnh đoàn Thái Nguyên và Hội doanh nhân trẻ Thái Nguyên tổ chức Chương trình giao lưu và đào tạo khởi nghiệp dành cho thanh niên, sinh viên tại Thái Nguyên vào lúc 18h30 ngày 27/8/2009 tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh Thái Nguyên.  

Đôi điều về các ước tính kế toán trong báo cáo tài chính

Khái niệm “ước tính kế toán” đề cập tới các khoản mục trên báo cáo tài chính (BCTC) mà giá trị của chúng được ước tính chứ không thể đo lường một cách chính xác bằng các công thức toán học

Hệ thống kế toán trong môi trường thương mại điện tử

Internet có ảnh hưởng đến tất cả các mặt của thương mại quốc tế. Ngay cả đối với các doanh nghiệp không trực tiếp tham gia vào thương mại điện tử (TMĐT) cũng bị ảnh hưởng bởi các cơ hội về thông tin và liên lạc sẵn có trên Internet. Tốc độ và sự thuạn tiện của công nghệ mới không chỉ cung cấp các thông tin về cơ hội kinh doanh mà còn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Thực tế đòi hỏi nhà quản trị phải tính đến tác động của công nghệ thông tin đối với quá trình kinh doanh, bao gồm cả kế toán và tài chính.

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi