tin kinh te

Phiên tòa 10/8: Việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm của VNCB được NHNN đồng ý

(Phap luat)

Việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm của VNCB được NHNN đồng ý

  • 11:2010/08/2016

    Luật sư của Phan Thành Mai chuyển sang nhóm các câu hỏi liên quan số tiền nhóm Trần Ngọc Bích

    - Việc ký biên bản HĐQT liên quan nhóm Trần Ngọc Bích không liên quan đến việc vay nợ của nhóm này mà chỉ để xin tăng room tín dụng?

    -Thưa đúng.

    -Thế việc xin tăng room tín dụng thực hiện được chưa?

    -Đến cuối 2013 mới đủ cơ sở để trình xin tăng room tín dụng và đến tháng 4/2014 mới được NHNN đồng ý chủ trương tăng room tín dụng 2014.

    -Tức việc anh ký Nghị quyết HĐQT là để xin tách khoản 5.190 tỷ nhóm Trần Ngọc Bích để xin tách khoản này ra khỏi việc nới room tín dụng năm 2014 vì nếu chỉ có room 10.000 tỷ mà nhóm này đã hơn 5 nghìn tỷ thì room còn lại không là bao đúng không?

    -Thưa đúng nhưng việc này khi NHNN chấp thuận room tín dụng năm 2014 thì vẫn bao gồm. Tức room tín dụng năm 2014 là 10.000 tỷ bao gồm cả khoản vay nhóm bà Trần Ngọc Bích.

    -Ngoài mục đích room tín dụng thì việc ký nghị quyết HĐQT còn mục đích gì khác?

    -Không có mục đích khác.

    Luật sư hỏi Hoàng Đình Quyết

    -Việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm thì chi nhánh có quyền, không cần nghị quyết HĐQT đúng không?

    -Thưa đúng. Căn cứ quy chế cho vay.

    -Khi sự việc xảy ra thì anh có đề xuất với HĐQT tất toán sổ tiết kiệm để tránh thiệt hại cho ngân hàng?

    -Thời điểm đó bị cáo chuyển xuống chi nhánh Lam Giang, bàn giao vấn đề tại chi nhánh Sài Gòn cho anh Mai Hữu Khương nên không còn nắm rõ vấn đề tất toán sổ tiết kiệm.

    Luật sư hỏi Mai Hữu Khương

    -Việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm không cần chỉ đạo của bất kỳ lãnh đạo nào khác mà anh Quyết có thể thực hiện được đúng không?

    -Thưa đúng.

    Luật sư hỏi bị cáo Phạm Công Danh

    -Anh có biết chủ trương của VNCB là cho vay cầm cố sổ tiết kiệm?

    -Thưa đúng.

    -Chủ trương này được Ngân hàng Nhà nước đồng ý đúng không?

    -Thưa đúng.

    -Việc cho vay liên quan việc cầm cố sổ tiết kiệm thì anh Quyết hoàn toàn có thể quyết định được không cần chỉ đạo nào từ phía anh hay anh Mai đúng không?

    -Đúng. Tôi không có chỉ đạo gì vì việc điều hành tôi đã giao cho anh Mai rồi và anh Mai đã xác nhận rồi thì là đúng thế.

    -Ông khẳng định khoản vay mượn là khoản vay mượn của cá nhân ông với nhóm Trần Ngọc Bích và nhóm ông Thanh chứ không liên quan đến ngân hàng đúng không?

    -Ông Danh xác nhận ý câu hỏi có phải là khoản vay giữa ông và nhóm bà Bích hay nhóm bà Bích với ngân hàng. Sau khi hiểu đúng câu hỏi của luật sư là khoản vay sau khi nhóm bà Bích đã vay từ ngân hàng là đúng khoản vay của cá nhân ông với nhóm bà Bích, không liên quan Ngân hàng.

    -Ông Mai biết đến đâu trong các giao dịch này?

    -Tôi không bình luận việc anh Mai biết đến đâu vì đó là do nhận thức của anh ấy về vấn đề này. Tôi không có chỉ đạo gì.

    Tòa kết thúc phiên buổi sáng, 14h chiều tiếp tục làm việc.

  • Nhu cầu thuê mặt bằng trụ sở là có thật
  • 11:1710/08/2016

     Luật sư của Phan Thành Mai hỏi bị cáo Lý Minh

    -Anh từng khai rằng tháng 3/2013 thì HĐQT chuyển văn phòng về Sư Vạn Hạnh đúng không?

    -Đúng ạ.

    Luật sư hỏi Mai Hữu Khương

    -Anh có được họp buổi họp nào hồi tháng 8/2013 liên quan đến việc thuê mặt bằng ở Tô Hiến Thành và Sư Vạn Hạnh không?

    -Thưa có.

    -Anh có biết có bộ phận nào chuyển về văn phòng ở Sư Vạn Hạnh không?

    -HĐQT có chuyển về văn phòng ở Sư Vạn Hạnh.

    -Như vậy là việc thuê văn phòng không phải để rút tiền?

    -Việc rút tiền thế nào bị cáo không biết nhưng nhu cầu thuê trụ sở là có thật.

    Luật sư hỏi Nguyễn Quốc Viễn

    -Theo anh VNCB đứng ra thuê trụ sở ở Tô Hiến Thành và Sư Vạn Hạnh có cần thiết không và thực tế có xảy ra không?

    -Thưa có cần thiết và thực tế có thuê. Anh Danh có sửa chữa mặt bằng Sư Vạn Hạnh.

    -Trên thực tế có bộ phận nào chuyển về Sư Vạn Hạnh làm việc chưa?

    -Có văn phòng HĐQT về đó làm việc.

    Luật sư hỏi Bạch Quốc Hào

    -Anh Hào cho biết vị trí của anh ở VNCB

    -Vào thời điểm VNCB thuê địa điểm thì bị cáo là phó giám đốc AMC.

    -Nhu cầu thuê như các bị cáo đã trả lời có cần thiết không?

    -Theo bị cáo là có nhu cầu. Bị cáo cũng đã dự rất nhiều cuộc họp để tìm kiếm, chọn, sửa chữa mặt bằng thuê mặt bằng.

    -Có thực hiện không hay hợp đồng khống?

    -Theo bị cáo hiểu về chữ khống là không đúng. Nhu cầu là có thật, trụ sở có thật, hợp đồng thuê là đúng.

    -Sau khi NHNN yêu cầu dừng lại thì anh có biện pháp gì thu hồi tiền từ công ty Trung Dung?

    -Sau khi gặp khó khăn trong việc NHNN và tổ giám sát không đồng ý việc thuê trụ sở và Trung Dung cũng gặp khó khăn trong việc giao mặt bằng sạch nên bị cáo cũng đã liên tục gửi văn bản sang Trung Dung, yêu cầu chuyển tiền.

    -Việc yêu cầu Trung Dung chuyển tiền có sự đốc thúc, chỉ đạo của anh Mai không?

    -Có sự chỉ đạo của lãnh đạo ngân hàng trong đó có anh Mai.

  • Phan Thành Mai nói rất ân hận vì không để ý ngôn từ
  • 11:1110/08/2016

     Luật sư Quang Anh bảo vệ cho Phan Thành Mai chuyển sang phần hỏi về việc thuê đất. 

    Hỏi bị cáo Phan Thành Mai

    -Anh có biết các thông số của lô đất Tô Hiến Thành?

    -Thưa biết. Lý do biết là có đề án liên quan đến cải tạo lô đất này.

    -Anh có phân công anh Bạch Quốc Hào liên quan việc này?

    -Thưa, thời điểm đó bị cáo có biết hồ sơ cải tạo lô đất 268 Tô Hiến Thành, chuyển các bộ phận liên quan, hoạch định chỗ ngồi…Tìm phương án cải tạo mặt bằng. 

    -Theo anh thì nếu bán các mặt bằng này có đủ cân đối khoản tiền thuê mà của ngân hàng?

    -Theo bị cáo thì nếu bán sẽ được khoảng 400 tỷ, đủ để cân đối tiền thuê mặt bằng.

    -Bị cáo có biết tiền rút ra dùng làm gì không?

    -Bị cáo không biết tiền rút ra thế nào còn chủ trương thì bị cáo biết, do tính cấp bách của ngân hàng.

    -Sau khi NHNN yêu cầu dừng thuê trụ sở lại thì bị cáo đã có những phương án gì để lấy tiền lại cho ngân hàng? 

    -Bị cáo đã có những hành động để thu hồi lại tiền cho ngân hàng nhưng chỉ mới thu hồi được phần nhỏ.

    -Tức việc thuê, nhu cầu thê trụ sở là có thực, vì sao tại các phiên tòa trước thì bị cáo chỉ có mục đích rút tiền? 

    -Bị cáo nghe là có mục đích rút tiền, không nghe rõ là chỉ có mục đích rút tiền. Ngoài ra, bị cáo sau khi bị bắt rất ân hận, bị cáo cũng không để ý ngôn từ, đồng thuận với từ ngữ, câu từ mà cáo trạng đưa ra còn về bản chất là như vậy.

  • Không có nguồn thu mà phải trả lãi thì ngân hàng khó khăn là dễ hiểu
  • 10:3410/08/2016

    Luật sư Quang Anh hỏi bị cáo Hoàng Đình Quyết

    -Anh có ý kiến, bằng chứng gì về việc quy định 12?

    -Như anh Mai đã nói thì bị cáo cũng thấy quy định này là một quy định hết sức hạn chế đối với hoạt động của chi nhánh.

    -Bị cáo có tài liệu nào chứng minh được điều đó?

    -Tài liệu thì bây giờ bị cáo không có để chứng minh nhưng dẫn chứng thì có. Ví dụ, hoạt động thanh toán cần nhanh trong khi kiểm soát thành lâu. 

    Hoạt động tín dụng cũng thế. Không có nguồn thu mà phải trả lãi cho khoản lãi vay thì dần dần cũng khiến ngân hàng trở nên khó khăn hơn và việc dẫn đến phá sản là cũng dễ hiểu.

    -Bị cáo cho rằng chính quy định 12 khiến ngân hàng phá sản?

    -Bị cáo không nói rằng quy định đó khiến ngân hàng phá sản nhưng thực sự nó đẩy ngân hàng đến tình trạng khó khăn hơn. 

    Luật sư hỏi bị cáo Phạm Công Danh. Bị cáo Danh xác nhận rằng thời điểm đó hết sức khó khăn và ban lãnh đạo thường xuyên phải họp để đưa ra giải pháp.

  • Phan Thành Mai: Rất cảm kích 1 thành viên Tổ giám sát
  • 10:0410/08/2016

    Luật sư Quang bảo vệ cho Phan Thành Mai hỏi tiếp bị cáo Mai

    Anh chưa từng gặp công ty An Phát, dựa vào đâu để anh ký hợp đồng chọn công ty này cho hệ thống CoreBanking?

    -Đúng là bị cáo chưa gặp An Phát. Như bị cáo đã trình bày từ trước thì công ty An Phát là do anh Danh đưa sang. Anh Danh là chủ tịch và cổ đông lớn nên bị cáo tin rằng anh Danh đã chọn thì là tốt cho ngân hàng. Bị cáo không biết đây là công ty của anh Danh. 

  • Ngoài ra, bị cáo căn cứ vào hợp đồng là An Phát làm đầu mối cung cấp, tư vấn cho ngân hàng.Việc nâng cấp năng lực cho khối công nghệ thông tin là việc được đặt trọng tâm, xuyên suốt, kể cả trước, trong và sau khi sự việc ký với An Phát xảy ra. Có lúc đã có đối tác nước ngoài đến tư vấn cho ngân hàng về việc này.

  • -Anh có đọc kỹ quy định 12?

    -Dạ có.

    -Khi thực hiện nội dung hợp đồng với An Phát có báo cáo tổ giám sát không?

    -Có báo cáo nhưng không nhớ chính xác thời điểm báo cáo với tổ giám sát là trước hay sau.

    -Theo quy định thì phải được chấp thuận của tổ giám sát thì mới được thực hiện đúng không?

    -Về nguyên tắc thì đúng như vậy nhưng thực hiện tùy từng trường hợp. Bị cáo lấy ví dụ rằng có nhiều khoản cho vay không được tổ giám sát không phê duyệt. Sau đấy họp HĐQT có tổ giám sát thì có.

    Có ví dụ khác như 1 khách hàng gửi tiết kiệm 15 tỷ đồng và sau này muốn cầm cố sổ để vay ra 8 tỷ nhưng quy định của chi nhánh lúc đó không cho cầm cố sổ tiết kiệm để rút tiền. Sau đó HĐQT và tổ giám sát có họp và bị cáo rất cảm kích một thành viên tổ giám sát đã đưa ra công thức liên quan cho cầm cố sổ tiết kiệm và rồi việc này thực hiện được.

    Hoặc bị cáo lấy ví dụ thêm là ngân hàng nhiều khi làm việc cả thứ 7 cuối tuần còn tổ giám sát họ chỉ làm hành chính. Công việc có ách lại…Nhiều hoạt động ngân hàng hoàn toàn thuần túy là hoạt động thôi nhưng lại phải chờ, gặp phải rào cản…Bị cáo biết là ngân hàng khó khăn, bị vào diện kiểm soát thì phải thế thôi nhưng thực sự là công việc bị ách tắc. Mãi sau thì tổ giám sát mới xét duyệt nhanh hơn sau khi lãnh đạo ngân hàng liên tục phản ánh.

    -Bản chất ngân hàng là kinh doanh tiền tệ mà lại bị ách tắc lại bởi chính giới hạn 5 tỷ đồng đó. Theo anh thì quyết định 12 đó dưới góc độ kinh tế học có phải góp phần đẩy ngân hàng đến tình trạng của ngày hôm nay không?

    -Bị cáo xin phép không trả lời câu hỏi này nhưng lúc đó các thành viên lãnh đạo ngân hàng chịu rất nhiều áp lực.

  • Các bị cáo nói nâng cấp corebanking là rất cần thiết
  • 09:4110/08/2016

     Luật sư hỏi Phan Thành Mai

    -Anh trả lời nhiều hồ sơ là khống nhưng trên thực tế là thật. Anh trả lời ra sao?

    -Khi bị cáo bị bắt thì bị cáo rất ân hận. Bị cáo luôn nhận thức trách nhiệm của mình và luôn trong tư thế muốn nhận trách nhiệm của mình. Chính vì thế trong tất cả lời khai trước đây của bị cáo, bị cáo cũng mong muốn đem vấn đề về bản chất. Bị cáo không để ý đến ngôn từ.

    Còn về từ khống thì bản thân bị cáo nghĩ rằng bản chất có giao dịch thực tế, có nhu cầu thật nhưng bị cáo hợp pháp hóa các hồ sơ này theo quy trình ngân hàng để phục vụ một số việc theo chỉ đạo của anh Phạm Công Danh, đã được phê duyệt tại phương án tái cơ cấu.

    -Tức tôi nói gọn lại thế này anh xem có đúng không nhé: Anh Danh cần tiền nhưng anh không thể trực tiếp rút tiền cho anh Danh nên dựa vào những nhu cầu thật của Ngân hàng theo đề án tái cơ cấu thì anh thực hiện hợp thức hóa việc rút tiền bằng các nhu cầu thật?

    -Thưa đúng.

    -Anh căn cứ vào đâu để thực hiện việc nâng cấp Corebanking?

    -Căn cứ vào đề án tái cơ cấu thì ngân hàng cần tái cơ cấu Corebanking, việc này đã được phê duyệt.

    Luật sư hỏi bị cáo Phạm Công Danh

    -Việc nâng cấp Corebanking thì thực tế có cần không?

    -Tôi xác nhận là có cần.

    Luật sư hỏi bị cáo Lê Công Thảo

    -Với vai trò phụ trách kỹ thuật tại VNCB, anh nhận định việc nâng cấp CoreBanking có cần thiết cho ngân hàng không?

    -Rất cần thiết ạ.

  • Đại diện NHNN: "Vì luật sư hỏi chung chung nên tôi trả lời chung"
  • 09:1610/08/2016

     Luật sư Lê Thanh Đức hỏi đại diện ngân hàng Nhà nước

    -Khoản vay của IDICO là có đầy đủ chứng từ,có phương án kinh doanh…Khi rủi ro tín dụng xảy ra thì IDICO có phải dùng tài sản khác để xử lý khoản vay không?

    -Theo luật của các tổ chức tín dụng thì việc xử lý đó được xử lý theo quy định của pháp luật.

    -Cụ thể quy định đó là gì?

    -Đây là hoạt động của Ngân hàng thương mại nên tôi không trả lời cụ thể. Việc chọn cách xử lý tài sản đảm bảo nào tùy thuộc vào hồ sơ vay và thực trạng của Ngân hàng.-Trong trường hợp xử lý tài sản để thu hồi nợ thì theo thỏa thuận 2 bên hay đưa ra tòa?

    -Tôi đã trả lời rồi.

    -Theo tôi được biết thì giờ đây bên bà là chủ sở hữu của VNCB thì vì sao bà không trả lời rõ được?

    -Vì luật sư hỏi chung chung thì tôi cũng chỉ có thể nói về nguyên tắc chung là vậy.

    -Thanh tra NHNN có chức năng tố giác tội phạm. Đối với khoản vay của ông Nguyễn Chí Bình như vậy thì bà có thể nói rõ hơn?

    -Những điều này đều được làm theo quy định của pháp luật.

  • Chủ tịch IDICO nói không điều hành, chỉ đạo gì kể từ khi nhận chức
  • 08:3610/08/2016

    Sáng nay ngày 10/8, tòa xử vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ tại VNCB tiếp tục. Tòa mời đại diện công ty ô tô Long Phát.

    -Mối quan hệ giữa công ty ô tô Long Phát và Tập đoàn Thiên Thanh?

    -Công ty ô tô Long Phát thuê mặt bằng của Công ty Quốc tế Thiên Thanh.

    -Chị có biết khi thuê đất thì ai là người có chủ quyền đối với mảnh đất này?

    -Tôi không biết ạ. Hợp đồng thuê mặt bằng đã được thanh lý từ 2014.

    -Hiện tại ô tô Long Phát có sử dụng mặt bằng này không?

    -Hợp đồng thuê thì đã được thanh lý…

    -Điều này tôi biết. Trên tay tôi có cầm hợp đồng thanh lý nhưng công ty Long Phát được phát hiện vẫn đang kinh doanh ở địa điểm này.

    pham cong danh va hoang dinh quyet tai toa ngay 10/8

    Phạm Công Danh và Hoàng Đình Quyết tại tòa ngày 10/8

     

    Tòa mời luật sư Lê Thanh Đức. Luật sư Đức hỏi ông Lê Anh Tuấn đến từ công ty IDICO.

    -Ông là người đại diện theo pháp luật của IDICO đúng không?

    -Đúng ạ.

    -Hôm qua bị cáo Nguyễn Chí Bình (Giám đốc công ty CP Đầu tư xây dựng và du lịch IDICO) có khai ký hợp đồng vay vốn đúng nội dung ủy quyền của Chủ tịch HĐQT. Ý kiến của ông thế nào?

    -Tôi không hề điều hành, chỉ đạo gì kể từ ngày tôi nhận chức. Hồ sơ có chữ ký của tôi thì chắc tôi có ký nhưng tôi không biết hồ sơ đó có gì vì rất nhiều giấy tờ.

    -Về việc ông ký nghị quyết HĐQT và giấy ủy quyền cho ông Bình thực hiện các thủ tục vay thì có đúng không? Ông có cần xem lại chữ ký của ông không?

    -Không cần xem lại. Nếu có chữ ký của tôi thì chắc là đúng là tôi ký và những giấy tờ đó không phải tôi soạn. Người ta soạn rồi bảo tôi ký thì tôi ký, không biết nội dung gì.

    -Công ty IDICO có làm việc với Ngân hàng Xây dựng xử lý khoản nợ không? 

    -Dạ không.

    -Ngân hàng xây dựng có làm việc với IDICO để xử lý khoản nợ không?

    -Dạ không.

    -Ông có mong muốn gì khi đến tòa hôm nay không?

    -Tôi mong tòa xét giúp tôi vì tôi cũng vì đứng tên công ty mà ký. Hiện tại ông Khang làm Chủ tịch IDICO.

    Đề nghị đưa tài sản IDICO vào vụ án để xác định thiệt hại thật sự của VNCB16:5510/08/2016

    Luật sư hỏi bị cáo Nguyễn Chí Bình (IDICO). Bị cáo Bình không đồng ý cáo trạng về số tiền gây thiệt hại. Đề nghị đưa tài sản công ty IDICO vào vụ án để xác định thiệt hại thật sự của VNCB.

    Luật sư hỏi Bùi Thanh Nguyên. Bị cáo này cũng không đồng ý cáo trạng. Theo bị cáo Nguyên thì cáo trạng mới cấn trừ khoản vay và tài sản đảm bảo mà không đưa các tài sản khác của IDICO như khách sạn Mỹ Trà để xem xét thiệt hại thực của ngân hàng. 

    HĐXX hỏi đại diện ngân hàng CB. 

    Ngân hàng CB đã tiếp quản VNCB. Yêu cầu ngân hàng CB kiểm tra vấn đề chi nhánh Lam Giang chuyển trụ sở về Sư Vạn Hạnh và trả lời HĐXX.

    Trước giờ nghỉ thì luật sư Thiệp có ý kiến cho rằng việc sử dụng lời khai của một số người ví dụ như Chủ tịch VNCB cũ là ông Toàn...sẽ có khả năng những người này trả lời né trách nhiệm, gây bất lợi cho bị cáo.

    Bị cáo Thiệp hỏi thêm bị cáo Phan Thành Mai chính xác thời điểm bị cáo Mai ký hợp đồng lao động và bị cáo Mai xác nhận như câu trả lời trước. Luật sư Thiệp cũng cho rằng việc bị cáo Mai làm việc VNCB thời điểm nào có thể dễ dàng kiểm tra thông qua bảng lương, hợp đồng lao động chứ không lấy tham chiếu lời khai của ông Toàn.

    Bị cáo Mai cũng khẳng định đối với hoạt động ngân hàng thì những chức danh cao đều phải có chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước ở địa phương mà ngân hàng đóng trụ sở. Bị cáo Mai khẳng định không điều hành ngân hàng hồi đầu năm 2012 bằng bất kỳ hình thức nào.

    Hồ sơ cho Toàn Tâm, An Phát vay chưa đủ điều kiện giải ngân nhưng đã giải ngân16:5410/08/2016

    Luật sư Chu Văn Khang bào chữa cho bị cáo Lý Minh hỏi bị cáo Lý Minh về việc ký hồ sơ cho Toàn Tâm, An Phát vay. 

    Bị cáo Minh cho biết chỉ ký vào 1 văn bản, không phải khế ước nhận nợ. Hồ sơ chưa đủ điều kiện giải ngân nhưng đã giải ngân. 

    Liên quan đến bị cáo Minh, luật sư cũng hỏi bị cáo Phan Thành Mai khẳng định lại việc bị cáo Minh về chi nhánh trước hay sau khi giải ngân khoản vay. Bị cáo Mai trả lời là nhớ rõ là bị cáo Minh về chi nhánh khi khoản vay đã được giải ngân và việc bị cáo Minh ký là để hoàn thiện cho hồ sơ đã giải ngân rồi. Bị cáo Danh khẳng định là không có bàn bạc, chỉ đạo gì bị cáo Lý Minh trong sự việc liên quan đến bị cáo này

    Đại diện DATC khẳng định thẩm định giá trị các lô đất ở Đà Nẵng đúng quy định hiện hành15:3910/08/2016

    Luật sư hỏi về vấn đề thẩm định giá

    Luật sư hỏi đại diện DATC (ông Chu Nguyên Đức, đại diện ủy quyền của DATC).

    -Anh có nắm rõ chứng thư anh đã cung cấp cho cơ quan điều tra không? Phương pháp 

  • DATC áp dụng để định giá là phương pháp gì?

    -Phương pháp công ty sử dụng là phương pháp thặng dư.

    -Tức dùng giá trị tương lai để định giá giá trị tài sản hiện tại?

    -Thưa đúng.

    -Phương pháp thẩm định này có quy chuẩn định giá nào không?

    -Thưa có. Theo các quy chuẩn….(ông Đức đọc một loạt các quy chuẩn, nguyên tắc định giá). Ông Đức cho rằng việc định giá là đúng quy định về định giá. 

    Luật sư hỏi bị cáo Mai Hữu Khương

    -Tại ngày 25/7 ông có khai với hội đồng là trong buổi họp bàn việc vay vốn thì ông Danh không có chỉ đạo mà chỉ đưa chứng thư định giá để tham khảo?

    -Thưa đúng. Đưa định giá DATC để bị cáo tham khảo định giá.

    Luật sư mời bị cáo Bạch Quốc Hào

    -Anh đã từng là giám đốc VNCB-AMC?

    -Tôi là quyền giám đốc.

    -Anh có biết chức năng, nhiệm vụ của công ty?

    -Có rất nhiều ngành nghề của công ty. Trong trường hợp này thì công ty có nghiệp vụ định giá bất động sản. VNCB-AMC độc lập pháp nhân. Trong quy định của VNCB AMC thì quan hệ với VNCB thì là quan hệ đối tác trên cơ sở 2 bên đều có lợi.

    -Các nhân viên của anh đã có thẻ định giá của Bộ tài chính?

    -Các nhân viên của tôi chưa có thẻ định giá mà chỉ có chứng nhận của Bộ xây dựng về định giá bất động sản.

    -Tức theo anh thì chứng thư thẩm định giá đưa ra không có giá trị pháp lý?

    -Như tôi đã nói thì chứng thư định giá dựa trên quan điểm định giá của thẩm định viên. Còn việc sử dụng và chấp nhận định giá là việc ngân hàng phải xem xét có phù hợp hay không.

    -Ông chỉ đạo cho ông Tuấn thế nào?

    -Đây là hoạt động định giá bình thường nên bị cáo chuyển hồ sơ định giá cho phòng thẩm định như quy trình thông thường.

    Luật sư hỏi ông Tuấn. Ông Tuấn (phó phòng phụ trách thẩm định) xác nhận không có chỉ đạo Thái Minh Thanh thực hiện mà cùng thực hiện.

    Luật sư hỏi bị cáo Thái Minh Thanh

    -Bị cáo học chuyên ngành gì?

    -Thưa, quản trị kinh doanh

    -Anh có học gì về thẩm định giá?

    -Bị cáo có học 2 tháng về thẩm định giá bất động sản của sở xây dựng.

    -Lương của bị cáo bao nhiêu?

    -Thưa, 6 triệu/tháng 

    -Khi làm bản định giá 178 triệu/m2 cho định giá các lô đất ở Chi Lăng thì bị cáo nhận được bao nhiêu tiền?

    -Bị cáo khẳng định không nhận được gì từ việc này. Bị cáo làm theo phân công, phân nhiệm. Thực hiện thẩm định dựa trên các quy định hiện hành.

    -Trong chứng thư có ghi 1 hạn chế thì bị cáo nghĩ gì?

    -Trong phần lưu ý hạn chế thì bị cáo nói rõ đây là phần không thể tách rời chứng thư định giá, giá trị lô đất được ước tính dựa trên các giả định.

    -Theo cáo trạng phần liên quan đến bị cáo thì bị cáo nghĩ thế nào?

    -Bị cáo hoàn toàn không đồng ý quy kết của Viện kiểm soát vì bị cáo làm định giá này dựa trên quy định hiện hành, không có mục đích vụ lợi, không có gì trái pháp luật hiện hành.

    Luật sư hỏi Phan Thành Mai

    -Mục đích của việc thẩm tra lại nội dung định giá để làm gì?

    -Để xem tài sản có đủ để đối trừ trả nợ ngân hàng trong trường hợp xấu nhất là khách hàng không trả được nợ.

    Tổ giám sát không đồng ý nhưng VNCB vẫn chuyển hết 900 tỷ cho Qũy Lộc Việt15:1610/08/2016

    Luật sư hỏi Phan Thành Mai quanh vấn đề vay vốn

    -Bị cáo chỉ tham gia khâu duyệt hồ sơ khi gửi lên HĐQT.

    -Anh có chỉ đạo gì không?

    -Bị cáo không có chỉ đạo gì.

    -Anh đã khai rằng anh biết các khoản vay này là khống rồi. Anh giải thích ra sao vấn đề này?

    -Bị cáo luôn hy vọng rằng một thời điểm nào đó dòng tiền sẽ quay trở về, trả lại trạng thái tín dụng cho ngân hàng. 

    -Tức anh cho rằng Hồ sơ chuyển về anh là đúng quy trình thủ tục?

    -Hội sở nhận hồ sơ từ chi nhánh và xử lý theo quy trình hội sở, chuyển lên bị cáo.

    -Quy chế tín dụng anh có tham gia soạn thảo thế nào?

    -Có quy chế tín dụng mới mà chúng tôi đã soạn thảo và chờ phê duyệt. Trong quy chế này có quy trình thẩm định tài sản, hồ sơ…nhưng thời điểm đó chưa được phê duyệt. 

    -Tức là anh đã trình HĐQT xem xét quy chế tín dụng mới nhưng chưa được phê duyệt thì sự việc lập hồ sơ vay vốn xảy ra. Anh đã dùng quy chế cũ, lúc đó đang có hiệu lực?

    -Thưa đúng.

    Luật sư hỏi Hoàng Đình Quyết về các hồ sơ vay. 

    Bị cáo Quyết khẳng định là không ai chỉ đạo lập hồ sơ khống, chỉ biết rằng các công ty đó có mối quan hệ với lãnh đạo. 

    Luật sư hỏi Mai Hữu Khương. 

    Bị cáo Khương khẳng định cũng không ai chỉ đạo lập khống.

    Luật sư hỏi tiếp Phan Thành Mai.

    -Có khoản vay nào không đúng quy trình không?

    -Theo tôi biết thì các hồ sơ trình lên đều đúng quy trình, chỉ có một hồ sơ dùng tài sản công ty Thiên Thanh là sai.

    -Khi các khoản vay đến hạn nhưng các công ty mười mấy khoản vay không thanh toán thì anh có biện pháp thu hồi, đôn đốc chi nhánh hoàn trả khoản vay không?

    -Các khoản vay này kéo dài 6 tháng. Đến thời điểm bị cáo bị bắt thì các khoản vay này chưa quá hạn.

    Luật sư hỏi bị cáo Quyết. 

    Bị cáo Quyết khẳng định đến thời điểm bị bắt thì các khoản vay của mười mấy công ty chưa đến hạn thanh toán. Khi được hỏi về lý do vì sao chưa đến hạn thanh toán vẫn bị khởi tố, bị cáo Quyết cho rằng do các khoản vay dùng không đúng mục đích vay vốn.

    Bị cáo Viễn cũng khẳng định đến thời điểm bị bắt thì các khoản vay của mười mấy công ty chưa đến hạn thanh toán.

    Luật sư chuyển sang các câu hỏi liên quan đến Qũy Lộc Việt. Luật sư hỏi Phan Thành Mai

    -Ngoài mục đích đưa tiền cho anh Danh theo yêu cầu anh Danh thì anh còn động cơ gì khác không?

    -Như bị cáo đã thưa thì bị cáo luôn nghĩ rằng đến khi dòng tiền quay về ngân hàng thì ngân hàng có lãi khoảng 12% trên khoản đầu tư đó, giúp ngân hàng có lợi nhuận. 

    -Vì quy định 12 khiến ngân hàng không có đầu thu về trong khi vẫn phải chi ra trả các khoản lãi. Anh cho rằng đầu tư qua quỹ Lộc Việt là cách để ngân hàng có nguồn thu về hợp pháp đúng không?

    -Thực sự nếu trình đúng thì với quy định 12 sẽ không được thực hiện. 

    -Anh có trao đổi với tổ tư vấn không?

    -Bối cảnh đó bị cáo gặp sức ép tạo ra dòng tiền. Bị cáo có trao đổi với các nhóm chuyên ngành liên quan chuyên môn như kiểm toán nội bộ ngân hàng và đi đến kết luận chỉ có thể ủy thác đầu tư là khả quan. Nếu ủy thác qua các công ty tín dụng thì phải xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước còn nếu thông qua các công ty quản lý quỹ thì không cần xin ý kiến.

    -Anh có bằng chứng cho việc này không?

    -Nhân chứng thì tôi không nhớ rõ nhưng trong các tham mưu của các nhóm chuyên môn thì có viện dẫn quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    -Cụ thể quy định gì anh Mai?

    -Bị cáo không nhớ rõ hết, trong đó có quy định về ủy thác đầu tư. 

    -Trong trường hợp xấu nhất là bên Thiên Thanh không trả được nợ thì thế nào anh Mai?

    -Bị cáo cũng đã tính đến trường hợp xấu nhất là bên Thiên Thanh không trả được nợ thì khoản nợ này vẫn được đảm bảo bởi trái phiếu của Thiên Thanh. Với tiềm lực của Thiên Thanh có nhiều tài sản lớn thì trong trường hợp xấu nhất sẽ bán tài sản để thu hồi nợ cho ngân hàng.

    Bản thân bị cáo cũng tin rằng anh Danh không tự làm hại mình vì anh Danh là Chủ tịch Ngân hàng.

    -Anh có hỏi ý kiến tổ giám sát không?

    -Bị cáo có xin ý kiến và sau đó tổ giám sát không đồng ý. Bị cáo ngay lập tức dừng việc này và không chuyển thêm tiền, kể cả tiền phí.

    -Bản thân anh tin rằng việc đầu tư như vậy là có hiệu quả đúng không?

    -Thưa vâng.

    -Tiền cụ thể chuyển cho Qũy Lộc Việt anh có biết không?

    -Thưa không. Bị cáo thực hiện ký hồ sơ xong còn việc tiền chuyển đi bị cáo không theo dõi.

    -Sau này khi phát hiện ra việc sai phạm thì anh có đề nghị biện pháp khắc phục hậu quả không?

    -…

    -Để tôi nhắc lại cho anh nhớ. Vào năm 2013, sau khi tổ giám sát không đồng ý thì VNCB có văn bản xin ý kiến tổ giám sát việc khắc phục nhưng đến tận tháng 5/2014 thì tổ giám sát mới có văn bản trả lời. Lúc đó thì VNCB đã chuyển hết 900 tỷ cho Qũy Lộc Việt đúng không?

    -Thưa đúng.

    -Còn về chi nhánh Lam Giang về trụ sở Sư Vạn Hạnh có thật không?

    -Thưa có. Lúc đó chi nhánh Lam Giang không chuyển về Trần Hưng Đạo nữa mà chuyển về Sư Vạn Hạnh.

    -Việc này ngoài bị cáo có ai biết nữa không?

    -Có anh Quyết.

    Luật sư hỏi bị cáo Quyết.

    -Có đúng chi nhánh Lam Giang về 816 Sư Vạn Hạnh không?

    -Thưa đúng. Lúc đó chi nhánh bị cáo có trình xin ý kiến NHNN Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh chuyển trụ sở về Sư Vạn Hạnh.

    Luật sư mời đại diện ngân hàng CB

    -Anh có biết thông tin chi nhánh Lam Giang chuyển về Sư Vạn Hạnh?

    -Thưa HĐXX thì tôi không nắm được thông tin này.

    Luật sư xin HĐXX xem xét câu trả lời của 2 nhân chứng là bị cáo Mai và Quyết về việc chuyển chi nhánh Lam Giang về Sư Vạn Hạnh.

(Theo CafeF)

 

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

Đại án VNCB: Chiếc "bánh vẽ" mang tên... bất động sản

Mới cập nhật

NEU CAREER WEEK 2024: Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa

7 điều hết sức đơn giản nhưng giúp CV chuyên nghiệp và nổi bật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ

THPT Chuyên Hà Nội AMSTERDAM: Triển lãm khoa học Science Fair 2024 - FeliCity

TUẦN NGHỀ NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM 2024 - NEU CAREER WEEK 2024