tin kinh te

Những con số biết nói về TPP

(Thuong mai)

TPP gồm 30 chương đàm phán, nội dung có thể trải dài đến hàng nghìn trang và phải mất vài tuần thậm chí vài tháng để công bố chi tiết kể từ khi kết thúc đàm phán.

 

Mỹ và 11 quốc gia khác trong đó có Việt Nam vừa đạt được thỏa thuận Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào tối qua 5/10. Nếu được ký kết đây sẽ là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới trong vòng 20 năm qua.

Tuy nhiên, để được ký kết, TPP cần được sự phê chuẩn của nghị viện các nước thành viên, trong khi đó, TPP được cho là sẽ gặp thách thức lớn ở Quốc hội Mỹ khi bầu cử Tổng thống tới gần.

Hiệp định được coi là một phần trong chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ nhằm tạo đối trọng với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Dưới đây là những con số biết nói về TPP

28,1 nghìn tỷ USD

Đây là tổng GDP của 12 nước tham gia đàm phán TPP gồm Australia, New Zealand, Mỹ, Peru, Chile, Mexico, Canada, Singapore, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Nhật Bản. Như vậy, 12 nước này chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu và chiếm khoảng 1/3 thương mại toàn cầu. 

698 tỷ USD

Đây là tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang các nước TPP năm 2013, chiếm khoảng 44% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.

 

18.000

Theo Nhà Trắng, TPP sẽ giúp xóa bỏ khoảng 18.000 loại thuế áp đặt đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ. Điều này có nghĩa là hàng hóa xuất xứ từ Mỹ thuộc nhiều lĩnh vực từ sản xuất, nông nghiệp đến ô tô sẽ được hưởng cơ chế miễn thuế khi TPP có hiệu lực.

Hiện thuế đánh vào máy móc xuất khẩu của Mỹ vào các nước TPP cao nhất lên đến 59%, với sản phẩm thịt gia súc gia cầm lên đến 40%, đậu tương 35%, hoa quả 40%, ô tô 70%, sản phẩm công nghệ thông tin là 35%.

56 cent

Đây là mức lương tối thiểu ở Việt Nam – một trong những quốc gia tham gia đàm phán. Theo đàm phán TPP, các nước như Việt Nam, Malaysia sẽ đưa ra các tiêu chuẩn liên quan đến người lao động như lương tối thiểu, và nâng tiêu chuẩn về môi trường làm việc. 

Trong khi đó, tại Mỹ, vấn đề người lao động trong TPP được cho là sẽ trở thành chủ đề tranh luận chính tại Quốc hội.

12

Một trong những điểm bế tắc nhất của TPP đó là thời gian bảo hộ dược phẩm. Mỹ muốn thời gian này lên tới 12 năm, nhưng vấp phải sự phản đối của Australia, New Zealand. Mỹ cuối cùng phải nhượng bộ, rút ngắn thời gian này xuống 5-8 năm.

30

TPP gồm 30 chương đàm phán bao quát các vấn đề từ thương mại đến sở hữu trí thuệ, lao động, môi trường, … Nội dung chi tiết của đàm phán TPP sẽ lên tới hàng nghìn trang do đó chi tiết thỏa thuận chỉ có thể công bố sau vài tuần thậm chị vài tháng tới ngay cả khi các bên đã hoàn tất đàm phán. Và chỉ khi chi tiết nội dung đàm phán được công bố mới có thể đánh giá được thực chất được – mất của hiệp định này.

Hiện một số nước, trong đó có Canada và New Zealand đã công bố tóm tắt nội dung đàm phán TPP liên quan đến nước sở tại.

(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

Tại sao TPP quan trọng?

Cuộc chiến TPP khác đang chờ ông Obama

Doanh nghiệp với TPP: Dệt may chờ bùng nổ

Mới cập nhật

NEU CAREER WEEK 2024: Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa

7 điều hết sức đơn giản nhưng giúp CV chuyên nghiệp và nổi bật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ

THPT Chuyên Hà Nội AMSTERDAM: Triển lãm khoa học Science Fair 2024 - FeliCity

TUẦN NGHỀ NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM 2024 - NEU CAREER WEEK 2024