tin kinh te

Bẫy “tín dụng đen” làm người lao động bần cùng hóa

(Tin kinh te)

Không chỉ khiến nhiều gia đình do vay nặng lãi mà lâm vào cảnh bi đát vì mất nhà cửa, đối tượng TDĐ còn chiếm đoạt tài sản của người dân và tiền của ngân hàng. Liệu có giải quyết được thực trạng này?

“Tín dụng đen” (TDĐ), dịch vụ cho vay nặng lãi với “muôn hình - vạn trạng” từ vay nóng lãi suất cao, đến “bốc họ”, cầm đồ, thế chấp... đang phổ biến tại các khu nhà trọ CN và quảng cáo nhan nhản trên Facebook. NLĐ nghèo không tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng do các thủ tục hành chính phức tạp, trong khi thủ tục TDĐ lại rất nhanh gọn, không cần hợp đồng, chỉ cần ký sổ.
 

bay “tin dung den” lam nguoi lao dong ban cung hoa

Bẫy “tín dụng đen” làm người lao động bần cùng hóa

Luật pháp lỏng lẻo, tín dụng đen nhởn nhơ

Người lao động nghèo, một trong những đối tượng yếu thế nhất trong xã hội đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng (NH). Không ít người do thiếu hiểu biết đã sẵn sàng vay TDĐ với lãi suất cao “cắt cổ” và sang tên nhà mình cho chủ nợ để “làm tin”. Những đối tượng cho vay dụ dỗ, bắt ép người dân làm giả thủ tục bán nhà đất, sau đó các chủ nợ đem chính căn nhà này đến NH làm hồ sơ vay vốn đến hàng tỉ đồng.

Trao đổi với báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Lệ - nhà ở Bắc Cầu, Long Biên, Hà Nội, một người vay tiền TDĐ - cho biết: “Tôi vay nóng của chị Yến 150 triệu đồng để con trai có vốn làm ăn. Chị Yến tự xưng là giám đốc Cty gì đó và thuyết phục tôi nếu muốn vay tiền phải ký tên vào giấy chuyển quyền sử dụng đất cho chị Yến.

Sau khi đưa cho tôi khoảng 80 triệu đồng, chị Yến bỏ trốn cùng toàn bộ giấy tờ sổ đỏ của nhà tôi. Hiện NH đang tìm đến gia đình tôi đòi phát mại tài sản”. Trường hợp của bà Lệ chỉ là một trong số hàng trăm vụ lừa đảo TDĐ xảy ra trong thời gian gần đây và thực tế là bà Lệ vẫn còn may chán khi cầm được ít tiền trước khi chủ nợ bỏ trốn.

 tin dung den voi lai suat cao “cat co” khien nhieu gia dinh lam vao tinh canh bi dat.  anh: t.l

 Tín dụng đen với lãi suất cao “cắt cổ” khiến nhiều gia đình lâm vào tình cảnh bi đát.  Ảnh: T.L

Theo thượng tá Trần Thị Thúy (Tổng cục Cảnh sát): “Từ năm 2010 - 2014, liên tiếp xảy ra hàng trăm vụ vỡ nợ lớn với thiệt hại lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Liên quan tới nó là hơn 6.000 vụ việc trong đó 41 vụ giết người, 318 vụ cố ý gây thương tích, 588 vụ cướp tài sản. Các đối tượng có tiền án, tiền sự, côn đồ hung hãn tụ tập thành băng nhóm bắt giữ người trái pháp luật để xiết nợ, đòi nợ thuê, truy sát con nợ…”.

Vay nặng lãi - TDĐ - cầm đồ thực tế có từ rất lâu. Tuy nhiên gần đây, các Cty tài chính được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép cho vay tiêu dùng với thủ tục đơn giản, người thu nhập 4-5 triệu đồng/tháng có thể vay tối đa 500 triệu đồng trong 60 tháng. Song với lãi suất cho vay cao tới gần 100%, gấp 10 lần lãi suất NH khiến nhiều người cho rằng Cty tài chính chẳng khác gì TDĐ.

Theo luật sư Nguyễn Thế Truyền - Cty luật Hợp danh Thiên Thanh: “Những người không có công việc ổn định, không có tài sản thế chấp, không chứng minh được khả năng trả nợ dài hạn đang phải chịu mức lãi suất rất cao. Nhiều Cty hiện nay cho vay lãi suất lên tới 50%/năm không khác gì vay lãi TDĐ với giá 1.500 - 2.000 đồng/ngày/triệu”.

Gỡ nút tín dụng đen

Theo bà Trần Thị Hồng Hạnh - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, do TDĐ là tín dụng “ngầm” ở thị trường phi chính thức nên cả người đi vay và cho vay đều không xuất hiện nên việc phát hiện xử lý rất khó khăn. Do vậy phương án chủ yếu là biện pháp phòng, chống, ngăn ngừa. Đối với những người nghèo yếu thế trong xã hội vì hoàn cảnh mà phải vay nóng, cần nâng cao công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Nên củng cố và phát triển hoạt động của các tổ chức tín dụng phù hợp như Ngân hàng Chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô để hỗ trợ kịp thời nhu cầu vay vốn của tầng lớp dân cư thu nhập thấp.

Về mặt luật dân sự, bà Hạnh đề xuất nên sử dụng công cụ tài chính thuế để điều tiết thu nhập bất chính với tỉ lệ thu thật cao để mang tính răn đe. Các hành vi cho vay nặng lãi vi phạm an toàn xã hội cần bị xử lý nghiêm. Cần sớm phát hiện và ngăn chặn các đối tượng chuyên kinh doanh vàng và các băng nhóm TDĐ, Bộ Công Thương nên kiểm soát các cơ sở kinh doanh cầm đồ theo quy định của pháp luật.

Cũng theo bà Hạnh, Bộ luật Dân sự có quy định cấm cho vay nặng lãi nhưng không quy định chế tài xử lý hành vi này. Theo Điều 163, Bộ luật Hình sự, hành vi cho vay nặng lãi phải thỏa mãn hai yếu tố: Lãi suất gấp 10 lần lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định và có tính chất chuyên bóc lột (tức là người sống bằng nghề cho vay nặng lãi và dùng nhiều thủ đoạn để ép buộc cho vay và trả nợ). Trong khi đó, cơ quan công an không dễ gì chứng minh và xác định được điều này. Hơn nữa, theo Bộ luật Hình sự, tất cả các hành vi cho vay nặng lãi dù lớn hay nhỏ đều chỉ bị phạt cao nhất là 3 năm tù giam nên không có đủ tính răn đe.

(Theo Báo Lao Động)

 

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

Những khu chợ vùng biên và sự sôi động của tín dụng đen

Tín dụng đen xuống phố “săn” sinh viên, người nghèo

Nhiều người mất nhà vì tín dụng đen

Cần tính lại trần lãi suất - giá của đồng tiền

Mới cập nhật

NEU CAREER WEEK 2024: Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa

7 điều hết sức đơn giản nhưng giúp CV chuyên nghiệp và nổi bật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ

THPT Chuyên Hà Nội AMSTERDAM: Triển lãm khoa học Science Fair 2024 - FeliCity

TUẦN NGHỀ NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM 2024 - NEU CAREER WEEK 2024