Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Viện trợ

Năm 1959, Nhật Bản đã ký hiệp ước bồi thường chiến tranh với Việt Nam Cộng Hòa qua việc tài trợ xây đập Đa Nhim... và các viện trợ khác cho tới năm 1975. Năm 1999, lại viện trợ tái thiết đập Đa Nhim.

Thương mại giữa hai nước

Từ năm 1976, mậu dịch giữa Việt Nam và Nhật Bản chỉ đứng thứ hai sau Liên Xộ Từ thập niên 80, khi Việt Nam khai thác được dầu hỏa và bán hầu hết cho Nhật Bản thì Nhật Bản trở thành nước ngoại thương lớn nhất của Việt Nam, dần dần dầu được bán rộng cho nhiều nước. Năm 2002, Việt Nam sản xuất khoảng 16,4 triệu tấn dầu thô trị giá khoảng 2,8 tỷ Mỹ Kim, trong số đó có 80% là từ mỏ Bạch Hổ. Hầu hết dầu thô được xuất cảng, qua Hoa Kỳ 27,78%, Nhật Bản 23,89%, Trung Quốc 22,2%, Tân Gia Ba (Singapore) 21,67%... Cho tới năm 2005, có khoảng 2.000 công ty Nhật mở chi nhánh hoạt động tại Việt Nam (có khoảng 20.000 công ty Nhật mở chi nhánh hoạt động tại Trung Quốc). 

Áo dài Việt Nam

Trong cuốn từ điển quốc ngữ Kojien (Quảng Từ Uyển) nổi tiếng của Nhật Bản có các từ "Hà Nội, Sài Gòn, áo dài...".  Quảng cáo trên TV của hãng phim Konica, Ajinomoto hay trên báo của công ty hàng không ANA là hình ảnh phụ nữ Việt mặc áo dài... Người Nhật rất thích áo dài Việt Nam, số phụ nữ Nhật có áo dài rất nhiều, có người có hai, ba cái, và kỷ lục được biết là 15 cáị Mỗi khi đi du lịch Việt Nam, họ thường rủ nhau may áo dài và diện trong các sinh hoạt giao lưu với người Việt hoặc đôi khi trong lễ hội hoàn toàn trong không khí Nhật. 

Người Nhật ăn trứng gà lộn!!!

Người Nhật rất thích món ăn Việt Nam, hầu như món nào họ cũng thích, được mời ăn họ mừng lắm. Có lẽ họ chỉ sợ trứng vịt lộn và trứng gà lộn thôi, nhưng rồi cũng có một số người ăn thử và mê luôn. 

Hiện tượng phim Oshin

Mươi năm trước, có một hiện tượng đã ăn sâu vào tâm trí người Việt thời nay đó là phim bộ "Oshin", kể về cuộc đời cô bé nhà nghèo đi ở đợ bị hành hạ, gặp không biết bao nhiêu điều khốn khổ và những chuyện đầy tình nghĩạ Nguyên tác truyện phim của Sugako Hashida (Kiều Điền Thọ Gia Tử). Phim do đài NHK số 1 thực hiện, chiếu hàng ngày, mỗi ngày 15 phút, suốt từ tháng 4 năm 1983 qua tháng 3 năm 1984, tổng cộng 298 lần. Phim kể về hoàn cảnh của cô bé Oshin sống ở miền quê thuộc tỉnh Yamagata (Sơn Hình), ở phía tây Bản Châu (Honshu, đảo lớn nhất), thời Minh Trị năm 40 (tức năm 1907), mới 7 tuổi đã phải đi ở đợ, cũng giống hoàn cảnh của khá nhiều người Việt. 

Ảnh hưởng Việt Nam đối với Nhật Bản

Nhật Bản vốn có nhiều quan tâm tới Việt Nam, ngoài việc trao đổi thương mại, đã có rất nhiều tác phẩm viết về Việt Nam, có thể chia ra làm năm thời kỳ.    

Bí ẩn bộ bài tổ tôm

Có một chuyện cũng lạ, liên quan tới cả Nhật và Việt, đó là bộ bài Tổ Tôm. Bài Tổ Tôm thì nhiều người miền Bắc và một số người trí thức Việt Nam hay chơi, nên cũng đã biết. Bộ bài gồm 120 lá, có 30 hình vẽ, chia đều mỗi hình vẽ 4 lá, đặc biệt có 7 hình vẽ có thêm dấu đỏ...

Du học Nhật Bản và Việt Nam

Từ năm 1905, cụ Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ đã mở ra Phong Trào Đông Du, đưa hơn 200 du học sinh Việt Nam qua Nhật. Ngay giữa thời Thế Chiến Thứ 2 cũng có khoảng 10 người Việt tới du học. Từ sau Thế Chiến Thứ 2  tới nay, vẫn có liên tục những đợt sinh viên Việt Nam du học Nhật Bản. Con số cao nhất trước 1975 là khoảng 900 người sau đó đa số đi nước thứ ba, ở lại Nhật khoảng 150 người và về nước khoảng 10 ngườị Con số du học sinh mới từ khoảng năm 1990 tới năm 2006 khoảng 2.000 người và đã có khoảng 200 người về nước. (Xin xem chương Lịch Sử Người Việt Ở Nhật).

Tương quan văn hóa Nhật - Việt - Ảnh hưởng Nhật Bản đối với Việt Nam

Ảnh hưởng Nhật Bản ở Việt Nam biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử, nên không liên tục, có thể chia làm năm giai đoạn.

Ảnh hưởng tới trẻ Việt và các vấn đề đời sống

Riêng đối với trẻ em Việt thì chúng say mê các truyện bằng tranh ấn bản tiếng Việt như "Đôrêmon" (tiếng Nhật là Doraemon, Con Mèo), gồm 65 tập. Đây là tác phẩm trường thiên nổi tiếng làm say mê biết bao nhiêu triệu trẻ em Nhật và thế giới của nhà danh họa Fujio Fujiko (Bất Nhị Hùng Đằng Tử, mất năm 1996). Đầu thập niên 90, khi tác giả còn sống, ông đã từng sang thăm Việt Nam và được tiếp đón nồng nhiệt.

Âm nhạc Việt Nam - Phần 2

Năm 1999 và 2000, Tam Ca Áo Trắng được mời hát và thu đĩa nhạc Pob của Nhật và Việt mang tên "Chào".

Âm nhạc Việt Nam - Phần 1

Họ ái mộ các nghệ sĩ như "Khánh Ly, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ái Vân, Như Quỳnh, Hương Lan, Hồng Nhung, Thanh Lam, Tam Ca Áo Trắng, Mỹ Linh, Hồng Hạnh, Lam Trường, Mỹ Tâm...", biết đến các bản nhạc như "Diễm Xưa (Utsukushii Mukashi, Mỹ Tích), Hạ Trắng (Gekka Bijin, Nguyệt Hạ Mỹ Nhân)...", nhạc khí như "đàn tranh, đàn bầu, đàn t'rưng, đàn cò..." cho tới "múa rối nước "mà họ gọi là "thủy thượng kịch trường" (suijo gekijo). 

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi