tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 28-03-2016

  • Cập nhật : 28/03/2016

Chi phí sống tại Việt Nam ở mức nào so với thế giới?

theo so lieu cua numbeo, chi phi sinh hoat tai viet nam thuoc muc trung binh cua dong nam a va muc thap cua the gioi. anh minh hoa: thai nam.

Theo số liệu của Numbeo, chi phí sinh hoạt tại Việt Nam thuộc mức trung bình của Đông Nam Á và mức thấp của thế giới. Ảnh minh họa: Thái Nam.

Theo xếp hạng của Numbeo, website lớn trong mảng dữ liệu về giá cả trên toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 86 trên thế giới và thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á về mức chi phí sinh hoạt.

Chỉ số Chi phí sinh hoạt, hay còn gọi là Cost of Living Index, được tính dựa trên so sánh tương đối với chi phí sống tại thành phố New York, Mỹ. Vì vậy, Cost of Living Index của thành phố New York là 100 (100%).

Nếu một thành phố hoặc quốc gia khác có chỉ số là 120, điều này có nghĩa chi phí sinh sống tại thành phố hoặc quốc gia này đắt hơn New York 20%. Tương tự, nếu một khu vực có chỉ số là 70, điều này có nghĩa chi phí sinh sống tại đó rẻ hơn thành phố New York 30%.

Trong 122 nước tham gia khảo sát năm nay của Numbeo (không bao gồm Mỹ), khu vực có Chỉ số Chi phí sinh hoạt cao nhất thế giới là Bermuda, một lãnh thổ hải ngoại của Anh nằm trong Bắc Đại Tây Dương. Thuỵ Sĩ xếp thứ 2 với 123,1 điểm; Bahamas xếp thứ 3 với 107,54 điểm. 3 quốc gia xếp cuối bảng lần lượt là Pakistan với 26,69 điểm, Moldova với 25,7 điểm và Ấn Độ với 24,14 điểm.

Chỉ số Chi phí sinh hoạt của Việt Nam năm nay là 39,5 điểm. Con số này hơn năm ngoái 2,36 điểm khiến thứ hạng của nước ta tăng từ 98 lên 86.

Trong khi đó, tại châu Á, Numbeo khảo sát 40 quốc gia. Đứng đầu các nước có chi phí sống cao nhất là Singapore với 83,67 điểm, tiếp đến là Kuwait với 81,62. Việt Nam xếp thứ 27/40, tăng một bậc so với năm ngoái.

Việt Nam nằm trong nhóm có mức chi phí sống trung bình tại Đông Nam Á, xếp thứ 6/9, do Lào không xuất hiện trong bảng xếp hạng của Numbeo. Tuy nhiên, theo dữ liệu của trang này, chi phí sinh hoạt tại Việt Nam đa phần rẻ hơn nước bạn.

Cụ thể, giá tiêu dùng tại Lào cao hơn 35,31% so với Việt Nam. Giá tiêu dùng bao gồm thuê nhà cao hơn 21,76%; giá nhà hàng cao hơn 41,66%; giá trong các cửa hàng tạp hoá cao hơn 45,28%. Riêng giá điện và giá thuê nhà thấp hơn Việt Nam lần lượt là 36,46% và 17,94%.

Kết quả của Numbeo dựa trên dữ liệu của gần 2,5 triệu giá cả của các mặt hàng.

Bảng xếp hạng Chỉ số Chi phí sinh hoạt 2016 tại khu vực Đông Nam Á của Numbeo:

1. Singapore - 83,67

2. Brunei - 51,93

3. Myanmar – 51,57

4. Campuchia – 47,29

5. Thái Lan - 40,02

6. Việt Nam – 39,50

7. Malaysia – 37,47

8. Indonesia – 36,33

9. Philippines – 34,73


Bí thư Đinh La Thăng: Xây dựng TP.HCM thành đặc khu kinh tế

ong dinh la thang, uy vien bo chinh tri, bi thu thanh uy phat bieu chi dao hoi nghi. (anh: thanh vu/ttxvn)

Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy phát biểu chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Ngày 27/3, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X đã tổ chức Hội nghị lần thứ 4, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội của thành phố quý 1 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý 2/2016.

Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị. ​

Hội nghị đã thống nhất đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong quý 2 năm 2016. Cụ thể, thành phố khẩn trương, tích cực triển khai thực hiện 7 chương trình đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ thành phố, tạo chuyển biến bước đầu ngay trong năm 2016; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư; tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhất là trong quá trình thực hiện Hiệp định đối tác chiến lược kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), gia nhập cộng đồng ASEAN, các Hiệp định thương mại tự do (FTA)…

Thành phố tiếp tục thực hiện giải pháp đầu tư, tăng cường quản lý để giảm ngập nước, giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông, cung cấp nước sạch cho nhân dân, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình nhà ở, cải cạo chung cư cũ, hư hỏng nặng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân...

Thành phố cũng tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính với tinh thần “Vì dân hành động”, xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân và doanh nghiệp, xử lý nghiêm, kịp thời những trường hợp tiêu cực, nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Thành phố cũng tăng cường trấn áp, tấn công tội phạm; chấn chỉnh trật tự lòng lề đường; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn tuyệt đối trong thời gian tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Theo báo cáo của Ban Cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trong 3 tháng đầu năm 2016, kinh tế thành phố có chuyển biến tích cực; tổng sản phẩm nội địa tăng 7,1% (cùng kỳ tăng 6,9%), dịch vụ tăng 7,8% (cùng kỳ tăng 7,37%), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,25% (cùng kỳ tăng 5,63%); thu ngân sách Nhà nước ước đạt 24,12% dự toán, tăng 0,92% so cùng kỳ; chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát tốt. Tình hình đầu tư của doanh nghiệp trong nước tăng khá cao (tổng vốn đăng ký và bổ sung đạt 83.630 tỷ đồng, tăng 42,2% so với cùng kỳ); các chương trình hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, ổn định và phát triển sản xuất-kinh doanh.

Thành phố thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, tập trung chăm lo các đối tượng diện chính sách, công nhân, lao động nghèo, hộ nghèo… Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm được chỉ đạo, triển khai quyết liệt; việc kéo giảm tội phạm đã có chuyển biến tích cực.

Phát biểu tổng kết hội nghị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đánh giá cao sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội quý 1 năm 2016.

Ông Thăng yêu cầu các cấp, các ngành quán triệt, nhận thức về vai trò, vị trí “đầu tàu” của thành phố, tạo sự đồng thuận trong xã hội và sức mạnh vật chất để đưa thành phố phát triển nhanh và mạnh hơn.

Thành phố cần chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương để xây dựng cơ chế đột phá nhằm phát huy, khai thác tiềm năng, thế mạnh của thành phố và đẩy mạnh liên kết vùng; tiếp tục kiên trì kiến nghị Trung ương đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho thành phố trên tất cả các lĩnh vực phù hợp với đặc điểm đô thị đặc biệt; thiết lập cơ chế quản trị hiện đại của bộ máy hành chính phục vụ cho tổ chức, doanh nghiệp, công dân trên cơ sở công khai, minh bạch; phấn đấu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đặc khu kinh tế của cả nước. ​

Liên quan đến định hướng phát triển lâu dài cho thành phố trong thời gian tới, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cho rằng Thành phố Hồ Chí Minh phải trở thành một đặc khu về kinh tế chứ không phải thành phố nỗ lực xây dựng nhiều đặc khu kinh tế trên địa bàn; đồng thời có cơ chế cụ thể xây dựng liên kết vùng cho khu vực.

Trong tình hình hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh phải xây dựng được cơ chế quản trị của riêng thành phố, không rập khuôn các tỉnh, thành phố khác mà phải học tập mặt tích cực của các địa phương khác cũng như của các thành phố hiện đại trên thế giới.

Đối với công tác cải cách hành chính, các đơn vị có liên quan cần xây dựng một nền hành chính phục vụ; duy trì và thành lập các đường dây nóng để giải quyết bức xúc, nguyện vọng của nhân dân; xóa bỏ tình trạng nhũng nhiễu, đồng thời phải công khai minh bạch, chuyển bộ máy hành chính công sang bộ máy hành chính phục vụ dân, phục vụ doanh nghiệp. Thành phố cần khẩn trương xây dựng chính quyền điện tử, tạo sự công khai, minh bạch, hạn chế được sự tiếp xúc trực tiếp giữa cơ quan công quyền với người dân, doanh nghiệp để hạn chế tiêu cực./


TP.HCM cần tuyển 25.000 lao động dịp nghỉ lễ tháng 4/2016

Dịp nghỉ lễ tháng 4/2016, doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh cần tuyển dụng 25.000 lao động, trong đó cần khoảng 5.000 lao động thời vụ, bán thời gian, phù hợp với sinh viên, lao động phổ thông.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh , trong tháng 4/2016 sẽ diễn ra các hoạt động nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và nghỉ lễ 30/4-1/5.

Các nhóm ngành tập trung thu hút lao động như, dịch vụ phục vụ, dịch vụ du lịch - nhà hàng - khách sạn, dẫn chương trình, nhân viên vệ sinh, biên phiên dịch, nhân viên quảng bá - giới thiệu sản phẩm, nhân viên điều hành tour, hướng dẫn viên...

Ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, dự báo trong quý II/2016, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70.000 chỗ làm việc.

Nhu cầu tuyển dụng tập trung ở các nhóm ngành sản xuất kinh doanh như: Kinh doanh - bán hàng, dịch vụ phục vụ, dịch vụ du lịch - nhà hàng - khách sạn, vận tải - kho bãi - xuất nhập khẩu, công nghệ thông tin, dịch vụ thông tin tư vấn - chăm sóc khách hàng, kế toán - kiểm toán, dệt may - giày da, cơ khí, kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng…

Trong số trên, nhu cầu lao động có trình độ phổ thông chiếm 30%, sơ cấp nghề - công nhân kỹ thuật lành nghề chiếm 15%, trung cấp 20%, cao đẳng - đại học - trên đại học 35%.

Quý II/2016 cũng là thời điểm tốt nghiệp ra trường của sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng, do đó sẽ cung cấp lực lượng lao động trẻ cho thị trường lao động. Vì vậy, dự báo nhu cầu tìm việc quý II/2016 sẽ tăng 15% so với quý I.


Hơn 900 vụ cháy, nổ xảy ra trong 3 tháng qua

Báo cáo về tình hình bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ ,Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 3/2016, cơ quan chức năng đã phát hiện 670 vụ vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường, trong đó xử lý 230 vụ với tổng số tiền phạt là hơn 9,7 tỷ đồng.

Tính chung 3 tháng đầu năm đã phát hiện 3504 vụ vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn cả nước, trong đó xử lý 1286 vụ với tổng số tiền phạt gần 350 tỷ đồng.

Về cháy nổ, trong tháng, trên địa bàn cả nước xảy ra 297 vụ cháy, nổ làm 7 người chết và 21 người bị thương, thiệt hại ước tính 357 tỷ đồng.

Tính chung 3 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn cả nước xảy ra 939 vụ cháy, nổ làm 13 người chết và 80 người bị thương, thiệt hại ước tính khoảng 510 tỷ đồng.


Chủ đầu tư dự án Cáp treo chùa Ngọa Vân – Yên Tử đạt gần 1.300 tỷ doanh thu năm 2015

ITASCO là công ty có vốn điều lệ 126 tỷ đồng hiện đang giao dịch ở sàn Upcom, phần vốn nhà nước chiếm 36% do Tập đoàn Than Khoáng sản Vinacomin nắm giữ.

Ngày 24/03/2016, CTCP Đầu tư thương mại và dịch vụ Vinacomin (ITASCO, mã: ITS – sàn Upcom) đã tổ chức ĐHCĐ thường niên 2016 thông qua kết quả kinh doanh 2015 và kế hoạch 2016.

Năm 2015, công ty mẹ ITS đạt doanh thu 1.287 tỷ đồng - tăng 17% so với 2014, lợi nhuận trước thuế 9,9 tỷ đồng, tăng 11% so với 2014. Doanh thu hợp nhất đạt 2.016 tỷ, lợi nhuận hợp nhất 12,3 tỷ đồng. Tỷ lệ chia cổ tức 7%. Năm 2016, ITS đặt kế hoạch doanh thu 1.793 tỷ đồng, lợi nhuận 12 tỷ đồng, cổ tức tối thiểu 7%.

Đáng chú ý, trước ngày đại hội một nhóm cổ đông đã có văn bản kiến nghị đưa nội dung về chủ trương niêm yết trên Sở GDCK vào chương trình nghị sự của Đại hội. Đáp ứng nguyện vọng của cổ đông, ban lãnh đạo công ty đã đưa vấn đề ra xem xét tại Đại hội và chủ trương này đã được 100% cổ đông tham dự đại hội bỏ phiếu thông qua. Theo đó ĐHCĐ thông qua chủ trương niêm yết trên Sở GDCK và ủy quyền cho HĐQT hoàn tất các thủ tục, hồ sơ cần thiết, quyết định thời điểm thích hợp để niêm yết cổ phiếu trên Sở GDCK Hà Nội khi đủ điều kiện.

ITASCO là công ty có vốn điều lệ 126 tỷ đồng hiện đang giao dịch ở sàn Upcom, phần vốn nhà nước chiếm 36% do Tập đoàn Than Khoáng sản Vinacomin nắm giữ. Theo đề án tái cơ cấu Tập đoàn Vinacomin, ITS nằm trong số các doanh nghiệp mà nhà nước dự kiến sẽ thoái toàn bộ vốn.

Năm 2015, ITS cũng triển khai bán Dự án đầu tư Khu nhà ở thấp tầng tại đường Nguyễn Tuân. Công ty cũng đã triển khai thành công dự án Tuyến cáp treo và khu dịch vụ nối Cụm di tích chùa Ngọa Vân – Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh) và đang thực hiện chuyển đổi chủ đầu tư sang cho đối tác.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục