tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 28-07-2016

  • Cập nhật : 28/07/2016

Chi hàng chục triệu USD nhập đậu phộng Trung Quốc

Sau bắp, đậu nành... những năm gần đây VN lại đua nhau nhập đậu phộng, trong đó nguồn đậu phộng nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc.

voi gia ban cao gap nhieu lan dau phong nhap khau, dau phong vn rat kho canh tranh. trong anh: dau phong viet nam duoc ban tai tp.hcm - anh: ngoc duong

Với gia bán cao gấp nhiều lần đậu phộng nhập khẩu, đậu phộng VN rất khó cạnh tranh. Trong ảnh: đậu phộng Việt Nam được bán tại TP.HCM - Ảnh: NGỌC DƯƠNG

Dù là quốc gia nông nghiệp với hơn 80% dân số sống ở nông thôn, nhưng mỗi năm VN phải chi nhiều tỉ USD nhập khẩu các loại nông sản, trong đó riêng kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã cao hơn kim ngạch xuất khẩu gạo.

Đậu phộng Trung Quốc giá rẻ tràn vào VN

Thông tin Bộ NN&PTNT quyết định tạm ngưng nhập khẩu đậu phộng từ Senegal vì nhiễm mọt nguy hại khiến nhiều người ngạc nhiên, vì trước đây chỉ mới nghe VN nhập đậu nành, bắp, lúa mì thì nay cả đậu phộng cũng phải nhập.

Nhưng số liệu thống kê cho thấy VN đã nhập khẩu đậu phộng từ nhiều năm trở lại đây, chủ yếu từ Ấn Độ, Senegal và Trung Quốc.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, chỉ trong sáu tháng đầu năm nay VN đã nhập gần 12.000 tấn đậu phộng. Trước đó trong năm 2015, VN nhập gần 35.000 tấn đậu phộng, tăng 146% so với năm 2014 (chi gần 21,5 triệu USD nhập hơn 23.623 tấn đậu phộng).

Điều bất ngờ là trong ba năm trở lại đây Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu đậu phộng hàng đầu cho VN, trong khi hằng năm cứ đến vụ thu hoạch trong nước, thương nhân lại gom hàng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đặc biệt, giá đậu phộng mà Trung Quốc xuất khẩu cho VN rất rẻ, chỉ ở mức 5.500 - 6.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với mức giá mua từ các quốc gia khác là 15.000 - 22.000 đồng/kg.

Mức giá mà đậu phộng Trung Quốc bán sang VN được ghi nhận qua số liệu hải quan cũng thấp hơn rất nhiều so với giá đậu phộng mà VN xuất khẩu sang Trung Quốc.

Theo các thương lái gom đậu phộng tại Nghệ An, Bình Định và một số tỉnh Tây nguyên, trong ba năm trở lại đây giá nhân đậu phộng xuất sang Trung Quốc luôn trên 30.000 đồng/kg.

“Tôi không hiểu sao họ sang VN gom đậu phộng với giá cao rồi lại xuất khẩu ngược vào VN với giá siêu rẻ đến như vậy, rẻ hơn cả giá đậu phộng tươi chưa bóc vỏ trong nước” - một thương lái bày tỏ ngạc nhiên về thông tin giá đậu phộng Trung Quốc bán cho VN chưa tới 6.000 đồng/kg.

Theo Bộ Công thương, đâu phộng nhập khẩu chủ yếu được dùng trong ngành thức ăn nhẹ tại VN như chế biến bánh kẹo, snack.

Do tốc độ phát triển của ngành này ngày một lớn trong khi nguồn cung trong nước có xu hướng giảm, Bộ Công thương dự báo nhập khẩu đậu phộng sẽ tăng trong thời gian tới.

Theo một báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, diện tích trồng đậu phộng của VN những năm qua dao động quanh mức 220.000ha với sản lượng 550.000 tấn, chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu chế biến, còn lại phải nhập khẩu. Như vậy nhiều khả năng trong các năm tới nhập khẩu đậu phộng của VN sẽ lên mức trên 200.000 tấn.

Xuất gạo không đủ nhập thức ăn chăn nuôi

Không chỉ nhập đậu phộng, VN cũng nhập nhiều loại nông sản khác nhau. Theo Bộ NN&PTNT, trong bảy tháng đầu năm nay VN đã nhập khẩu 1,87 triệu tấn lúa mì với giá trị 398 triệu USD, tăng 37,4% về khối lượng so với cùng kỳ 2015.

Cũng trong thời gian trên, các doanh nghiệp trong nước đã nhập khẩu 582.000 tấn hạt điều, chủ yếu từ châu Phi, về chế biến xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Điều VN, năng lực chế biến hạt điều trong các nhà máy của VN hiện đã lên tới 1,3 triệu tấn/năm, trong khi lượng hạt điều nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng 30-40%, do đó các doanh nghiệp phải nhập khẩu để có hàng chế biến và tái xuất.

Tương tự, các nhà máy sản xuất và chế biến thủy sản cũng đua nhau nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia khác về chế biến và xuất khẩu.

Trong bảy tháng đầu năm 2016, các doanh nghiệp thủy sản nhập khẩu gần 600 triệu USD nguyên liệu. Không chỉ nhập khẩu nông sản về chế biến thực phẩm và xuất khẩu, mỗi năm VN cũng bỏ ra hàng tỉ USD nhập khẩu nguyên liệu về phục vụ ngành chăn nuôi trong nước.

Theo Bộ NN&PTNT, trong bảy tháng đầu năm nay VN đã nhập khẩu tới 1,85 tỉ USD thức ăn gia súc và nguyên liệu.

So với giá trị xuất khẩu gạo của VN cùng thời gian nói trên, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi còn cao hơn, trên 500 triệu USD. Trong bảy tháng đầu năm 2016, VN nhập khẩu trên 800.000 tấn đậu nành và 3,8 triệu tấn bắp về chế biến thức ăn chăn nuôi.

Ông Lê Bá Lịch, chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN, cho biết tình trạng phụ thuộc vào nước ngoài trong ngành chăn nuôi đã được cảnh báo từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp nào thật sự hiệu quả để ngăn chặn, thậm chí ngày càng trầm trọng hơn.

Nhập nông sản lợi hơn 
tự sản xuất?

Theo các chuyên gia, chính sách ưu tiên cho cây lúa trong khi bỏ rơi các loại cây trồng khác trong nhiều năm qua đã dẫn đến hệ quả là VN có một nền sản xuất lúa thâm canh mỗi năm ba vụ, sử dụng nhiều phân bón và hóa chất, bán với giá rẻ trên thị trường thế giới.

Ngược lại, diện tích đậu nành, đậu phộng và cả bắp ngày càng teo tóp, không đủ cung cấp cho tiêu dùng trong nước nên buộc phải nhập khẩu rất nhiều từ nước ngoài.

“Đậu nành của VN trồng mỗi năm không đủ để làm đậu hũ thì phải nhập khẩu về chế biến dầu ăn, sữa đậu nành và làm thức ăn chăn nuôi. Bắp và đậu phộng cũng vậy, không có đầu tư bài bản nên sản lượng thấp, giá bán cao, vì thế các doanh nghiệp phải nhập khẩu” - ông Lịch cho hay.

Ông Phạm Đức Bình, giám đốc Công ty CP Thanh Bình (Đồng Nai), cho biết các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước như bắp, đậu nành thường xuyên trong tình trạng thiếu và bấp bênh. Trong khi đó, hàng nhập khẩu có thể mua trước sáu tháng đưa về VN giá vẫn rẻ hơn nhiều so với giá mua trong nước thì doanh nghiệp phải chọn cách nhập khẩu.

Chẳng hạn, theo ông Bình, giá bắp trồng trong nước vào ngày 26-7 là khoảng 7.000 đồng/kg, trong khi giá bán bắp nhập khẩu về chỉ có 5.800 - 6.000 đồng/kg và hàng luôn sẵn có.

Một công ty chuyên nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tại TP.HCM còn cho biết giá kỳ hạn hàng giao trong tháng 8 và tháng 9 còn rẻ hơn nhiều.

Cụ thể, giá bắp nhập về đến cảng TP.HCM giao hàng trong tháng 8 và tháng 9 chỉ có 208 USD/tấn, tức chưa đến 5.000 đồng/kg.

Giá đậu nành nhập khẩu từ Mỹ về đến cảng TP.HCM trong thời gian trên chỉ 450 - 455 USD/tấn, tính ra chỉ trên 10.000 đồng/kg, trong khi giá đậu nành trong nước có thể cao gấp đôi.

Ông Phạm Đức Bình cho rằng các quốc gia như Mỹ, Brazil hay Argentina với diện tích đất đai rộng lớn, ngành nghiên cứu giống cây trồng phát triển và trình độ thâm canh trong canh tác bắp và đậu nành rất cao nên họ có giá thành rẻ.

“Cần có chính sách hiệu quả phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước để làm đối trọng với hàng nhập khẩu, tránh bị ép giá, nhưng cũng không nên quá cực đoan với hàng nhập khẩu” - ông Bình cho biết.(Tuoitre)

Cần Giờ tồn đọng 100.000 tấn muối

Sở Công Thương TP HCM kêu gọi các tỉnh thành khu vực phía Nam hỗ trợ tìm đầu ra cho 100.000 tấn muối đang tồn đọng trong các hộ dân ở huyện đảo Cần Giờ.

Tại Hội nghị ngành công thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ III/2016, ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công Thương TP HCM cho biết đang gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho 100.000 tấn muối còn tồn trong các hộ dân ở huyện đảo Cần Giờ.Theo ông Kiên, vụ muối vừa qua, Cần Giờ đã trúng mùa đạt sản lượng khoảng 140.000 tấn. Tuy nhiên, cho đến nay qua các đầu mối tiêu thụ, chủ yếu là hệ thống siêu thị trên địa bàn TP HCM, chỉ tiêu thụ được 40.000 tấn cho các hộ dân. Để giải quyết việc tồn đọng này, rất cần sự liên kết giữa các tỉnh thành khu vực phía Nam để tìm đầu ra không chỉ sản phẩm muối mà còn các mặt hàng khác.

can gio hien dang ton dong 100.000 tan muoi.

Cần Giờ hiện đang tồn đọng 100.000 tấn muối.

Tại hội nghị, báo cáo của Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn vùng tăng 7,5% so với bình quân cả nước, trong đó, công nghiệp khai thác tăng 2,1% so với cùng kỳ, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,4%, sản xuất phân phối điện, khí đốt, điều hòa không khí tăng 5,3%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt trên 922.000 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ.

Các tỉnh vẫn được tự sắm xe công

Bộ Tài chính vừa xin Chính phủ hoãn thời gian thực hiện mua sắm tập trung xe công để một số đơn vị chủ động mua mới.

Theo quy định, từ năm 2016, cả nước sẽ mua sắm xe công theo phương thức tập trung thay vì cho phép từng Bộ, ngành, địa phương chủ động đề xuất mua mới như trước. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể lại lỡ hẹn.

Trong một công văn gửi các Bộ, ngành, địa phương gần đây, Bộ Tài chính cho biết đã trình Thủ tướng phương án tạm thời chưa thực hiện mua sắm tập trung với ôtô. Ý tưởng mua sắm xe công tập trung nhằm đảm bảo hạn chế việc nơi thừa thiếu bất hợp lý và tiết kiệm chi tiêu cho ngân sách 17-20%. Đại diện Cục Quản lý Công sản Bộ Tài chính cũng từng ước tính việc mua sắm xe công tập trung sẽ tiết kiệm được cho ngân sách 20.000-27.000 tỷ đồng một năm.

Theo kế hoạch, sau khi các Bộ, ngành báo cáo kết quả rà soát xe công, Bộ Tài chính sẽ sắp xếp điều chuyển xe từ nơi thừa sang thiếu, nếu không có nguồn xe mới mua thêm. "Tuy nhiên, tiến độ rà soát, sắp xếp ôtô của các Bộ, ngành, địa phương không đồng đều nên chưa xác định được nhu cầu mua mới của cả nước, trong khi nhiều Bộ, ngành đã sắp xếp xong mà có nhu cầu cấp bách về xe công lại phải chờ", Bộ Tài chính lý giải.

Thực tế, theo thông báo ban đầu, thời hạn rà soát việc sử dụng xe công trên cả nước sẽ "chốt" vào ngày 21/3. Tuy nhiên, sau hơn 4 tháng, đến nay cơ quan Nhà nước vẫn chưa thông báo về kết quả tình trạng thừa, thiếu xe công của các Bộ, ngành, địa phương.

Indonesia trao trả 65 ngư dân Việt

65 ngư dân Việt được Indonesia cho hồi hương sau khi bị bắt hồi tháng 4 và tháng 5 do đánh bắt trái phép trong vùng biển của Indonesia.

cac ngu dan viet bi indonesia bat chuan bi ve nuoc. anh: ttxvn

Các ngư dân Việt bị Indonesia bắt chuẩn bị về nước. Ảnh: TTXVN

Cơ quan chức năng của Indonesia hôm qua đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại nước này tổ chức đưa các ngư dân Việt về nước, TTXVNđưa tin.

Đây là số lượng ngư dân Việt được trao trả lớn nhất từ trước đến nay. Họ xuất thân từ nhiều tỉnh khác nhau, chủ yếu đi biển trên các tàu cá của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Các ngư dân cho biết, trong thời gian bị giam giữ, họ đã được phía Indonesia đối xử nhân đạo. Để đến được sân bay quốc tế Jakarta và làm các thủ tục xuất cảnh về Việt Nam, các ngư dân này phải bay ba chặng bay nội địa do địa điểm giam giữ ở cách xa thủ đô Jakarta.

Theo ông Đoàn Văn Nam, phụ trách công tác lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, Đại sứ quán đã tập trung vào công tác bảo hộ công dân do số lượng ngư dân Việt Nam bị bắt tại Indonesia tăng đột biến.

Ông Nam khẳng định Đại sứ quán sẽ tiếp tục tập trung phối hợp với phía Indonesia do còn rất nhiều ngư dân vẫn đang chờ làm các thủ tục để được về nước.

Từ đầu năm đến nay, số ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt giữ tăng gấp đôi so với con số của cả năm 2015.(vnexpress)

Nhà nước tham gia tối đa 40% vốn đầu tư cao tốc

Đó là một trong những nội dung tại thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về công tác chuẩn bị đầu tư và phương án huy động vốn đầu tư đường cao tốc Bắc - Nam phía đông vừa được Văn phòng Chính phủ ban hành.

Phó thủ tướng yêu cầu các bộ ngành cần khẩn trương xây dựng phương án đầu tư và dành nguồn lực ngân sách thỏa đáng, tạo cơ chế thích hợp để thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Trong đó vốn tham gia của Nhà nước tối đa 40% tổng mức đầu tư dự án.

Theo quy hoạch, tuyến cao tốc phía đông sẽ đi theo hướng quốc lộ 1 và song song với quốc lộ 1. Toàn tuyến dài 1.814km với điểm đầu tại Pháp Vân (Hà Nội), điểm cuối tại TP Cần Thơ.

Theo Bộ GTVT, để thông tuyến cao tốc Bắc - Nam cần tiếp tục đầu tư hoàn thành 1.315km với số vốn đầu tư khoảng 235.952 tỉ đồng.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục