tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 23-06-2016

  • Cập nhật : 23/06/2016

Hà Nội: Không nương tay với doanh nghiệp chây ỳ nợ tiền sử dụng đất

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa có văn bản chỉ đạo Cục Thuế Hà Nội tiếp tục phối hợp với cơ quan báo chí để công khai danh sách DN nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

ubnd tp.ha noi se manh tay xu ly cac dn chay y no tien su dung dat. anh minh hoa.

UBND TP.Hà Nội sẽ mạnh tay xử lý các DN chây ỳ nợ tiền sử dụng đất. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, cơ quan Thuế phải kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ đọng thuế đối với các trường hợp cố tình chây ỳ, nợ đọng kéo dài.

Hàng tháng, Cục Thuế phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Tài chính thống kê cụ thể từng dự án phải thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhóm dự án đến hết năm 2016 để có kế hoạch xử lý.

Trong 5 tháng đầu năm, bằng các biện pháp để giảm nợ đọng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thành phố đã thu được 14.102 tỷ đồng, trong đó thu tiền sử dụng đất là 11.799 tỷ đồng, tiền thuê đất là 2.303 tỷ đồng.

Từ nay đến cuối năm, lãnh đạo thành phố sẽ cùng với các đơn vị lien quan làm việc cụ thể với các DN để đôn đốc thu nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Trong đó, với các trường hợp DN không thực hiện nghĩa  vụ tài chính hoặc cố tình chây ỳ, UBND thành phố sẽ kiên quyết dừng xem xét  đối với đề xuất của của DN về đầu tư các dự án mới trên địa bàn;

Đồng thời, thành phố sẽ thành lập tổ công tác lien ngành hỗ trợ, tháo gỡ khó khan cho DN trong việc thực hiện các thủ tục hành chính nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, đủ điều kiện xác định nghĩa vụ tài chính nộp ngân sách; Rà soát các chính sách để đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ cho DN duy trì, ổn định sản xuất kinh doanh, có nguồn lực để thực hiện nghĩa vụ với NSNN.


Thời gian nộp thuế dự kiến đạt mục tiêu 119 giờ/năm

Đó là khẳng định của bà Nguyễn Minh Thảo, Phó trưởng Ban Môi trường kinh doanh, Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương tại Hội thảo “Cải thiện môi trường kinh doanh thông qua cải cách thuế” được tổ chức sáng 21-6 tại Hà Nội.

hoi thao do tong cuc thue va du an quan tri nha nuoc nham tang truong toan dien (usaid) to chuc.

Hội thảo do Tổng cục Thuế và Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (USAID) tổ chức.

Bà Thảo cho biết thêm, dự kiến này được tính toán dựa trên cơ sở những thay đổi về quy định, chính sách và ứng dụng công nghệ thông tin của ngành Thuế trong thời gian qua. 
 
Theo ghi nhận của Ngân hàng Thế giới trong bảng xếp hạng các chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2015, nộp thuế và bảo hiểm xã hội đã giảm 102 giờ, tăng 4 bậc so với bảng xếp hạng trước đó.
 
Tuy nhiên, bà Thảo cũng lưu ý, bảng xếp hạng 2015 của Ngân hàng Thế giới kết thúc vào tháng 12-2014 nên những nỗ lực đáng ghi nhận của ngành Thuế trong năm 2015 sẽ được ghi nhận trong xếp hạng năm 2016 của Ngân hàng Thế giới được công bố vào tháng 10 tới đây. Trên cơ sở những thay đổi về chính sách và nỗ lực của ngành Thuế trong thời gian qua, dự kiến thời gian nộp thuế sẽ đạt 119 giờ/năm theo mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra cho ngành Thuế trong năm 2016. 
 
Mặc dù vậy, theo bà Thảo, trong tổng thể bức tranh cải cách thủ tục hành chính về thuế trong khu vực, thứ hạng về nộp thuế và bảo hiểm xã hội của Việt Nam vẫn đứng thứ 168, trong khi Thái Lan là 70 và Malaysia là 31. Do đó, cải cách thuế trong thời gian tới vẫn cần tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm. 
 
Điều này cũng được nhận định trong bài tham luận của bà Hoàng Thị Lan Anh, Phó Vụ trưởng, Phó trưởng Ban Cải cách và hiện đại hóa, Tổng cục Thuế. Bà Lan Anh cho biết, trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện công cuộc cải cách thủ tục hành chính thuế, trong nhóm giải pháp về thể chế, chính sách, ngành Thuế sẽ nghiên cứu, xây dựng lộ trình bỏ hình thức thuế khoán chuyển sang thuế TNDN, xây dựng Nghị định về chống chuyển giá, trốn thuế cũng như xây dựng cơ sở pháp lý và hạ tầng kỹ thuật để thực hiện hóa đơn điện tử. 
 
“Trong thời gian tới, ngành Thuế cũng sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng hệ thống cấp mã số thuế tự động cho doanh nghiệp, xây dựng quy trình liên thông giữa cơ quan thuế và văn phòng đăng ký đất đai, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong việc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nghĩa vụ tài chính về đất đai, quyết liệt thực hiện mục tiêu cải cách thủ tục thuế mà các nghị quyết của Chính phủ đề ra” – bà Lan Anh cho biết. 

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Phải cắt giảm bội chi để giảm nợ công

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Việt Nam phải tiếp tục tái cơ cấu chi ngân sách nhà nước nhằm an toàn nợ công và bền vững ngân sách.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, nền kinh tế Việt Nam hiện đang đối mặt rất nhiều vấn đề mà nếu không giải quyết tốt sẽ tác động tới ổn định kinh tế vĩ mô, tác động tới việc có đạt mục tiêu đề ra là tăng trưởng khoảng 6,5 -7,0%/năm hay không, trong đó giải quyết vấn đề về nợ công là đặc biệt quan trọng. 

Nợ công tăng nhanh và cơ cấu không tốt

Phân tích cụ thể vấn đề về nợ công, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, ngoài vấn đề tăng nhanh, cơ cấu nợ công không tốt. Do yêu cầu đầu tư, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ nên giai đoạn 2011-2015, Chính phủ Việt Nam đã tập trung nguồn lực để phát triển hệ thống hạ tầng (giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục).

Ngoài huy động nguồn lực từ các chính phủ và tổ chức quốc tế, Việt Nam đã đẩy mạnh huy động nguồn lực trong nước. Nếu như năm 2010, tỷ trọng nợ công vay nước ngoài lớn hơn vay trong nước thì đến năm 2016, tỷ trọng vay trong nước (khoảng 56%) đã lớn hơn vay nước ngoài (chiếm khoảng trên 43%). “Kết quả này là đạt một bước quan trọng thực hiện quyết tâm đảm bảo một phần an toàn nợ công Việt Nam”- Bộ trưởng đánh giá.

Cùng với đó, theo Bộ trưởng, năm 2012-2013, bình quân thời hạn vay nợ trong nước khoảng 2,8 – 2,9 năm, nhưng đến ngày 9/6/2016 thì thời hạn vay nợ trong nước tăng lên 5,02 năm. Quan trọng hơn nữa là lãi suất huy động bằng tiền VND giai đoạn 2013-2014 đều từ 7%/năm đến 10%/năm, thậm chí tới 12%/năm, đến nay chỉ còn 6,7%-6,8%/năm.

Tức là về cơ cấu nợ đã được điều chỉnh tích cực hơn, tuy số lượng nợ trong nước tăng lên nhưng thời hạn vay đã dài ra và lãi suất vay giảm đi. Đây là một bước chuyển biến rất quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nợ công của Việt Nam.

Vấn đề đặt ra là nợ công của Việt Nam đang tiến tới sát ngưỡng trần 65%GDP mà Quốc hội cho phép, trong khi Chính phủ kiên quyết giữa trần nợ công, xây dựng đề án tái cơ cấu ngân sách nhà nước gắn với đảm bảo an toàn nợ công, trong đó có giải pháp tái cơ cấu chính sách thu ngân sách.

Nhìn lại cách đây 5 đến 7 năm, thu ngân sách từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu 30% đến 40% trong tổng thu ngân sách, nhưng đến nay chỉ còn 5% đến 7%. Cho nên, cần thiết tái cơ cấu chính sách thu để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đảm bảo cho thu hút đầu tư nước ngoài và đảm bảo thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế.

Thực tế cho thấy, giai đoạn 2011- 2015, tuy quy mô thu ngân sách gấp 2 lần giai đoạn 2006 – 2010, nhưng trong đó tổng thu từ nội địa đến năm 2015 đã đạt chiếm 74%. Nhờ đó, 3 năm gần đây, dù việc cắt giảm thuế quan theo hội nhập và giá dầu thô giảm sâu nhưng vẫn đảm bảo được cấn đối ngân sách (kể cả năm 2016), không để xảy ra tác động ảnh hưởng lớn hay phá vỡ ngân sách quốc gia.

Phải cắt giảm bội chi ngân sách

Một nguyên nhân quan trọng khác tác động khiến nợ công tăng nhanh, theo Bộ trưởng Tái chính, chính là do giai đoạn 2011-2015, kinh tế suy thoái, chính sách của Chính phủ vẫn đảm bảo vấn đề về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội nên nhiều chính sách ban hành để chi cho các việc này.

Nên giữ nguyên mức trần nợ công
"Với áp lực nợ công hiện tại, Việt Nam nên vẫn giữ nguyên mức trần nợ công. Việc cần làm hơn là tập trung vào việc nâng cao chất lượng giải ngân và thực hiện vốn vay từ nợ công; đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn cho các dự án đã được phê duyệt, đồng thời chọn lọc các dự án để có thể triển khai hiệu quả vốn vay.

Liên quan đến việc thu thuế của Việt Nam, nếu sử dụng tốt các công cụ khác thì việc cắt giảm thuế theo tiến trình hội nhập cũng sẽ không ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Ví dụ, có thể sử dụng công cụ thuế VAT để tăng thuế đối với hàng nhập khẩu, miễn giảm thuế với hàng xuất khẩu"- Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) – ông Takehiko Nakao.“Vì thế mà tổng chi ngân sách đã méo mó đi so với dự toán, làm cho chi thường xuyên đến hết 2015 đã lên tới 65% tổng dự toán chi ngân sách nhà nước. Trong khi đó, nhu cầu chi đầu tư cho phát triển hạ tầng cũng lớn nên bội chi ngân sách cao, nợ công cũng tăng cao trong 5 năm qua”- Bộ trưởng lưu ý.

Thực tế này khiến tỷ trọng dành tiền ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển và cho trả nợ bị hẹp dư địa lại. Bộ trưởng khẳng định: Việt Nam phải tiếp tục tái cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần chi đầu tư phát triển và trả nợ trong dự toán chi hằng năm, hướng đến an toàn nợ công và bền vững ngân sách. Mục tiêu là phải cắt giảm bội chi, từ đó giảm nợ công.

Một yếu tố nữa tác động nợ công, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, đó là việc quản lý nợ công và sử dụng hiệu quả nợ công cho tốt. Vì thế, năm 2014, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ ra Chỉ thị số 02 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công.

Trong đó, có rất nhiều nội dung hiện nay đã và đang triển khai đúng hướng và sẽ quản lý chặt chẽ, hiệu quả nợ công kể cả trần nợ công và hiệu quả sử dụng nợ công. Chẳng hạn, rà soát trình Quốc hội sửa đổi luật về nợ công, điều chỉnh chiến lược nợ công Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn 2030 phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đặc biệt, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Quan điểm của tôi là nói về trần nợ công và ngân sách phải xuất phát từ thực trạng sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam, bởi lẽ như năm 2013 và 2014, số tuyệt đối nợ vay không thay đổi (cả nợ trong nước và nợ nước ngoài), nhưng giá trị GDP thực tế thực hiện 2 năm này thấp hơn kế hoạch khi tính dự toán. Điều này làm cho số liệu tương đối về nợ công tăng lên. Năm 2015, số liệu nợ công không thay đổi, nhưng GDP dự toán tính 4,4 triệu tỷ VND, tức là nợ công 61,3% GDP, nhưng khi Bộ KHĐT công bố quyết toán thực tế GDP chỉ gần 4,2 triệu VND nên nợ công tăng thành 62,2%GDP”.

Thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước

Để tăng trưởng kinh tế của Việt Nam như kỳ vọng, Bộ trưởng cho rằng “còn rất nhiều việc phải bàn”. Bởi lâu nay tăng trưởng của nước ta dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên khoáng sản và dựa vào đầu tư rất lớn. Khi thị trường thế giới giảm sút như mấy năm vừa qua đã gây ra nhiều khó khăn. Cho nên việc tìm cách thúc đẩy sản xuất của nền kinh tế trong nước là rất quan trọng. Vừa khơi thông phát triển lực lượng sản xuất trong nước với thu hút đầu tư nước ngoài để cùng hợp lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Từ đó làm cho thu ngân sách bền vững. Khi ngân sách tốt phản ánh nền kinh tế tốt, còn ngược lại, ngân sách không tốt thì nền kinh tế đang có vấn đề (XL)


Trái phiếu Chính phủ hạ nhiệt

BVSC dự báo lực cầu cho các phiên đấu thầu TPCP trong thời gian tới có thể sẽ phân tán do nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn. Theo đó, nhiều khả năng lãi suất trúng thầu sẽ tăng nhẹ hoặc đi ngang so với mức hiện tại.

Theo báo cáo của CTCK Bảo Việt (BVSC), tuần qua, KBNN mặc dù tiếp tục gọi thầu TPCP kỳ hạn 5 năm với khối lượng lớn, nhưng sự quan tâm của thị trường đã có phần giảm bớt.

Cụ thể, khối lượng gọi thầu là 7.000 tỷ đồng nhưng khối lượng đặt thầu đã giảm đáng kể so với các tuần trước đó và chỉ trúng thầu 75% tại mức lãi suất 6,07%/năm– không đổi so với lần trúng thầu gần nhất.

Nguyên nhân có thể do hai tổ chức ngoài KBNN là Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã tổ chức phát hành trái phiếu trở lại trong tuần qua. Trái phiếu của hai tổ chức này có độ hấp dẫn nhất định so với trái phiếu của KBNN cùng kỳ hạn do lãi suất cao hơn từ 0,16-0,65%.

Với diễn biến mới này, BVSC dự báo lực cầu cho các phiên đấu thầu TPCP trong thời gian tới có thể sẽ phân tán do nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn. Theo đó, nhiều khả năng lãi suất trúng thầu sẽ tăng nhẹ hoặc đi ngang so với mức hiện tại.


Nợ bảo hiểm xã hội vẫn ở mức cao

Theo báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, ước đến tháng 6-2016, số nợ cả nước đã lên đến hơn 12.000 tỷ đồng (chiếm 5,15 % kế hoạch giao thu).

Thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho thấy, số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc là 12,3 triệu người, BHXH tự nguyện là 197 nghìn người và bảo hiểm y tế (BHYT) là 72,2 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT toàn quốc là 78,3% dân số.

Theo ước tính của BHXH Việt Nam, số thu 6 tháng đầu năm của toàn ngành đạt hơn 113.000 tỷ đồng (đạt 48,15% so với kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao). Bên cạnh đó số chi trong khoảng thời gian này ước tính 103.000 tỷ.

Đáng chú ý, số nợ ước đến 30-6-2016 là 12.102,6 tỷ đồng, chiếm 5,15% so với kế hoạch giao thu. Trong đó nợ BHXH 8.573,8 tỷ đồng, nợ BH thất nghiệp 529,4 tỷ đồng và nợ BHYT 2.999,4 tỷ đồng.

Từ đầu năm đến nay, BHXH Việt Nam đã giải quyết chế độ BHXH cho 3,64 triệu lượt người; Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho 65,3 triệu lượt người, tăng 4,7 triệu lượt người (7,8%) so với cùng kỳ năm 2015.

Theo đánh giá của BHXH Việt Nam, Luật BHXH đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2016, một số nội dung giao cho các cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn. Việc chậm ban hành các quy định này dẫn đến một số quy đinh của Luật BHXH chậm được triển khai, ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động, đồng thời tạo áp lực lớn lên cơ quan BHXH.

Bên cạnh đó, đối với công tác thu và phát triển đối tượng, tuy số người tham gia BHXH có tăng so với năm 2015 (khoảng 220.000 người) nhưng tốc độ tăng chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và còn thấp so với yêu cầu đặt ra. Tình trạng trốn đóng BHXH vẫn diễn ra khá phổ biến, nợ BHXH vẫn ở mức cao.

Theo BHXH Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên bởi trong năm, nền kinh tế tuy đã có dấu hiệu phục hồi nhưng tình hình sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn nên việc phát triển đối tượng tham gia chậm, số doanh nghiệp thành lập mới chưa nhiều hoặc có thành lập nhưng quy mô không lớn, một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc phải tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản dẫn đến cắt giảm lao động, nợ đóng, chậm đóng BHXH.

Mặt khác, tuy tại hầu hết các địa phương đều đã xây dựng được cơ chế phối hợp giữa cơ quan BHXH với các sở, ngành liên quan nhưng tính ràng buộc không cao dẫn đến việc nắm bắt, quản lý biến động lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc còn hạn chế, chưa xác định được chính xác đối tượng phải tham gia.

BHXH Việt Nam cũng nhân định rằng, tính tuân thủ pháp luật về BHXH của chủ sử dụng lao động chưa cao, chưa thực hiện đúng các quy định về khai trình lao động, còn phổ biến tình trạng ký kết phiếu lao động xác định thời hạn dưới 3 tháng nhiều lần để trốn đóng BHXH.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục