tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh chiều 20-10-2015

  • Cập nhật : 20/10/2015

Thời điểm “vàng” vay tín chấp

thoi diem “vang” vay tin chap

Thời điểm “vàng” vay tín chấp

Nhu cầu tiêu dùng, sửa sang nhà cửa, mua sắm các vật dụng trong gia đình… trở nên cấp thiết vào cuối năm.

Các ngân hàng cũng đồng loạt tung ra các chương trình cho vay với ưu đãi về lãi suất, hạn mức vay, thời gian trả nợ… Đây được coi là thời điểm “vàng” để hoàn thành mọi dự định khi có sự hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng từ phía ngân hàng, đặc biệt là người vay không cần tài sản đảm bảo.

Đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng dịp cuối năm, sản phẩm Vay không tài sản đảm bảo của Maritime Bank mang tới giải pháp tài chính đặc biệt hữu ích cho khách hàng với hạn mức vay cao nhất trên thị trường hiện nay - 500 triệu đồng (tương đương 24 tháng lương), cùng với thủ tục đơn giản thuận tiện giải ngân nhanh chóng như vay từ người thân.

Với mục tiêu giúp khách hàng “Vay vốn dễ dàng, sẵn sàng tận hưởng”, Maritime Bank sẵn sàng hỗ trợ tài chính phục vụ đa dạng các nhu cầu:xây sửa nhà, mua sắm vật dụng gia đình, đồ nội thất, du lịch, học tập hay có việc đột xuất trong gia đình trong dịp cuối năm… áp dụng cho khách hàng có mức thu nhập thường xuyên chỉ từ 4 triệu đồng/tháng (5 triệu đồng/tháng với khách hàng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) chứng thực đơn giản qua hợp đồng lao động và sao kê lương.

Đặc biệt, một ưu điểm khác sản phẩm này là tiền vay của khách hàng sẽ nhanh chóng được giải ngân chỉ trong vòng từ 2-3 ngày làm việc với thủ tục đơn giản, thuận tiện.

Không chỉ vậy, khách hàng còn nhận được những chính sách ưu đãi, linh hoạt khi vay như:

- Lãi suất vay cạnh tranh, đặc biệt ưu đãi lãi suất dành cho khách làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp.

- Được tăng hạn mức vay một cách dễ dàng.

- Linh hoạt lựa chọn phương án trả nợ phù hợp với tình hình tài chính của mình: số tiền trả (bao gồm gốc và lãi) đều hàng tháng hoặc số tiền gốc trả đều hàng tháng, lãi trả hàng tháng tính trên dư nợ thực tế giảm dần.

- Quyền chọn kỳ hạn vay dài đa dạng từ 06 đến 60 tháng, phù hợp với tình hình tài chính của mỗi khách hàng

Hãy hiện thực hóa các dự định và tận hưởng cuộc sống gia đình trọn vẹn với thủ tục hỗ trợ tài chính đơn giản, dễ dàng từ Maritime Bank.


Tăng lương tối thiểu vùng: Không để người lao động rơi vào “vùng trũng của xã hội”

Trong cuộc họp bàn về điều chỉnh lương tối thiểu vùng giữa lãnh đạo Bộ LĐTBXH, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) và Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam mới đây, có ý kiến cho rằng, tăng lương tối thiểu vùng có thể làm cho thu nhập của người lao động bị giảm! ".

Không ảnh hưởng đến khả năng chi trả của DN

Một giám đốc nhân sự của một DN đưa ra ví dụ, khi DN trả cho một CNLĐ phổ thông với mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng (DN này nằm trong khu vực mức LTTV II là 2,75 triệu đồng), số tiền lương này bao gồm 34,5% các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí CĐ. Có nghĩa là, khi NLĐ nhận lương sẽ phải trừ đi 693.000 đồng phần chi phí DN đóng và 303.000 đồng phần do NLĐ đóng.

Như vậy, NLĐ thực lĩnh trong một tháng chỉ còn hơn 5 triệu đồng. Năm 2016, nếu mức LTTV tăng 12,4%, LTTV II sẽ là 3.091.000 đồng và mức các loại phí phải đóng tăng lên 1.119.715 đồng. Lúc này, lương thực lĩnh chỉ còn 4.880.285 đồng. Như vậy, nếu tăng LTTV lên 12,4% trong năm 2016, thu nhập NLĐ sẽ giảm 123.527 đồng/tháng.

Với ví dụ này, đại diện DN thừa nhận chỉ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ dựa trên mức LTTV. Đây chính là một nguy cơ rất lớn cho NLĐ khi nghỉ hưu vài chục năm sau, họ chỉ nhận được trợ cấp hưu trí có khi dưới chuẩn nghèo. Điều này, thực tế đã xảy ra và chỉ riêng tại TPHCM có hàng ngàn trường hợp. Vì thế, với chức năng bảo vệ NLĐ, trong đó có việc bảo vệ từ xa thông qua xây dựng các quy định của pháp luật, Tổng LĐLĐVN kiến nghị phải tăng LTTV một cách hợp lý để NLĐ khi nghỉ hưu không phải rơi vào “vùng trũng của xã hội”, phải gánh chịu khó khăn và làm ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Cũng qua ví dụ trên cho thấy, DN chỉ chăm chăm trừ vào khoản thu nhập của NLĐ khi phải điều chỉnh LTTV, mặc dù tăng LTTV là bù một phần trượt giá, bảo đảm lương thực lĩnh của NLĐ không bị ảnh hưởng. Cũng tại hội nghị này, bà Tống Thị Minh - Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Bộ LĐTBXH - khẳng định: “Mức LTTV là mức sàn, nếu hầu hết DN đã trả cao hơn mức này thì thực tế mức điều chỉnh nói trên (12,4%) không ảnh hưởng nhiều đến khả năng chi trả của DN”.

“Tam đoạn luận” một cách ngây thơ

Liên quan đến vấn đề về đóng BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí CĐ, mới đây, ông Bùi Đức Thịnh - Chủ tịch HĐQT Cty CP may Sông Hồng - đặt câu hỏi: “Vì sao DN Việt lại bi đát như vậy? Vì các chi phí trong sản xuất của các DN phải gánh chịu là quá lớn, quá sức chịu đựng, trong đó đặc biệt là các phí BHXH, BHYT, BHTN, CĐ phí...”.

Luật sư Tăng Quốc Thừa (Đoàn Luật sư TPHCM) nhận xét: “Đóng BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí CĐ là các khoản chi phí do pháp luật quy định chứ không xuất phát từ ý chí của cá nhân hay một tổ chức nào. Các khoản chi phí này đều được Nhà nước cho phép tính vào giá thành sản xuất chứ không phải là lợi nhuận sau thuế để ai phải bỏ tiền túi ra. Nói như vậy, chẳng khác nào bảo pháp luật làm cho DN Việt bi đát!”.

Ông Chủ tịch Cty may Sông Hồng thật sai lầm khi đưa ra lập luận: “Tổng LĐLĐVN cho rằng “phải tăng LTTV vì mức lương của CN hiện nay không đủ sống”. Vậy Tổng LĐLĐVN có thấy thực tế nhiều sinh viên mới tốt nghiệp (chưa nói tới những người thất nghiệp), chỉ được trả lương khởi điểm chưa đầy 3 triệu đồng/tháng, thậm chí tiến sĩ toán học làm việc trong Viện Toán học cũng chỉ hưởng lương trên 3 triệu đồng/tháng… Cho nên, lập luận này của Tổng LĐLĐVN cũng rất mơ hồ, khi mà không có căn cứ để nói rằng CN làm việc vất vả hơn ngài tiến sĩ toán hay những sinh viên kia”.

Bà Hà Thị Là - nguyên Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ TPHCM, Phó khoa Lao động - Công đoàn, Đại học Tôn Đức Thắng - chia sẻ: “Với chức năng là cơ quan đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, đoàn viên CĐ (gọi tắt là NLĐ), Tổng LĐLĐVN luôn mong muốn tiền lương, thu nhập của tất cả mọi NLĐ đều đủ sống và có tích luỹ phòng khi khó khăn, chứ không chỉ riêng CN.

Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay, cần phải có những cải cách từng bước về tiền lương trong các khu vực khác nhau (LTTV áp dụng cho khu vực DN; lương cơ sở áp dụng cho khu vực hành chính, sự nghiệp). Như vậy, trong phạm vi họp Hội đồng Tiền lương quốc gia, Tổng LĐLĐVN với chức năng, vai trò của mình đã kiến nghị để nâng lương cho NLĐ”.

Chính ông Chủ tịch Cty may Sông Hồng đã so sánh “tam đoạn luận” một cách ngây thơ rằng lương CN đã cao hơn 3 triệu đồng thì làm việc vất vả hơn ngài tiến sĩ toán hay những sinh viên kia.


Vingroup có 5 thương hiệu thuộc Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2015

Thương hiệu Vinhomes thuộc Tập đoàn Vingroup vừa được tôn vinh là thương hiệu bất động sản đắt giá nhất Việt Nam 2015, do Hãng tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance công bố.

Hai thương hiệu khác thuộc Vingroup là Vincom, Vinmec và hai công ty thành viên của Tập đoàn cũng hiện diện trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2015.

Thương hiệu kinh doanh và quản lý bất động sản Vinhomes thuộc Tập đoàn Vingroup được định giá 343 triệu USD, đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm nay. Đặc biệt, trong Top 10 danh giá, Vinhomes là doanh nghiệp tư nhân duy nhất và là thương hiệu duy nhất thuộc lĩnh vực bất động sản.

Theo báo cáo của Brand Finance, các tiêu chí đánh giá thương hiệu gồm khả năng làm tăng giá trị sản phẩm của một thương hiệu; mức độ ảnh hưởng đối với quyết định mua của khách hàng; chi phí để xây dựng thương hiệu thành công; giá trị mua bán trên thị trường chứng khoán; và khả năng tạo ra lợi nhuận của thương hiệu.

vingroup co 5 thuong hieu thuoc top 50 thuong hieu gia tri nhat viet nam nam 2015

Vingroup có 5 thương hiệu thuộc Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2015

Ngoài giá trị thương hiệu, Brand Finance cũng đánh giá độ mạnh của các thương hiệu theo thang A, AA và AAA. Trong Top 10, thương hiệu Vinhomes được đánh giá ở mức AA+, chỉ đứng sau 1 doanh nghiệp dẫn đầu (mức AAA-).

Bên cạnh Vinhomes, hai thương hiệu khác của Tập đoàn Vingroup cũng được xếp hạng trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam là Vincom (vị trí thứ 28) - hoạt động trong lĩnh vực cho thuê mặt bằng bán lẻ hiện đại và Vinmec (vị trí thứ 32) - thuộc lĩnh vực y tế. Hai thương hiệu này được đánh giá cao với thang AA.

Cùng với 3 thương hiệu đã khẳng định tên tuổi trên thị trường, hai công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng – chủ đầu tư dự án Vinhomes Riverside và Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Nam Hà Nội – Chủ đầu tư dự án Times City cũng hiện diện trong Top 50.

Vinhomes hiện là thương hiệu bất động sản hàng đầu Việt Nam, được phát triển bởi Tập đoàn Vingroup, với hàng loạt dự án đẳng cấp như Vinhomes Times City, Vinhomes Royal City, Vinhomes Riverside, Vinhomes Central Park... Điểm ưu việt của các sản phẩm bất động sản Vinhomes là luôn đảm bảo chính xác cam kết về tiến độ, chất lượng xây dựng và hệ thống hạ tầng, tiện ích đồng bộ và chất lượng dịch vụ vượt trội. Đặc biệt, các khu đô thị Vinhomes luôn đi đầu trong việc thiết lập một hệ thống an ninh chặt chẽ, hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện đại, đảm bảo môi trường sống an toàn cho khách hàng.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư liên tục chủ động nâng cao chất lượng sống tại các khu đô thị và được thị trường đánh giá là nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam.

vingroup co 5 thuong hieu thuoc top 50 thuong hieu gia tri nhat viet nam nam 2015

Vingroup có 5 thương hiệu thuộc Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2015

Cũng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản nhưng ở mảng cho thuê mặt bằng bán lẻ hiện đại, thương hiệu Vincom đang sở hữu chuỗi TTTM lớn nhất cả nước với Vincom Mega Mall Times City, Vincom Mega Mall Royal City, Vincom Bà Triệu, Vincom Đồng Khởi…. Trong khi đó, Vinmec là thương hiệu y tế chất lượng cao của Tập đoàn Vingroup, ra mắt thị trường từ 2013 và là một trong những hệ thống y tế tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Bảng xếp hạng 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2015 do Brand Finance hợp tác với Mibrand - Công ty chuyên về tư vấn chiến lược thương hiệu tại Việt Nam - phát hành. Đánh giá của Brand Finance đã khẳng định uy tín và sức ảnh hưởng mạnh mẽ của thương hiệu Vinhomes, Vincom, Vinmec trên thị trường. Đồng thời, việc có tới 5 thương hiệu cùng lúc hiện diện trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2015 đã cho thấy quy mô, tầm vóc và giá trị tổng thể hàng đầu của thương hiệu Vingroup bình diện quốc gia.

Brand Finance là hãng tư vấn định giá thương hiệu có trụ sở tại Anh. Hàng năm, Brand Finance tiến hành định giá một cách độc lập khoảng 57.000 thương hiệu khác nhau trên toàn thế giới.

Các báo cáo quan trọng của Brand Fianace được giới chuyên môn đánh giá cao bao gồm Top 500 Thương hiệu hàng đầu thế giới, Top 500 Ngân hàng hàng đầu thế giới, Bảng xếp hạng Thương hiệu các Quốc gia trên Thế giới… Đây là lần đầu tiên các thương hiệu Việt Nam được Brand Finance đưa vào danh sách được định giá hằng năm.

Kết quả định giá thương hiệu của Brand Finance được sử dụng và công bố chính thức trên các kênh truyền thông hàng đầu thế giới như BBC, CNN, CNBC, Bloomberg, The Economist, The Wallstreet Journal….

VFF đang “bỏ hoang” trụ sở 11 tỷ đồng

Trụ sở VFF tại địa chỉ 18 Lý Văn Phức (Hà Nội) với vốn đầu tư hơn 11 tỷ đồng đang bị bỏ hoang từ nhiều năm nay dù VFF gặp không ít khó khăn về tài chính.

Năm 2011, trụ sở VFF được khởi công xây dựng với kinh phí 500.000 USD (khoảng 11,1 tỷ đồng), trong đó 400.000 từ FIFA, còn lại từ ngân sách nhà nước. Nguyên Chủ tịch AFC Bin Hammam đã đến cắt băng khánh thành (năm 2003) với lời chúc: Bóng đá Việt Nam sẽ ngày càng phát triển với cơ sở vật chất hiện đại và sử dụng hết công năng.

Nhưng VFF chỉ sử dụng trụ sở mới trong 6 năm trước khi chuyển về Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam gần sân Mỹ Đình. Năm 2009, VFF cho Công ty VFM thuê để làm truyền thông nhưng họ lại đem cho thuê lại tầng 6 để mở quán bar và sàn nhảy. Sau khi người dân và báo chí lên tiếng, VFF buộc thu hồi trụ sở nhưng không nhận được tiền thuê trong suốt hai năm.

Từ năm 2001 đến nay, toà nhà 7 tầng diện tích 500 m2 bị bỏ hoang hoàn toàn. Một người dân nói đùa: “Công trình đã xuống cấp từ lâu nhưng không thấy quan chức VFF nào ngó ngàng, chỉ thấy hai ông bảo vệ. Cả toà nhà hoành tráng thế này mà chỉ là nơi để… chuột đi vệ sinh.” Phố Lý Văn Phức là nơi khá sầm uất, nếu cho thuê trụ sở này thì VFF có thể thu về tiền tỉ mỗi tháng.

Ở Việt Nam, hầu hết các liên đoàn đều “ở nhờ” tại Tổng cục Thể dục Thể thao (36 Trần Phú, Hà Nội), chỉ Hiệp hội Thể thao Người khuyết tật và VFF có trụ sở riêng. Nhưng đáng buồn, tài sản của VFF và cũng là tài sản nhà nước đang bị lãng phí một cách khó hiểu.


Tập đoàn Cao su muốn thêm ngành nghề kinh doanh

Bổ sung ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn là “Trồng, chế biến và kinh doanh các loại cây trồng nông lâm nghiệp khác; chăn nuôi gia súc và đầu tư nông nghiệp công nghệ cao” để đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng trên quỹ đất trồng cao su, tăng thêm nguồn thu

Theo ông Võ Sỹ Lực - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), ngành cao su Việt Nam hiện đang đứng thứ 4 về xuất khẩu và xếp thứ 2 về năng suất vườn cây. Hiện Tập đoàn đang quản lý trên 405.000 ha cao su đóng trên địa bàn gần 29 tỉnh thành trên toàn quốc và 2 nước Lào, Campuchia.

Tuy nhiên, từ giữa năm 2012 trở lại đây, cùng với ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cung vượt cầu, giá bán cao su trên thị trường thế giới liên tục giảm mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và thu nhập của người lao động.

Do đó, để tăng hiệu quả sử dụng đất và ứng phó với tình hình khó khăntrên, VRG đang có kế hoạch trồng xen canh theo mô hình trồng cao su hàng kép các loại cây như cà phê, keo lai, dược liệu, cây rừng…

“Ở các nước khác trong khu vực ASEAN, mô hình này đã được thực hiện từ nhiều năm nay và đã thu lại hiệu quả tốt”- Ông Lực nói.

Chính vì thế, VRG đề nghị bổ sung ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn là “Trồng, chế biến và kinh doanh các loại cây trồng nông lâm nghiệp khác; chăn nuôi gia súc và đầu tư nông nghiệp công nghệ cao” để đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng trên quỹ đất trồng cao su, tăng thêm nguồn thu cho DN thay cho điều lệ hiện hành đang được quy định chỉ là “Trồng, chế biến và kinh doanh cao su”.

Cùng với phương án trên, để khắc phục khó khăn, VRG cũng tích cực triển khai nhiều biện pháp khác như chuyển chế độ cạo D2, D3 sang D4 giúp cải thiện năng suất lao động; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo nhu cầu thị trường; đẩy mạnh cơ giới hóa, tiết giảm chi phí…

Bên cạnh đó, VRG cũng đề xuất ngành cao su cần ổn định thị trường tiêu thụ, xúc tiến đẩy mạnh giao thương sang thị trường Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) do thị trường này có nhu cầu nhập khẩu cao su thiên nhiên để phát triển ngành công nghiệp thế mạnh như ô tô, tránh lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc như hiện nay.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục