tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 11-03-2016

  • Cập nhật : 11/03/2016

Những con số khiến chính quyền Trung Quốc đang tái mặt

nen kinh te trung quoc dang tien mot buoc kha dai den kich ban ve mot cu “ha canh cung”

Nền kinh tế Trung Quốc đang tiến một bước khá dài đến kịch bản về một cú “hạ cánh cứng”

Nền kinh tế Trung Quốc đang tiến một bước khá dài đến kịch bản về một cú “hạ cánh cứng” - thuật ngữ được các chuyên gia kinh tế sử dụng để chỉ tình trạng suy giảm tăng trưởng đột ngột ở nước này. Một loạt các chỉ số vĩ mô được chính phủ Trung Quốc công bố trong những ngày đầu tháng 3.2016 đang cho thấy nền kinh tế nước này đang xấu đi nhanh chóng hơn nhiều so với sự dự đoán của kể cả các chuyên gia.

Những tác động xấu mà tình trạng giảm tốc của nền kinh tế lên Trung Quốc dường như đang được nhân đôi bởi tác động từ tình trạng trì trệ và ảm đạm của nền kinh tế thế giới, dù rằng một trong những nguyên nhân chủ đạo của nó xuất phát từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc. Vì thế, các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế Trung Quốc dường như đang xấu hơn gấp đôi so với dự đoán.

Những ngày đầu tháng 3.2016 không hẳn là một thời điểm êm đềm với chính phủ Trung Quốc, khi hàng loạt các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế nước này sẽ được công bố sau 2 tháng đầu năm đầy khó khăn và bất ổn. Ngày 5.3, phát biểu trước quốc hội Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã công bố những mục tiêu trong năm 2016 của kinh tế Trung Quốc, cụ thể nước này sẽ tăng trưởng từ 6,5-7% trong năm 2016, tạo ra khoảng 10 triệu việc làm mới trong năm nay và không công bố mục tiêu về tăng trưởng thương mại.
Bản báo cáo của ông Lý vẫn chưa kịp được làm nguội thì đến ngày 8.3, một tin tức không mấy lạc quan khác ập đến, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 2 giảm tổng cộng 25,4%, mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Tất cả các chỉ số kinh tế vĩ mô này đang hợp lại để trở thành một bản hòa âm không mấy tươi đẹp đối với nền kinh tế Trung Quốc hiện nay. Nó tạo ra một cơn bão tranh luận tại Trung Quốc ở thời điểm hiện tại. Chẳng hạn như trong vấn đề việc làm. Theo báo cáo của ông Lý, tổng số việc làm mới mà Trung Quốc tạo ra trong năm 2016 sẽ khoảng 10 triệu, và theo một chuyên gia kinh tế có uy tín là Xiao Minjie đây là một mục tiêu khá yếu kém.
Theo thống kê của Xiao, sẽ có khoảng 7,65 triệu sinh viên ra trường trong năm nay và một con số tương tự sẽ tốt nghiệp phổ thông và cần việc làm ngay lập tức. Như vậy, số người cần việc làm ở Trung Quốc trong năm 2016 lên tới 15 triệu, chưa kể một lượng 5-6 triệu người thất nghiệp mà chính phủ nước này tuyên bố nằm trong diện cắt giảm trong các ngành công nghiệp dư thừa cũng như trong các công ty và tập đoàn nhà nước.
Như vậy, có ít nhất là 10 triệu người sẽ lâm vào cảnh thất nghiệp thêm vào đội quân thất nghiệp ở Trung Quốc trong năm nay. Tình trạng thất nghiệp nhiều khả năng sẽ cao hơn nhiều so với con số 4,5% ở các thành thị mà ông Lý tuyên bố. Tình trạng thất nghiệp tăng mạnh cho thấy chính phủ Trung Quốc vẫn đang loay hoay trong việc giải quyết những khoảng trống do sự dư thừa công suất của các ngành công nghiệp chủ lực, nhất là sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư ra khỏi nước này.
Bất kể lời nhận xét của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), rằng dòng vốn bị rút khỏi Trung Quốc trong năm vừa qua chủ yếu do các khoản trả nợ sớm của các công ty Trung Quốc lo ngại đồng USD sẽ tăng giá, tình trạng thất nghiệp gia tăng đang là một dẫn chứng cho thấy một phần không nhỏ trong đó là vốn đầu tư nước ngoài chứ không đơn thuần là các khoản thanh toán nợ.

Sự sụt giảm mạnh mẽ của tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2 của Trung Quốc cũng đang được xem là một biểu hiện cho các vấn đề kinh tế vĩ mô mà Trung Quốc đang gặp phải. Mức sụt giảm xuất khẩu 25,4% của Trung Quốc trong tháng 2.2016 là mức giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm, đồng thời cũng là tốc độ giảm mạnh nhất kể từ thời điểm cao trào của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2009. Nó cao hơn mức sụt giảm 15% mà các chuyên gia kinh tế của tờ The Wall Street Journey dự đoán và đồng thời cũng là tháng thứ 8 liên tiếp xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm.

Mức sụt giảm đáng kể trong xuất khẩu này là cực kỳ nghiêm trọng với nền kinh tế Trung Quốc. Cũng giống như năm 2009, nền kinh tế thế giới hiện đang rơi vào trì trệ và tác động tới xuất khẩu của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Nhưng nếu như vào năm 2009, Trung Quốc đã giải quyết rất tốt bài toán sụt giảm xuất khẩu này bằng cách kích cầu thị trường nội địa khi đó vẫn còn rất dồi dào, lượng hàng hóa tồn đọng do không thể xuất khẩu đã được giải quyết bởi sự gia tăng tiêu dùng của thị trường trong nước; thì giờ đây điều đó đã không còn như trước.
Chỉ số tiêu dùng của thị trường nội địa Trung Quốc đang không tăng lên là bao, thậm chí còn có xu hướng sụt giảm do người dân tiết kiệm chi tiêu do nền kinh tế giảm tốc. Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 2 cũng giảm khoảng 13,8% và đã giảm liên tiếp trong vòng 16 thàng qua. Nó cho thấy sự sụt giảm nhu cầu sử dụng hàng hóa của thị trường nội địa Trung Quốc, đồng nghĩa với việc nếu chính phủ nước này dự định một cuộc kích cầu nội địa khác để giải quyết sự sụt giảm xuất khẩu, nhiều khả năng sẽ không có tác dụng.
Với những chỉ số vĩ mô đang xấu đi rất nhanh như thế này, có lẽ ít nhà kinh tế nào dám khẳng định kinh tế Trung Quốc có thể hoàn toàn không bị đe dọa bởi nguy cơ hạ cánh cứng. Việc con số sụt giảm xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 2 cao gần gấp đôi so với dự báo cho thấy tình hình tệ hơn dự đoán khá nhiều.
Tại diễn đàn kinh tế thế giới Davos cách đây vài tháng, một số nhà kinh tế nổi tiếng như Joseph Stiglitz đã cho rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng chậm lại nhưng về cơ bản vẫn ổn. Nhưng đó là khi một sự trì trệ mang tính toàn cầu của nền kinh tế thế giới là điều vẫn chưa rõ ràng như hiện nay.
Với sự trì trệ của kinh tế toàn cầu hiện tại, các tác động của sự giảm tốc kinh tế của Trung Quốc với chính nước này đang được nhân đôi, trở nên khó lường hơn bao giờ hết.
Cách đây 5-6 năm, Trung Quốc được xem là quốc gia thành công nhất trong việc xử lý các vấn đề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2009, giờ đây Trung Quốc lại đang đối mặt với nguy cơ trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ sự trì trệ của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2016. Nếu điều đó xảy ra, sẽ là một bài học không thể thấm thía hơn với một kẻ ngủ quên trên thắng lợi và thành công.

Euro chịu nhiều áp lực trước thềm cuộc họp của ECB

Đồng euro chịu áp lực lớn trong phiên giao dịch châu Á sáng10/3, ngay trước cuộc họp của NHTW châu Âu (ECB), cuộc họp được dự kiến là ECB sẽ tiếp tục nới lỏng tiền tệ. Đôla New Zealand cũng trượt dài khi NHTW nước này bất ngờ cắt giảm lãi suất.

 
anh minh hoa

Ảnh minh họa

Theo đó, đồng đôla New Zealand đã giảm hơn một phần trăm sau khi NHTW New Zealand (RBNZ) quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản 25 điểm cơ bản xuống còn 2,25%, với lý do giá hàng hóa nguyên liaaju giảm sâu đã làm giảm kỳ vọng lạm phát. RBNZ cũng phát đi tín hiệu có thể tiếp tục giảm lãi suất trong thời gian tới.

Hiện đồng đôla của xứ sở kiwi đang được giao dịch ở mức 0,6655 USD thấp nhất trong vòng 1 tuần qua, sau khi giảm mạnh từ mức cao qua đêm là 0,6809 USD.

Trong khi đó theo cuộc thăm dò của Reuters, ECB cũng được dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất huy động lên 10 điểm cơ bản xuống -0,40%, đồng thời mở rộng quy mô chương trình mua vào tài sản tại cuộc họp lần nay để thúc đẩy lạm phát.

Điều đó đã khiến đồng tiền chung đã giảm 0,1% so với đồng USD xuống còn 1,0986 USD và trượt khoảng 0,2% so với đồng yen xuống mức 124,39 JPY.

Trong khi đồng USD đã ổn định so với yên Nhật tại 113,26 JPY.

Trong một diễn biến khác, đồng đôla Canada tăng nhẹ sau khi NHTW nước này hôm qua đã quyết định giữ nguyên lãi suất cùng với nhận định triển vọng kinh tế không có nhiều thay đổi so với tháng 1/2016. Tuy nhiên theo NHTW Canada, những biến động thị trường gần đây “có dấu hiệu thuyên giảm".
Hiện đôla Canada đang đứng ở mức 1,3238 CAD ăn 1 USD.


Hoa Kỳ chính thức kiểm tra cá tra, cá basa Việt Nam từ 15-4

Theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT, từ ngày 15-4 tới, Cơ quan kiểm tra và an toàn thực phẩm (FSIS) - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ chính thức kiểm tra các lô hàng cá tra, basa của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Ngày 1-3 vừa qua, FSIS đã công bố danh sách các doanh nghiệp nước ngoài được phép chế biến xuất khẩu cá và sản phẩm cá họ Siluriformes vào Hoa Kỳ, trong đó có 23 cơ sở của Việt Nam là các cơ sở đang và sẽ xuất khẩu trong danh sách Nafiqad gửi FSIS.

Ngay sau đó, ngày 7-3, Nafiqad đã có văn bản 376/QLCL- CL1 đề nghị FSIS xem xét, công nhận 22 cơ sở còn lại. Tuy nhiên, 22 doanh nghiệp chưa được FSIS đưa vào danh sách và các doanh nghiệp chế biến cá tra, basa khác có nhu cầu xuất khẩu vào Hoa Kỳ cần gửi hồ sơ, bằng chứng theo hướng dẫn của Nafiqad tại công văn 113/QLCL-CL1 để Nafiqad tổng hợp gửi đăng ký với FSIS.

Đối với các doanh nghiệp có tên trong danh sách được phép xuất khẩu cá tra, basa sang Hoa Kỳ, Nafiqad yêu cầu doanh nghiệp chủ động rà soát hệ thống tự kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm đảm bảo sản phẩm cá tra chế biến xuất khẩu vào Hoa Kỳ đáp ứng các quy định của thị trường này về hóa chất kháng sinh, kim loại nặng, thuốc trừsâu, vi sinh vật, các quy định về ghi nhãn, thông tin về nước xuất xứ, tên và mã số cơ sở sản xuất…

Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc đề nghị các doanh nghiệp gửi văn bản về Nafiqad để được hướng dẫn, phối hợp xử lý.

Trước đó, ngày 2-12-2015, FSIS đã có thư gửi Nafiqad thông báo: Trước ngày 1-3-2016, Nafiqad cần gửi danh sách các doanh nghiệp Việt Nam đang và sẽ tiếp tục xuất khẩu sản phẩm cá thuộc họ Siluriformes (trong đó có cá tra, basa) vào thị trường Hoa Kỳ.

Nafiqad đã có công văn số 113/QLCL-CL1 thông báo, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký theo yêu cầu của FSIS. Sau khi tổng hợp, trong 45 cơ sở đã gửi đăng ký, có 23 cơ sở đã gửi đầy đủ hồ sơ, 22 cơ sở được đưa vào phần có nhu cầu xuất khẩu do không cung cấp các hồ sơ, bằng chứng về việc đang và sẽ tiếp tục xuất khẩu.

Ngày 4-2-2016, Nafiqad đã có công thư số 236/QLCL-CL1 gửi FSIS danh sách 45 cơ sở nêu trên. Trong các cuộc họp với FSIS, Nafiqad đã khẳng định cả 45 cơ sở đều đã được kiểm tra, giám sát đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm phù hợp với quy định của Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) thuộc Bộ Y tế Hoa Kỳ, 22 cơ sở có nhu cầu xuất khẩu cá tra, basa vào Hoa Kỳ hiện đang đang tích cực tìm đối tác để xuất khẩu trong thời gian tới.


Nga sắp hết dầu thô

san luong dau cua nuoc nga chac chan se giam vao nam 2035, theo bao cao cua bo nang luong nga.

Sản lượng dầu của nước Nga chắc chắn sẽ giảm vào năm 2035, theo báo cáo của Bộ Năng lượng Nga.

Tờ nhật báo kinh doanh Vedomosti của Nga cho hay Bộ Năng lượng nước này có các kịch bản khác nhau dự báo sản lượng dầu thô giảm từ mức 1,2% đến 46% trong vòng hai thập niên tới tính từ thời điểm này.
Tài liệu mà tờ nhật báo Vedomosti trích dẫn đã được đại diện Bộ Năng lượng Nga xác nhận. Đến năm 2035, các mỏ dầu hiện được khai thác sẽ cung cấp cho nước này ít hơn một nửa sản lượng đang được bơm ra hiện nay, tức khoảng 10,1 triệu thùng/ngày.
Bộ Năng lượng Nga cho biết sự thiếu hụt trên cần được xoay sở bằng cách tăng sản xuất từ nguồn dự trữ.
Trong trường hợp lạc quan nhất cho các hãng sản xuất dầu mỏ, tăng trưởng sản lượng trong ngắn hạn chỉ có thể tiếp diễn đến năm 2020. Sau thời gian này, sản lượng dầu sẽ hạ và mức hạ thay đổi trong vùng từ 1,2% đến 46%, tùy thuộc vào giá dầu, thuế và sự hiện hữu của lệnh trừng phạt từ phương Tây áp đặt lên Nga.
Mức tăng nhẹ trong sản xuất chỉ khả thi với các hãng năng lượng nhỏ hơn như Slavneft và Russneft, trong khi các công ty lớn dẫn đầu thị trường đối mặt với sự sụt giảm. Môi trường thiếu thuận lợi về thuế cũng là một trở ngại khiến sản lượng của các hãng lớn có thể giảm từ 39% đến 61%.
Nhằm chống đỡ trước cảnh sụt giảm sản lượng, Bộ Năng lượng Nga đề xuất cho phép các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận với dầu ở Bắc Cực, mềm hóa cơ chế thuế và hỗ trợ các công ty độc lập vừa và nhỏ. Nước này cũng sẽ thúc đẩy quá trình xử lý dầu nặng siêu nhớt và nhiều lưu huỳnh với mức thuế ưu đãi.
Ngược lại với dầu thô, sản lượng khí ngưng tụ được dự báo là sẽ tăng lên đáng kể trong 20 năm, trong khoảng từ 37% đến 74%.

“Đừng quên nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản vì cho vay bất động sản”

Ngân hàng Nhà nước chính thức lên tiếng về những ý kiến trái chiều trong một số nội dung sửa đổi của Thông tư 36 với thông điệp: Hãy trân trọng những thành quả tái cơ cấu, xử lý nợ xấu...
ngan hang nha nuoc viet nam

Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

“Hệ thống các tổ chức tín dụng vừa trải qua thời kỳ tái cơ cấu, xử lý nợ xấu đau đớn, vết thương còn chưa lành, tổn thất chưa khắc phục xong mà một trong những nguyên nhân chính là rủi robất động sản. Xin đừng sớm quên”, NHNN nhắc nhở.

Chúng ta đã có bài học đắt giá mới đây còn nguyên giá trị về tập trung cho vay động sản trong giai đoạn 2006-2010 để rồi tự đẩyngân hàngvào trạng thái rủi ro quá mức cùng với thị trường và nhà đầu tư. Trong đó không ít ngân hàng khó khăn, thua lỗ, thậm chí lâm vào tình trạng phá sản vì cho vay bất động sản.

“Liệu chúng ta có muốn lịch sử lặp lại? Liệu chúng ta có tiếp tục đặt sự tồn vong, tiền đồ của hệ thống ngân hàng và đặt cược tiền gửi của nhân dân vào rủi ro của thị trường bất động sản?”, NHNN cảnh báo.

Thị trường đang phản ứng khá gay gắt với hai nội dung sửa đổi củaThông tư 36, đó là giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 60% xuống 40% và điều chỉnh hệ số rủi ro các khoản vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250%.

Hơn 478.000 tỷ đồng đổ vào bất động sản

NHNN cho biết, đến cuối năm 2015, dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản đạt 393.000 tỷ đồng, tăng gần 26% so với cuối năm 2014. Nếu tính cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho lĩnh vực bất động sản thì tổng dư nợ của các TCTD cho lĩnh vực bất động sản là 478.000 tỷ đồng, chiếm 10,3% tổng dư nợ và chiếm 22,2% tổng dư nợ trung, dài hạn.

Bên cạnh đó, vốn tín dụng, đầu tư của hệ thống ngân hàng cho phát triển cơ sở hạ tầng cũng tăng mạnh. Trong đó, hầu hết các khoản tín dụng cho lĩnh vực bất động sản có kỳ hạn trung, dài hạn.

Cơ quan này cũng khẳng định dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng dành cho lĩnh vực bất động sản chưa từng giảm, kể cả giai đoạn khó khăn nhất, thị trường bất động sản đóng băng.

Cụ thể, năm 2012 dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản tăng 14%; năm 2013 tăng 15,4%; năm 2014 tăng 19,3% và năm 2015 là 26%.

“Cấu trúc tín dụng hiện nay cho thấy ngân hàng đang tài trợ vốn cho cả bên cung và bên cầu về bất động sản, điều này cho thấy tín dụng ngân hàng cho bất động sảnchịu rủi ro cả từ 2 phía của thị trường bất động sản”, NHNN phân tích.

Theo cơ quan này, khi thị trường bất động sản phục hồi, cần thu hút các nguồn vốn khác trong xã hội để thay thế, giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng và giảm thiểu rủi ro cho cả phía ngân hàng cũng như nhà đầu tư.

Ví như thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản đạt khá trong 2 năm gần đây và tiếp tục tăng. Cụ thể năm 2014, FDI đổ vào bất động sản khoảng 2,55 tỷ USD, năm 2015 gần 2,4 tỷ USD.

NHNN cho rằng việc đẩy mạnh cho vay bất động sản đã làm cho những rủi ro mới trong hệ thống ngân hàng có chiều hướng gia tăng trong hoạt động tín dụng ngân hàng trong năm 2015.

Cụ thể, tín dụng trung, dài hạn tăng rất nhanh (29%) và chiếm tỷ trọng gần 50% tổng dư nợ tín dụng (theo chiều hướng tăng liên tục, năm 2013: +43,1%; năm 2014: +45,4%) làm gia tăng rủi ro mất cân đối kỳ hạn nguồn vốn và sử dụng vốn.

“Việc gia tăng đầu tư tín dụng trung, dài hạn có thể tạo áp lực lên huy động vốn trung, dài hạn cũng như mặt bằng lãi suất trên thị trường”, NHNN phân tích.

NHNN cho biết, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng vừa mới cảnh báo Việt Nam về việc tập trung tín dụng cho lĩnh vực bất động sản và lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Vốn cho vay của các TCTD là vốn huy động từ tiền gửi của nhân dân và phải được phân bổ, sử dụng một cách an toàn, hiệu quả nhất chứ không phải dành riêng hay dồn vốn cho bất động sản.

“Trách nhiệm của ngành ngân hàng là phải bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và an toàn tiền gửi của nhân dân. Theo đó, ngân hàng không thể tự đặt mình vào trạng thái rủi ro quá mức do tập trung đầu tư vốn cho một hoặc một số ít lĩnh vực rủi ro”, NHNN nhấn mạnh.

NHNN cũng thừa nhận đã từ lâu hoạt động ngân hàng đã gắn với thị trường bất động sản. “Để ngân hàng bớt phụ thuộc vào nó không dễ gì và phải làm từng bước nhưng không phải không làm được. Vì vậy, nhất định phải làm vì sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống ngân hàng và thị trường bất động sản”, NHNN nhấn mạnh.

Cònkhoảng 540.000 tỷ đồng mới đổ vào bất động sản

NHNN phân tích, giả định mọi yếu tố khác không thay đổi, với quy mô và cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm cuối năm 2015, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn bình quân của hệ thống các TCTD là 31% (đang có chiều hướng tăng nhanh) thì các TCTD vẫn còn có khả năng cấp tín dụng trung, dài thêm cho nền kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực bất động sản với số tiền lên đến khoảng 540.000 tỷ đồng mới tới giới hạn tỷ lệ này 40% theo quy định của dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 36.

Điều chỉnh hệ số rủi ro các khoản cho vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250% ảnh hưởng trực tiếp không đáng kể đến tỷ lệ an toàn vốn, theo đó tỷ lệ an toàn vốn bình quân của toàn hệ thống các TCTD giảm từ 13% xuống 12,1%.

Với tỷ lệ an toàn vốn bình quân toàn hệ thống đến cuối năm 2015 là 13% thì các TCTD vẫn còn có thể cho vay kinh doanh bất động sản với số vốn bổ sung lên đến khoảng 650.000 tỷ đồng mới tới giới hạn tỷ lệ an toàn vốn 9%.

“Như vậy, việc điều chỉnh quy định tại Thông tư 36 ảnh hưởng không đáng kể đến dòng vốn tín dụng vào thị trường bất động sản. Vấn đề là người đầu tư, kinh doanh bất động sản có đáp ứng được các chuẩn mực an toàn, điều kiện vay vốn để các TCTD rót vốn đầu tư không”, NHNN nhấn mạnh.

Theo NHNN, quy định mới về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn và điều chỉnh tăng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay bất động sản sẽ tạo động lực cho NHTM cấp tín dụng trung, dài hạn một cách thận trọng hơn và sàng lọc, lựa chọn cho vay đối với những khách hàng có rủi ro thấp, hiệu quả hoạt động tốt hơn.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36 vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, thảo luận, đánh giá tác động và lấy ý kiến tham gia rộng rãi của các đối tượng liên quan trong xã hội.

Chắc chắn rằng, NHNN sẽ xem xét một cách thận trọng đến nội dung thời điểm hiệu lực và lộ trình thực hiện của một số quy định mới tại dự thảo Thông tư nhằm giảm thiểu các rủi ro, tác động tiêu cực đến hoạt động của hệ thống ngân hàng, thị trường bất động sản và các bên có liên quan.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-03-2016

    Lotte lao vào cuộc đấu giá 1 tỷ USD để thâu tóm Big C Việt Nam
    “Bài thuốc” của các ngân hàng trung ương đã hết hiệu nghiệm?
    Trung Quốc đầu tư kỷ lục vào Mỹ, châu Âu
    Tập đoàn CJ “rót” thêm 500 triệu USD vào Việt Nam
    Đề nghị Mỹ công nhận thêm 22 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn đưa cá tra vào Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-03-2016

    Cuộc đua mua Big C Việt Nam của 3 “gã nhà giàu”
    Thành lập công ty chuyển phát nhanh, Lazada tính chuyển hướng tại Việt Nam?
    Petrolimex sẽ bán cổ phần cho đối tác ngoại, tăng vốn lên 13.500 tỷ đồng
    Bán hàng trực tiếp: Sân chơi mới của công nghiệp dệt may
    Quan chức Trung Quốc muốn biến Hoàng Sa thành trung tâm tài chính

  • Tin kinh tế đọc nhanh 12-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 12-03-2016

    CEO Prudential: Trung Quốc vẫn là miếng bánh ngon
    NHNN công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc năm 2016
    Từ tỷ phú tới các NHTW: Không ai muốn lãi suất âm
    PetroVietnam khởi động siêu dự án mỏ khí ở Quảng Nam
    Chủ chuỗi rạp CGV đầu tư thêm nửa tỷ USD vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-03-2016

    Dân Trung Quốc đổ xô gom nhà đất tại thị trường mới nổi
    ECB hạ lãi suất tiền gửi qua đêm xuống -0,4%
    Trung Quốc vừa làm điều tồi tệ nhất đối với kinh tế thế giới
    Giá dầu hồi phục, phố Wall tiếp tục tăng điểm
    Phải đầu tư như thế nào khi lãi suất âm?

  • Tin kinh tế đọc nhanh  chiều 11-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-03-2016

    4 lợi thế của bất động sản Việt trong mắt sếp ngoại
    Doanh nghiệp xi măng dồn dập ký đơn hàng xuất khẩu lớn
    Lazada Việt Nam dè chừng đối thủ nào nhất?
    Singapore vẫn đắt đỏ nhất thế giới
    Châu Âu có thể tung thêm kích thích kinh tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-03-2016

    Trung Quốc: Từ "công xưởng thế giới" đến những "xác sống"
    Tập đoàn đứng sau thương hiệu thời trang Zara có kế hoạch mở cửa hàng ở Việt Nam trong năm nay
    Nhập khẩu gia cầm Trung Quốc: Phải có hàng rào kỹ thuật đủ mạnh
    Ngân sách: Thu khó, nhu cầu chi lớn
    Thị trường bảo hiểm tăng trưởng 34% ngay tháng đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 11-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 11-03-2016

    Sau chứng khoán, Trung Quốc tiếp tục lại có bong bóng bất động sản
    Thái Lan đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam
    Nền kinh tế của Brazil trong vòng xoáy khủng hoảng
    TCM chủ động thu hẹp kinh doanh
    Tham tán giúp DN hiện đại hóa

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 10-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 10-03-2016

    Singapore muốn đầu tư lớn vào hàng hải, cảng biển Việt Nam
    Fed đang triển khai chính sách tiền tệ "Made in China"?
    Nội các Nhật Bản thông qua dự luật về TPP
    Ấn Độ chính thức đệ đơn kiện lên WTO về phí visa của Mỹ
    Giám đốc câu kết cán bộ ngân hàng chiếm đoạt gần 100 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-03-2016

    Tài sản này có thể mở tung cửa tiến vào thị trường tiền gửi dân cư 3 triệu tỷ!
    Yahoo ngậm trái đắng vì dốc hơn 1 tỉ USD mua Tumblr
    Công nghệ in 3D hỗ trợ bán trang sức trực tuyến
    Philippines có nhiều sếp nữ nhất khu vực
    Quan hệ thương mại nội vùng ASEAN hơn cả EU

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-03-2016

    Xuất khẩu cá ngừ khởi sắc đầu năm
    Ngân hàng Nhà nước: Nhà băng không có động cơ để 'đi đêm' lãi suất
    Mỹ trừng phạt tập đoàn viễn thông Trung Quốc
    Phạt hai công ty nhập khẩu sâm tổng cộng 360 triệu đồng
    Từ 22-3, thép nhập phải chịu thuế bổ sung