tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Hillary Clinton đắc cử tổng thống Mỹ - Viễn cảnh thế giới?

  • Cập nhật : 01/09/2016

Hillary Clinton sẽ mạnh tay với Trung Quốc nếu đắc cử

hillary clinton se manh tay voi trung quoc neu dac cu

Hillary Clinton sẽ mạnh tay với Trung Quốc nếu đắc cử

 
Giới phân tích cho rằng nếu đắc cử tổng thống, bà Hillary Clinton chắc chắn sẽ tiếp tục chính sách "xoay trục" của người tiền nhiệm và thậm chí có thể còn có lập trường cứng rắn hơn nhằm đáp trả sự bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông
Mỹ không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng đang trở thành một trong những bên đóng vai trò quan tại vùng biển rộng 3,5 triệu km2, trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh việc xây dựng trái phép các cơ sở quân sự và giành các lợi ích kinh tế, bất chấp sự phản đối của các quốc gia khác cũng có tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
 
Giới chức Trung Quốc đã lo ngại trong 5 năm qua khi Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc, duy trì vị thế của Mỹ trong khu vực, và có thể họ đã đúng. Họ thậm chí sẽ còn lo lắng hơn nếu ứng viên tổng thống Hillary Clinton của đảng Dân chủ đắc cử tổng thống vào cuối năm nay và nhậm chức vào tháng 1 năm sau. Các nhà phân tích về chính sách châu Á của Mỹ nhận định rằng bà Clinton, người đảm nhận vị trí Ngoại trưởng Mỹ từ 2009-2013, ít nhất sẽ mở rộng chính sách của người tiền nhiệm ở Biển Đông và có thể còn có lập trường cứng rắn hơn.
 
“Nếu đắc cử, Clinton có thể là “Obama +” ở Biển Đông, và thậm chí còn cứng rắn hơn”, Forbes dẫn nhận định của Sean King, phó chủ tịch công ty tư vấn Park Strategies tại New York. “Bắc Kinh lo sợ khi nghĩ tới bà Clinton ở Nhà Trắng”.
 
Một nước Mỹ do bà Clinton lãnh đạo được dự đoán là sẽ không khơi mào một cuộc chiến thực sự vì tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên biển hay các hòn đảo nhỏ ở Biển Đông. Thay vào đó, Mỹ sẽ thúc đẩy mục tiêu của Tổng thống Obama nhằm duy trì tự do hàng hải ở vùng biển này và tăng cường hợp tác quân sự với các quốc gia Đông Nam Á vốn lo ngại về sự bành trướng quân sự của Trung Quốc. Một chính quyền do bà Clinton đứng đầu có thể sẽ đi xa hơn bằng cách đối phó với Trung Quốc thông qua các thỏa thuận hay các tổ chức quốc tế mà hai nước cùng tham gia. Washington cũng có thể thắt chặt quan hệ với các quốc gia trong khu vực.
 
“Kinh nghiệm của bà cho thấy sẽ có một cách thức đối phó cứng rắn hơn của Mỹ”, ông Ben Reilly, Hiệu trưởng trường chính sách công và các vấn đề quốc tế tại Đại học Murdock ở Úc, nhận định. “Mỹ sẽ không lâm vào chiến tranh vì các đảo và bãi đá ngầm, mà thay vào đó sẽ khiến Trung Quốc bị tổn thất nhiều hơn khi tham gia các tổ chức quốc tế và các vấn đề toàn cầu nói chung”.
 
Bà Clinton đảm nhận cương vị Ngoại trưởng khi Tổng thống Obama công bố chính sách “tái cân bằng” sang châu Á, trong đó có yếu tố quân sự. Bà Clinton đã tuyên bố ủng hộ lấy luật pháp quốc tế là cơ sở cho các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông trong một cuộc họp của các ngoại trưởng tại Hà Nội vào năm 2010, trong một thông điệp rõ ràng gửi tới Trung Quốc, nước đang đơn phương tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông.
“Trung Quốc lo ngại về thái độ của bà Clinton đối với họ”, Alan Romberg, giám đốc chương trình Đông Á tại Trung tâm Stimson, một tổ chức nghiên cứu chính sách của Mỹ, nói. “Họ biết bà ấy là người nhiều kinh nghiệm và sẽ dễ đoán hơn nhiều so với Donald Trump. Vì thế, họ sẽ không bất ngờ khi bà ấy chiến thắng”.
 
Nguồn: An Bình/dantri.com.vn

Bà Hillary Clinton sẽ làm gì nếu đắc cử Tổng thống Mỹ?

ba hillary clinton se lam gi neu dac cu tong thong my?

Bà Hillary Clinton sẽ làm gì nếu đắc cử Tổng thống Mỹ?

Với việc đạt đủ số phiếu đại biểu cần thiết để trở thành đại diện Đảng Dân chủ tranh cử Tổng thống Mỹ, bà Hillary Clinton đã trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nước này đại diện một chính đảng tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng. Tất nhiên, hành trình đến với Nhà Trắng vẫn còn dài và để đến đích, mục tiêu lớn nhất của bà Hillary vào lúc này là phải thuyết phục người dân Mỹ tin tưởng vào cách thức điều hành kinh tế của mình.
Đấu tranh vì nước Mỹ thịnh vượng
 
Với uy tín chính trị của bản thân và sự ủng hộ của người dân Mỹ, cơ hội để bà Hillary thay đổi lịch sử nước Mỹ và trở thành vị nữ Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đang ngày một lớn dần. Tổng thống Obama từng phát biểu trong một cuộc họp báo rằng, bà Hillary có thể trở thành một “Tổng thống xuất sắc”.
 
Trong quá trình vận động tranh cử, bà Hillary đã đề ra 3 chính sách kinh tế lớn. Đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua giảm thuế với tầng lớp trung lưu và các doanh nghiệp nhỏ; đầu tư hơn nữa vào nghiên cứu khoa học và phát triển lao động nữ, trong đó một trong những ưu tiên hàng đầu là yêu cầu các công ty trả tiền công vào ngày nghỉ phép vì lý do gia đình.
 
Bà Hillary đặt mục tiêu nâng lương tối thiểu lên 15USD/giờ, tăng phúc lợi xã hội cho người lao động, đặc biệt khi làm thêm giờ. Cùng với đó là cam kết chi hơn 60 tỷ USD vào giáo dục, cải thiện chất lượng lao động.
 
Một kế hoạch nổi bật của bà Hillary chính là thành lập riêng một ngân hàng để đầu tư cơ sở phát triển hạ tầng. Cùng với đó, các doanh nghiệp được khuyến khích chú trọng vào tăng trưởng dài hạn. Thị trường chứng khoán Phố Wall cũng sẽ được quản lý chặt chẽ hơn, tránh các hoạt động đầu cơ thu lời trong thời gian ngắn nhưng hủy hoại nền kinh tế trong dài hạn.
 
Hồi tháng 6-2015, trong bài diễn văn trước hàng nghìn người, bà Hillary cam kết sẽ đấu tranh vì một nước Mỹ thịnh vượng và hứa sẽ hỗ trợ những gia đình thuộc tầng lớp lao động. “Nước Mỹ sẽ không thể thịnh vượng nếu các bạn không thành công”, bà Hillary khẳng định.
 
Cựu Ngoại trưởng Mỹ hứa nếu đắc cử Tổng thống, bà sẽ giúp đỡ những người dân thường, cam kết thúc đẩy các cơ hội bình đẳng và đấu tranh cho tầng lớp trung lưu vốn đang gặp nhiều khó khăn. “Sự thịnh vượng không thể chỉ dành cho các giám đốc điều hành doanh nghiệp và những nhà quản lý quỹ đầu tư”, cựu Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh, đồng thời tuyên bố sẽ đưa nước Mỹ trở thành một cường quốc năng lượng sạch trong thế kỷ 21.
 
Tận dụng kinh nghiệm của chồng
 
Theo New York Times, phát biểu trước cử tri Mỹ tại bang Kentucky hôm 15-5 vừa qua, bà Clinton nói rằng, chồng bà, cựu Tổng thống Bill Clinton sẽ “phụ trách việc hồi sinh nền kinh tế”, đặc biệt là “tại những địa bàn khai thác than và các thành phố sâu trong nội địa”.
 
Trước đó, trong chuyến vận động bầu cử sơ bộ tại West Virginia, bà Clinton cũng tiết lộ chồng mình “phải thôi nghỉ hưu” và phụ trách vấn đề tạo việc làm. Nỗ lực này của bà Clinton nhằm giành sự ủng hộ lớn hơn từ những người lao động da trắng. Ngoài ra, những thành quả trước đây của ông Clinton, với một ngân sách cân bằng, tạo ra 22,7 triệu việc làm và giúp 7,7 triệu người thoát nghèo, rõ ràng sẽ giúp ích nhiều cho bà Hillary.
 
“Việc làm, việc làm, việc làm”, bà Hillary nói trong một chương trình truyền hình về lĩnh vực ông Clinton sẽ đóng góp khi họ trở lại Nhà Trắng. “Không ai từng làm việc đó tốt hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, giúp thu nhập gia tăng. Tôi muốn nghe lời khuyên của ông ấy về việc làm thế nào chúng ta lập lại những điều đó trong tương lai”, bà Hillary nói.
 
Buộc Trung Quốc phải “chơi đúng luật”
 
Trung Quốc quan tâm tới những tuyên bố của bà Hillary vì Bắc Kinh biết chính xác những gì sẽ ảnh hưởng tới họ nếu bà trở thành Tổng thống Mỹ. Trong buổi nói chuyện với các công nhân ở bang Pennsylvania, bà Hillary ngày 6-4 tuyên bố nếu trở thành Tổng thống Mỹ, bà sẽ cứng rắn với các lãnh đạo Trung Quốc trong những vấn đề như tấn công mạng hay thương mại.
 
“Trung Quốc phá giá bất hợp pháp hàng hóa ở thị trường của chúng ta, đánh cắp bí mật thương mại, chơi trò phá giá đồng tiền, sử dụng chính sách không công bằng, thiên vị doanh nghiệp Trung Quốc và phân biệt đối xử với doanh nghiệp Mỹ”, bà Hillary nói và cho biết kinh nghiệm mà bà có được khi ở cương vị Ngoại trưởng Mỹ có thể giúp bà đối phó với Trung Quốc.
 
“Tôi sẽ đi đến cùng với các lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc về những vấn đề nóng nhất mà chúng ta đang đối mặt như tấn công mạng, biến đổi khí hậu, thương mại...”, bà nói. Theo nữ chính trị gia này, Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ phải biết Bắc Kinh đang chơi trò gì và làm cách nào để ngăn chặn họ. “Tôi biết phải làm như thế nào với Trung Quốc và họ biết rằng nếu tôi làm Tổng thống Mỹ, họ sẽ phải chơi đúng luật”, bà Hillary Clinton nhấn mạnh.
Lợi thế giúp bà Hillary lấy lòng cử tri
 
Những chính sách mà bà Hillary vạch ra được người dân lao động nghèo và trung lưu Mỹ ủng hộ, hơn hẳn ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump. Theo khảo sát của ABC, khoảng 50% người Mỹ thuộc hai tầng lớp này cho rằng cựu Ngoại trưởng Mỹ sẽ giúp cải thiện cuộc sống của họ.
 
Cùng với đó, bà Hillary cũng đang có được lợi thế của Đảng Dân chủ khi tình hình kinh tế Mỹ khả quan hơn và tỷ lệ tín nhiệm Tổng thống Obama đạt 51%, mức cao nhất trong vòng hơn 3 năm qua.
 
Như vậy, việc có được sự ủng hộ của đông đảo cử tri Mỹ và ít nhất hai ông chủ Nhà Trắng là cựu Tổng thống Bill Clinton và đương kim Tổng thống Barack Obama rõ ràng đã tạo cho bà Hillary một lợi thế hết sức to lớn để làm nên lịch sử.

Nguồn: anninhthudo.vn


Hillary Clinton đắc cử tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng gì đến châu Á?

neu ba hillary clinton, ung vien hang dau cua dang dan chu, dac cu chuc tong thong my trong nam 2016, thi dieu do se anh huong gi den chau a?

Nếu bà Hillary Clinton, ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ, đắc cử chức tổng thống Mỹ trong năm 2016, thì điều đó sẽ ảnh hưởng gì đến châu Á?

Tạp chí chuyên về châu Á - Thái Bình Dương The Diplomat, có trụ sở tại Tokyo (Nhật), vừa đăng tải bài xã luận phân tích đường lối ngoại giao đối với khu vực châu Á của bà Hillary Clinton, ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ ra tranh cử chức tổng thống Mỹ trong năm 2016.
Trong nhiệm kỳ làm ngoại trưởng Mỹ từ năm 2009 đến năm 2013, Hillary Clinton được đánh giá là ngoại trưởng giàu kinh nghiệm nhất trong các chính sách đối ngoại, đặc biệt là ở châu Á.
 
 
Ông Michael Fullilove, giám đốc điều hành Viện chính sách quốc tế danh tiếng Lowy (Úc), nhận xét: “Chính sách tái cân bằng chính là thành tựu ngoại giao nổi bật của bà Clinton trong thời gian làm ngoại trưởng...”.
 
Trong một bài phân tích lớn đăng trên tạp chí quốc phòng Foreign Policy (Mỹ) hồi năm 2011, chính bà Hillary Clinton đã vạch ra chính sách ban đầu được biết đến như chiến lược “xoay trục” về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ (sau này được gọi là “chiến lược tái cân bằng”).
 
Trước đó, bà Hillary Clinton cũng đã sử dụng thuật ngữ “xoay trục” và thực tế là cựu ngoại trưởng cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có nhiều chuyến công du châu Á - Thái Bình Dương trước đó 2 năm, triển khai cái mà trong năm 2010 bà gọi là chính sách ngoại giao “tiên phong”.
 
“Châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành nơi lèo lái chủ chốt cho nền chính trị toàn cầu” và “cam kết của Mỹ tại đó cực kỳ quan trọng và cần thiết”, bà Clinton viết trong bài phân tích trên Foreign Policy.
 
Nữ cựu ngoại trưởng Mỹ cũng đã từng phân chiến lược tái cân bằng tại châu Á của Mỹ thành 3 thành phần chính: “Chúng ta đang thực hiện chính sách can thiệp mạnh mẽ vào châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta đang tiến hành xây dựng lòng tin giữa Trung Quốc và Mỹ, và chúng ta cam kết mở rộng hợp tác kinh tế, chính trị và an ninh ở bất kỳ đâu mà ta có thể”.
 
Bà Hillary Clinton nhận định Mỹ và Trung Quốc “là 2 quốc gia phức tạp và có lịch sử rất khác biệt, với hệ thống chính trị và tầm nhìn khác nhau sâu đậm” và trong khi điều này không nhất thiết gây cản trở cho hợp tác giữa 2 nước, sự hợp tác của 2 bên cũng không cần thiết phải cản trở sự cạnh tranh giữa 2 quốc gia.
 
Mặc dù có một số lượng đáng kể người Mỹ dường như chẳng biết gì về các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng (một cuộc khảo sát tiến hành hồi tháng 4 của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy 39% người Mỹ được hỏi hoàn toàn không biết gì về những tranh chấp này), bà Clinton hiểu rất rõ về chúng, cũng như về những xung đột khác tại châu Á, theo The Diplomat.
 
Đây cũng là mảng để cho thành phần thứ nhất và thứ 3 trong "chính sách tái cân bằng" mà bà đã vạch ra lúc đầu phát huy tác dụng, đó là can thiệp sâu vào trong khu vực và tăng cường hợp tác để giải quyết các thách thức mang tính toàn cầu về kinh tế, chính trị và an ninh, The Diplomat bình luận.
 
Trong phát biểu hồi năm 2010, được đưa ra sau cuộc gặp với các bộ trưởng ASEAN, bà Hillary Clinton đã thể hiện quan điểm của Mỹ về các vấn đề tại biển Đông khi tuyên bố “Mỹ, cũng giống như mọi quốc gia khác, có quyền lợi về tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế tại biển Đông”.
 
“Mỹ ủng hộ đường lối hợp tác ngoại giao để giải quyết các tranh chấp chủ quyền không bằng dọa nạt của tất cả các bên liên quan. Chúng tôi phản đối việc đe dọa bằng vũ lực. Mặc dù Mỹ không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền tại biển Đông, nhưng chúng tôi cho rằng các bên liên quan nên theo đuổi các tuyên bố chủ quyền của mình và tôn trọng các quyền hàng hải đi kèm theo Công ước biển của Liên Hiệp Quốc”, bà nói thêm.
 
Hồi đầu năm 2009, bà Clinton đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong vai trò là ngoại trưởng Mỹ. Trong chuyến công du này, bà đã gặp gỡ Tổng thư ký ASEAN thời bấy giờ là tiến sĩ Surin Pitsuwan, người đánh giá chuyến thăm của bà “cho thấy chính quyền Mỹ thực sự muốn chấm dứt sự vắng mặt về ngoại giao của mình trong khu vực”.
 
Còn trong bài phát biểu nhân chuyến thăm châu Á, bà Hillary Clinton thừa nhận có biết về sự hoài nghi của các nước trong khu vực đối với cam kết của Mỹ.
 
“Chúng tôi đã lắng nghe tâm tư của bạn bè ASEAN. Họ bày tỏ quan ngại rằng Mỹ đã không có hoàn toàn can thiệp vào khu vực tại thời điểm mà chúng tôi nên mở rộng các quan hệ đối tác để giải quyết các thách thức, từ an ninh khu vực đến khủng hoảng kinh tế, thay đổi khí hậu và nhân quyền”, nữ ngoại trưởng Mỹ khi đó tuyên bố.
The Diplomat bình luận rằng các đối tác của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn đang hoài nghi về các cam kết của cường quốc này, còn Trung Quốc vẫn tiếp tục cho rằng chiến lược “tái cân bằng” chẳng qua là để kiềm chế họ.
 
Vị tổng thống Mỹ được bầu ra sắp tới sẽ phải quyết định nên làm gì với chính sách "tái cân bằng", đang bị đánh giá là "dang dở giữa chừng" trong bối cảnh Mỹ đang bận rộn đối phó với tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), đàm phán hạt nhân Iran và cuộc khủng hoảng tại Ukraine, The Diplomat nhận định.
 
“Vấn đề gây tranh cãi không phải là việc châu Á đang trở thành khu vực quan trọng, mà là tổng thống mới của Mỹ nên có chính sách gì với việc đó”, The Diplomat bình luận.
 
“Liệu bà Hillary Clinton có tiếp tục theo đuổi chiến lược tái cân bằng hay không là một câu hỏi đáng được đặt ra trong lúc bà đang chạy đua vào Nhà Trắng”, The Diplomat kết luận.
 
Nguồn: Hoàng Uy/thanhnien.vn

Vì sao ông Obama ủng hộ bà Hillary Clinton làm Tổng thống Mỹ?

vi sao ong obama ung ho ba hillary clinton lam tong thong my?

Vì sao ông Obama ủng hộ bà Hillary Clinton làm Tổng thống Mỹ?

Các nhà quan sát nhận định, lời khen của ông Obama dành cho cựu Ngoại trưởng của mình có thể giúp bà Hillary có thể ghi thêm điểm trước công chúng.
Cuộc đua tranh cử vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ đang nóng dần lên từng ngày với những lá phiếu sít sao từ các ứng cử viên sáng giá. Một trong những ứng cử viên của đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton đã được Tổng thống đương nhiệm Barack Obama ca ngợi hết lời trên báo chí và các phương tiện truyền thông.
 
Thú vị ở chỗ bà Hillary từng là “đối thủ” của ông Obama trong cuộc chạy đua năm 2008 để làm người đại diện cho đảng Dân chủ tranh cử vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ. Cuộc chạy đua thất bại, bà Hillary rút lui và quay sang ủng hộ ông Obama trở thành Tổng thống. Đáp lại, sau khi lên làm Tổng thống, ông Obama đã bổ nhiệm bà trở thành Ngoại trưởng Mỹ.
 
Bà Hillary thông minh một cách “xấu xa”
 
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với tạp chí Politico, ông Obama thừa nhận, có nhiều điều không công bằng đối với bà Hillary trong cuộc đua năm 2008: báo chí đứng về phía ông, trong khi bà Hillary luôn phải nỗ lực nhiều hơn những ứng cử viên khác để đáp ứng được kỳ vọng cao từ phía công chúng, bao gồm cả việc đầu tóc phải hoàn hảo khi xuất hiện.
 
“Bà ấy đã phải thức dậy sớm hơn tôi bởi vì bà ấy cần chuẩn bị một bộ tóc hoàn hảo”, ông Obama hóm hỉnh trả lời.
 
Ông Obama tiếp tục: “Sự thật là trong cuộc đua năm 2007- 2008, đôi khi những người ủng hộ tôi và đội ngũ của tôi đã hơi nóng giận trước những câu hỏi quyết liệt nhưng chính đáng mà bà Hillary đặt ra. Và cũng có lúc tôi cho rằng các phương tiện truyền thông có đôi chút không công bằng đối với bà ấy”.
 
Trong thực tế, bà Hillary gặp nhiều khó khăn hơn phái nam khi tranh cử Tổng thống, “Bà ấy đã phải làm tất cả mọi thứ mà tôi làm, nhưng cùng với đôi giày cao gót”, ông Obama nói.
 
Nhận xét về 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ trong đảng Dân chủ, ông Obama cho biết, ứng cử viên Bernie đến cuộc đua với tâm lý khá thoải mái, còn bà Hillary, “tôi nghĩ rằng bà có sẵn nhiều “đặc quyền” và “gánh nặng” đi kèm”.
 
“Công chúng luôn chỉ quan tâm đến những cá nhân tỏa sáng mà họ chưa từng biết đến trước đây, đó là điều bất lợi đối với bà ấy”, ông Obama nói.
 
Ông Obama nhận định, thế mạnh cũng như những đặc quyền của bà Hillary có thể trở thành bất lợi cho chính bà. Kinh nghiệm phong phú, thông minh một cách “xấu xa”, nắm rõ các chính sách cùng những vấn đề chính trị có thể khiến bà Hillary trở nên thận trọng hơn, và bởi thế chiến dịch tranh cử có thể trở thành “bài văn xuôi” chán ngắt thay vì là “bài thơ” bay bổng.
 
Tuy nhiên, khả năng điều hành của bà Hillary là điều không thể phủ nhận. Ông Obama cho rằng: “Bà ấy (Hillary) có thể bắt đầu làm việc ở đây (Nhà Trắng) từ ngày đầu tiên với kinh nghiệm nhiều hơn bất kỳ ai khác chưa từng làm Tổng thống”.
 
Từ đối thủ trở thành bạn bè lâu năm
 
Mặc dù thất bại trong cuộc cạnh tranh gay gắt với ông Obama để giành "chiếc vé" ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ năm 2008, song sau đó bà Clinton đã trở thành một trong những phụ tá đắc lực cho vị Tổng thống Mỹ thứ 44 trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên, trước khi từ nhiệm vào năm 2013.
 
Khi bà Hillary rời chiếc ghế Ngoại trưởng Mỹ, đã có nhiều đồn đoán rằng mối quan hệ giữa bà và ông Obama có nhiều rạn nứt. Thế nhưng, cho đến thời điểm hiện tại, khi trả lời phỏng vấn báo chí, ông Obama luôn dành cho bà những lời ca tụng. Hơn thế nữa, đội ngũ hỗ trợ cho chiến dịch tranh cử hiện tại cho bà Hillary cũng chính là những phụ tá tài năng của ông Obama.
 
Về những lời có cánh của ông Obama dành cho bà Hillary, phát ngôn viên Nhà Trắng, Eric Schultz cho hay, “Chúng tôi chỉ có thể nói rằng, việc ông ấy công khai ủng hộ ai, đó là quyền của ông ấy”.
 
Giáo sư Matt Dickinson, chuyên ngành khoa học chính trị tại trưởng Cao đẳng Middlebury nhận định, thông thường một Tổng thống đương nhiệm sẽ không chính thức bày tỏ ý kiến rõ ràng về việc mình sẽ đứng về phía chiến tuyến nào trong cuộc tranh cử. Tuy nhiên ông ấy có thể gián tiếp gửi tín hiệu của mình về một ứng cử viên yêu thích.
 
“Trong thực tế, tôi nghĩ rằng ông Obama đã nói rõ trong cuộc phỏng vấn với Polotico rằng ông ấy thích ứng cử viên Hillary Clinton”, giáo sư Dickinson nói.
 
Trước đó, khi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng ra tranh cử, ông Obama đã từng từ chối khi được phóng viên hỏi liệu rằng ông muốn bà Clinton hay ông Biden thành công.
 
“Tôi thích cả 2 người. Rất đáng để thử xem”, ông Obama nói.
 
Các nhà quan sát cho rằng, việc phải lựa chọn giữa bà Clinton hay ông Biden sẽ là một nhiệm vụ “bất khả thi” đối với Tổng thống Obama, khi mà cả 2 người này ông đều gọi là “bạn”. Sau đó, ông Biden rút lui, nhường chỗ cho các ứng cử viên khác, và mọi thứ trở nên dễ dàng hơn với ông chủ Nhà Trắng.
 
Các nhà quan sát cho rằng, thái độ của ông Obama dành cho nữ cựu Ngoại trưởng của mình có thể giúp bà Hillary có thể ghi thêm điểm trước công chúng, đồng thời tăng cơ hội giành lấy “tấm vé” duy nhất của đảng Dân chủ khi tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng.
 
Trong bối cảnh chỉ còn một tuần nữa là tới cuộc họp kín của Đảng Dân chủ tại bang Iowa, bà Hillary luôn gắn cuộc tranh cử của bà gần hơn với Tổng thống đương nhiệm và thu hút thêm sự ủng hộ từ những người ủng hộ ông Obama.
 
Bà lập luận trằng trong khi ứng cử viên Bernie Sanders theo đuổi các mục tiêu đáng ca ngợi, nhưng một số mục tiêu trong đó là không thể đạt được và vị Thượng nghị sĩ đại diện bang Vermont này thiếu kinh nghiệm để xử lý một loạt vấn đề.
 
Nước Mỹ sẽ có nữ Tổng thống đầu tiên?
 
Có nhiều người cho rằng cuộc chạy đua tại bang Iowa vào ngày 1/2 tới đây sẽ giống việc đối đầu giữa ông Obama và bà Clinton hồi năm 2018 (khi đó, bà Clinton thua cuộc). Tuy nhiên, Tổng thống Obama không đồng tình với điều này. Ông nói: “Điều này là không đúng”.
 
Tổng thống Mỹ cũng chỉ ra rằng, chiến dịch tranh cử của ông Bernie Sanders cần phải có những thay đổi, hướng tới khả năng xử lý nhiều vấn đề của ứng cử viên thay vì chỉ tập trung vào một vấn đề nhất định.
 
Công việc hàng ngày của một Tổng thống rất bận rộn với rất nhiều sự kiện xảy ra cùng một lúc. Ông Obama lấy ví dụ: “Cách đây hơn một tuần, khi tôi còn đang bận soạn thảo bài phát biểu Thông điệp Liên bang, thì một nhân viên Nhà Trắng bước vào và báo cáo một vài thủy thủ đã đi lạc vào hải phận của Iran. Đó là một ngày làm việc điển hình của Tổng thống”.
Thận trọng trước ứng cử viên Bernie Sanders, nhưng ông Obama lại dùng những lời "có cánh" cho bà Hillary. Không chỉ ông Obama, nhiều người dân Mỹ cũng tin tưởng rằng bà Hillary sẽ làm tốt vai trò của mình khi trở thành Tổng thống.
 
Bloomberg cũng đã liệt kê ra hàng loạt những lợi thế mà bà Hillary đang có so với các đối thủ khác trong cuộc chạy đua đến chiếc ghế Tổng thống Mỹ.
 
Trước hết, bà Hillary cho thấy triển vọng có thể đánh bại đối thủ Dân chủ Bernie Sanders, nhất là sau khi bà được Tổng thống Mỹ đánh “tín hiệu” ủng hộ.
 
Bà Hillary cũng nhận được sự ủng hộ lớn từ các công đoàn lao động; từ các cử tri Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á và những cử tri trẻ tuổi.
 
Thêm vào đấy, chồng bà Hillary, cựu Tổng thống Bill Clinton đã sẵn sàng hỗ trợ chiến dịch tranh cử của vợ bằng kinh nghiệm của mình đã giúp ông giành chiến thắng cách đây 8 năm.
 
Hơn thế nữa, nhóm vận động tranh cử của bà Hillary đã tìm kiếm được nguồn tài chính dồi dào từ giới doanh nhân giàu có phố Wall, tạo điều kiện chiến dịch tranh cử được trôi chảy, thuận lợi hơn rất nhiều.
 
Cuối cùng, Bloomberg khẳng định, phe Cộng hòa phạm sai lầm khi nghĩ rằng có thể hạ bệ bà Hillary bằng những bê bối xung quanh vụ email cá nhân hay vụ tấn công ở Benghazi khi bà Hillary còn làm Ngoại trưởng. Tuy nhiên, những vấn đề này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của đất nước hay đời sống của người dân.
 

Sau khi một người Mỹ da màu đầu tiên bước chân vào Nhà Trắng, ghi dấu ấn lịch sử trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, biết đâu người dân Mỹ sẽ chọn một người phụ nữ để ngồi vào chiếc ghế quyền lực tối cao trong nhiệm kỳ tới?

Nguồn: vov.vn


Dấu ấn Hillary Clinton ở châu Á

dau an hillary clinton o chau a

Dấu ấn Hillary Clinton ở châu Á

Chính sách xoay trục sang châu Á là thành tựu ngoại giao tiêu biểu của Hillary Clinton thời bà làm ngoại trưởng và chính sách này được kỳ vọng sẽ phát triển hơn nữa nếu bà đắc cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Ngày 12/4, bà Hillary Clinton chính thức tuyên bố tranh cử tổng thống dự kiến diễn ra vào năm 2016. Theo thông lệ, chính sách ngoại giao không phải là chủ đề quan trọng nhất mà cử tri Mỹ quan tâm trong các kỳ bầu cử tổng thống. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của Trung tâm nghiên cứu Pew trước khi Tổng thống Barack Obama phát biểu Thông điệp Liên bang hồi tháng 1, số người cho rằng tổng thống nên nhấn mạnh chính sách đối ngoại hơn chính sách đối nội tăng gấp đôi so với năm 2014.
 
Giới chuyên gia nhận định rằng, với cương vị ngoại trưởng trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama, bà Hillary đã đóng vai trò tích cực trong việc khôi phục địa vị toàn cầu của Mỹ, vốn bị tổn hại trong hai cuộc chiến tại Afganistan và Iraq.
 
“Thành tích của bà ấy khác với người khác. Bà Clinton nhận ra rằng tương lai của chúng ta nằm nhiều hơn ở châu Á, chứ không phải châu Âu, từ đó nỗ lực thúc đẩy việc tái cân bằng trong quan hệ ngoại giao”, bình luận viên nổi tiếng Nicholas Kristof viết trên New York Times.
 
Cùng chung nhận định trên, ông Michael Fullilove, giám đốc Viện nghiên cứu Lowy, Australia, cho rằng qua một nhiệm kỳ ngoại trưởng, bà Hillary là ứng viên có nhiều kinh nghiệm nhất trên lĩnh vực ngoại giao, nhất là về châu Á. “Chiến lược tái cân bằng chính là thành tựu ngoại giao tiêu biểu của Hillary trên cương vị ngoại trưởng”, chuyên gia này bình luận.
 
Đầu năm 2009, bà Hillary chọn châu Á là điểm đến trong chuyến công du đầu tiên trên cương vị ngoại trưởng. Trong cuộc hội đàm với tổng thư ký ASEAN khi đó là ông Surin Pitsuwan, bà thừa nhận mối quan ngại của các nước Đông Nam Á về những cam kết của Mỹ với khu vực. Ông Pitsuwan cho rằng, chuyến thăm lần đó “thể hiện sự nghiêm túc của Mỹ trong việc kết thúc sự vắng mặt về ngoại giao của nước này tại khu vực”.
 
Tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN lần thứ 17 tổ chức tại Hà Nội hồi tháng 7/2010, bà Hillary lần đầu tiên khẳng định việc Mỹ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, tiếp cận mở đến những vùng biển chung ở châu Á và sự tôn trọng của các quốc gia ven biển đối với luật biển quốc tế ở Biển Đông.
 
Đây được cho là nhằm phản ứng với tuyên bố của Trung Quốc về việc đưa Biển Đông vào danh sách các nhóm lợi ích cốt lõi của mình trước đó. Tuyên bố Hà Nội cũng là bước khởi động cho chính sách tái cân bằng về châu Á – Thái Bình Dương của Washington.
 
Tháng 10/2011, bà Hillary đăng bài bình luận trên tạp chí Foreign Policy với tựa đề “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”. Bài viết nêu rõ ba yếu tố trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ, là tăng cường quan hệ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, xây dựng lòng tin Mỹ - Trung và cam kết mở rộng hợp tác kinh tế, chính trị, an ninh.
 
Theo đó, Washington cần thực hiện chiến lược với 6 phương châm then chốt là: tăng cường liên minh an ninh song phương, làm sâu sắc hơn quan hệ với các cường quốc mới trỗi dậy, tham gia vào thể chế đa phương của khu vực, mở rộng thương mại và đầu tư, hiện diện quân sự rộng khắp, thúc đẩy các giá trị phương Tây.
 
Chính sách trên của bà Hillary cũng nhận được sự ủng hộ của các thành viên chủ chốt khác trong chính phủ Obama nhiệm kỳ đó. Khi Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị gửi 2500 binh sĩ thủy quân lục chiến đến Australia, để nhấn mạnh sự coi trọng của Washington với khu vực Đông Nam Á, Lầu Năm Góc đã nhanh chóng hưởng ứng đề xuất trên. “Điều này phù hợp với chiến lược quốc phòng mới mà chúng tôi đang tiến hành khi đó”, cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết.
 
Ông Kim Beazley, đại sứ Australia tại Mỹ, cho rằng những nỗ lực của bà Hillary đã xoay ngược lại thái độ thả nổi của Washington với khu vực Thái Bình Dương kể từ thời Tổng thống Richard Nixon.
 
Tuy nhiên, chính sách tái cân bằng và phong cách ngoại giao cương quyết của bà Hillary vấp phải sự phản ứng từ phía Trung Quốc. Trong một bài bình luận ngay trước thềm chuyến công du Bắc Kinh của cựu ngoại trưởng Mỹ năm 2012, Xinhua chỉ trích chính sách xoay trục của Washington do bà Hillary chủ đạo là một trong những nguyên nhân chính gây bất ổn trên Biển Đông và Hoa Đông.
 
Giáo sư Thời Ân Hoằng thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, tuyên bố của bà Hillary tại Hà Nội năm 2010 là nhằm mục đích dùng luật pháp quốc tế để thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh. “Hillary xoay mũi nhọn vào Trung Quốc khi bảo vệ lợi ích của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, chuyên gia này nói.
 
Mặc dù vậy, những phát ngôn và hành động của bà Hillary được đánh giá là đã đặt nền tảng mới cho quan hệ hai nước, đặc biệt trên vấn đề châu Á – Thái Bình Dương. Việc bà kiên quyết yêu cầu Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế, đồng thời tăng cường quan hệ đồng minh giữa Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines, đã thay đổi phương thức lấy Trung Quốc làm trung tâm trong chính sách đối ngoại khu vực của các đời tổng thống Mỹ trước đó.
 
“Ngoại trưởng Clinton đã thúc đẩy mạnh đối thoại thế kỷ 21 với Trung Quốc, chống lại kiểu ngoại giao bí mật thế kỷ 19 mà Trung Quốc thỉnh thoảng muốn áp dụng”, cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell bình luận.
 
Giới phân tích cho rằng, bà Hillary rời khỏi vị trí ngoại trưởng năm 2013 và tiếp theo đó là việc từ chức của trợ lý ngoại trưởng phụ trách khu vực Campbell, khiến chiến lược tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương không còn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu với các nhà hoạch định chính sách đối ngoại tại Washington.
“Hệ quả là khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhận được ít sự chú ý hơn của Mỹ trong những năm gần đây”, chuyên gia phân tích Natalie Sambhi thuộc Viện nghiên cứu Chính sách Chiến lược Australia bình luận. “Chúng ta có thể mong đợi bà Clinton sẽ nhanh chóng tham dự vào những thách thức mà khu vực đang phải đối diện, nhằm khôi phục chính sách xoay trục mà bà từng lãnh đạo”.
 
Tháng 2/2014, Trung tâm vì sự tiến bộ Mỹ của đảng Dân chủ xuất bản báo cáo với tựa đề “Quan hệ Mỹ - Trung: Hướng đến mô hình mới trong các quan hệ giữa các nước lớn”, do một nhóm các học giả nổi tiếng của hai nước đồng khởi thảo.
 
Theo bình luận viên Zachary Keck của Diplomat, báo cáo trên phần nào hé lộ chính sách với Trung Quốc và châu Á - Thái Bình Dương của bà Hillary nếu đắc cử tổng thống, bởi những người khởi thảo chính là Sandy Berger và Neera Tanden từng là các cố vấn của cả cựu tổng thống Bill Clinton và bà Hillary.
 
Báo cáo trên cho rằng, Mỹ và Trung Quốc cần hợp tác sâu sắc trên các vấn đề mà lợi ích của hai bên có thể được xác định dễ dàng và thực hiện, đồng thời cũng chỉ ra rằng Bắc Kinh cần chấp nhận một tương lai mà vẫn tiếp tục bị ràng buộc bởi các quy tắc và cộng đồng quốc tế đóng vai trò giám sát cả hai cường quốc.
 
“Bản báo cáo trên được cho là khác với thái độ của bà Hillary Clinton khi còn là ngoại trưởng, bởi Bắc Kinh cho rằng bà quá chỉ trích Trung Quốc trên các vấn đề như Biển Đông. Tuy nhiên, nội dung cốt lõi trong chính sách của bà vẫn sẽ đặt Trung Quốc và châu Á lên vị trí ưu tiên hàng đầu”, chuyên gia Keck kết luận.

Nguồn: Đức Long/vnexpress.net
Trở về

Bài cùng chuyên mục