tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Phạm Công Danh phải chịu trách nhiệm gì trong vụ Hà Văn Thắm?

  • Cập nhật : 10/10/2016

(Phap luat)

Hà Văn Thắm và Phạm Công Danh là người trực tiếp thỏa thuận trong việc OceanBank cho công ty Trung Dung của Danh vay 500 tỷ đồng.

pham cong danh tai toa moi daydong su kien: ha van tham

Phạm Công Danh tại tòa mới đâyDÒNG SỰ KIỆN: Hà Văn Thắm

Cơ quan cảnh sát điều tra vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố Hà Văn Thắm (SN 1972, quê Bắc Giang), nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng Đại Dương - Oceanbank và 16 đồng phạm.

Ông Hà Văn Thắm bị đề nghị truy tố về 3 hành vi: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Một trong những vấn đề được cơ quan điều tra làm rõ trong vụ án này có liên quan đến Phạm Công Danh – bị án vừa lĩnh 30 năm tù theo án sơ thẩm do Tòa án Nhân dân Tp.HCM tuyên ngày 9/9 tại đại án 9.000 tỷ.

Theo đó, công ty TNHH MTV Thương mại và dịch vụ Trung Dung (gọi tắt là công ty Trung Dung) có vốn điều lệ 250 tỷ đồng, do ông Trần Văn Bình làm Tổng giám đốc góp vốn, nhưng đây thực chất là công ty của Phạm Công Danh và Trần Văn Bình là lái xe cho Phạm Công Danh, chỉ đứng tên công ty hộ và phần vốn góp cũng chỉ là ghi trên giấy đăng ký kinh doanh.

Hà Văn Thắm với cương vị chủ tịch HĐQT, chủ tịch Hội đồng tín dụng của OceanBank đã cùng với Nguyễn Văn Hoàn ký quyết nghị cho vay với công ty Trung Dung. Theo hồ sơ vay thì mục đích vay bù đắp vốn mua tài sản là quyền sử dụng đất tại SVĐ Chi Lăng Đà Nẵng. Tài sản đảm bảo gồm phần góp vốn gồm 100% vốn của Công ty Trung Dung; quyền phát sinh từ 2 hợp đồng góp đầu tư và xây dựng nhà ở cùng với hơn 5,8 triệu cổ phần công ty cổ phần tập đoàn SSG của bà Hứa Thị Phấn với tổng giá trị 176 tỷ đồng.

Sau khi được giải ngân, khoản tiền này được Phạm Công Danh chỉ đạo sử dụng để thanh toán cho 5 hợp đồng tín dụng của bà Phấn tại NH Đại Tín và hạch toán vào việc Danh trả tiền mua cổ phần Ngân hàng Đại Tín của nhóm bà Phấn.

Tuy nhiên cơ quan điều tra xác định, số tiền 500 tỷ đồng mà OceanBank cho công ty Trung Dung vay bản chất là Phạm Công Danh vay để trả nợ cho việc mua cổ phần của nhóm bà Hứa Thị Phấn tại Ngân hàng Đại Tín, hiện công ty Trung Dung và Danh không có khả năng thanh toán và OceanBank cũng không thu hồi được số tiền.

Nguyên nhân dẫn đến việc không thu hồi được số tiền là do các hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của TCTD như cho vay không bảo đảm, tài sản đảm bảo không có thật, không có tài sản, không có tính pháp lý, chưa đủ giá trị cho khoản vay và cho vay vượt quá giới hạn quy định.

Trong đó công ty Trung Dung là không có thật, các tài sản thế chấp là quyền phát sinh từ 2 hợp đồng góp vốn đầu tư và xây dựng thì chưa có hồ sơ pháp lý, chưa có giấy chứnsg nhận quyền sử dụng đất và cũng chưa xác định được số vốn góp cụ thể… Còn tài sản cổ phần Tập đoàn SSG thì chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán nên tính khả mại thấp, quá trình chuyển nhượng còn phụ thuộc vào thị trường tự do và quan hệ, không có cơ sở pháp lý để xác định giá trị.

Trong vụ việc này, Hà Văn Thắm là người chủ trương và quyết định cho công ty Trung Dung vay, Nguyễn Văn Hoàn là Phó TGĐ phụ trách tín dụng và ủy viên HĐ tín dụng quản lý điều hành khối Khách hàng doanh nghiệp biết các tài sản đảm bảo là không có đủ tính pháp lý và giá trị để đảm bảo cho khoản vay nhưng không yêu cầu bổ sung tài sản.

Với các nhân viên dưới quyền ở Khối khách hàng doanh nghiệp, họ khai rằng việc cho vay và quyết định cho vay dẫn đến không thu hồi được 500 tỷ là trách nhiệm và thẩm quyền của Hà Văn Thắm và Hội đồng tín dụng vì Hà Văn Thắm yêu cầu họ làm. Họ cũng không đưa ra đề xuất cho vay hay không cho vay trong hồ sơ. Cơ quan điều tra cũng xsac định, chưa đủ căn cứ xác định các đối tượng này đồng phạm giúp sức cho Hà Văn Thắm phạm tội Vi phạm quy định về cho vay.

Với Phạm Công Danh, theo kết luận điều tra, Hà Văn Thắm và Phạm Công Danh là người trực tiếp thỏa thuận trong việc OceanBank cho công ty Trung Dung vay 500 tỷ đồng để Danh mua cổ phần ngân hàng Đại Tín. Các nhân viên dưới quyền của Danh ở Thiên Thanh được giao lập hồ sơ khống, báo cáo tài chính khống…và hoàn thiện thủ tục để vay vốn OceanBank nhưng việc này đã được Hà Văn Thắm biết và thống nhất với Phạm Công Danh nên hành vi gian dối của Danh và nhóm nhân viên chưa đủ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, liên quan đến các hành vi sai phạm trong quá trình sáng lập, quản lý, điều hành Thiên Thanh và công ty Trung Dung, nhóm này đã bị xử lý trong vụ án 9.000 tỷ nên Cơ quan cảnh sát điều tra không xem xét trách nhiệm hình sự với Phạm Công Danh và nhân viên của Danh trong vụ này.

Nhóm cá nhân bà Phấn là những người trực tiếp liên quan đến khoản vay của Công ty Trung Dung tại OceanBank đã tự nguyện đưa các tài sản (nhà, đất, cổ phiếu) và ký các hợp đồng thế chấp tài sản, các thủ tục liên quan để đảm bảo cho khoản vay; đồng thời được Phạm Công Danh chuyển số tiền vay để tất toán 5 hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng Xây dựng.

Thực tế, nhóm bà Phấn không được lấy số tiền 500 tỷ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân mà dòng tiền lại quay trở lại Ngân hàng Xây dựng để xử lý nợ xấu cho khoản vay trước đây của nhóm bà Phấn, nhóm này cũng là bên có nghĩa vụ liên quan đến tài sản đảm bảo khoản vay 500 tỷ tại OceanBank nhưng trách nhiệm này thuộc về cán bộ OceanBank. Do vậy, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng đề nghị không xem xét trách nhiệm đối với nhóm cá nhân này.

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục