tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Những lời khuyên sai lầm khi phỏng vấn xin việc

  • Cập nhật : 25/04/2016

(Lao dong)

Không hỏi về lương, luôn mặc vest trang trọng, đến quá sớm khi phỏng vấn có thể là những lời khuyên sai lầm khiến bạn thất bại trong quá trình tìm việc.

Nhiều người muốn đưa ra lời khuyên trước khi bạn bắt đầu một cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn cũng nên chọn lọc những lời khuyên hữu ích nhất.

Trước cuộc phỏng vấn xin việc, bạn bè thường hướng dẫn bạn về cách nói chuyện, ăn mặc, còn mẹ bạn chỉ nhắc nhở rằng "Con hãy là chính mình". Thật khó để phân biệt bạn nên nghe theo và không nghe theo điều gì.

Luôn mặc vest

Trong một bài đăng trên trang Harvard Business Review, Amy Gallo hỏi ý kiến các chuyên gia nghề nghiệp và chỉ ra rằng một vài lời khuyên phổ biến không giúp ích trong các cuộc phỏng vấn.

Bạn muốn mình trông thật đồng bộ và chuyên nghiệp trong bộ vest. Tuy nhiên, việc mặc đồ cần phù hợp với tính chất của công ty hơn là diện bộ nào đẹp nhất. Các chuyên gia cũng đồng ý với ý kiến này.

mac vest trong tat ca cac cuoc phong van chua han la lua chon thong minh. anh minh hoa: business insider

Mặc vest trong tất cả các cuộc phỏng vấn chưa hẳn là lựa chọn thông minh. Ảnh minh họa: Business Insider

"Bạn mặc một bộ vest trong khi tất cả người trong văn phòng đều mặc bình thường. Điều đó như một thông điệp rằng 'Tôi không hiểu văn hóa công ty'", Gallo giải thích.

Mẹo nhỏ cho vấn đề này đó là hãy tìm hiểu về văn hóa ở nơi bạn xin việc và quyết định chọn đồ. Một bộ quần áo phù hợp sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã dành thời gian tìm hiểu công ty và bạn quan tâm tới công việc này.

Hãy nói "Tôi là người cầu toàn" khi được hỏi "Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?"

Mọi người thường nghe lời khuyên rằng, nếu được hỏi về điểm yếu, hãy nêu điểm yếu như một điểm mạnh trá hình. Tuy nhiên, cách này có thể khiến câu trả lời của bạn trở nên giả tạo và sáo rỗng.

"Bạn đang thiếu một cơ hội để chứng minh sự nhận thức về bản thân và sẵn sàng để thích ứng", Gallo cảnh báo. Thay vào đó hãy thành thật đưa ra một trong những điểm yếu của bạn và sau đó nêu cách khắc phục.

"Cách này giúp nhà tuyển dụng nhận thấy bạn là một người chân thật. Thay vì trình bày vấn đề, bạn đang đưa ra một giải pháp", Gallo nói.

Hãy đến sớm

Việc đến trễ trong cuộc phỏng vấn xin việc được xem là điều cấm kỵ. Tuy nhiên, các chuyên gia đồng ý với ý kiến rằng đến quá sớm cũng khiến cơ hội được nhận của bạn ít hơn.

Stephanie Fogle, giám đốc tuyển dụng nhân tài cho Business Insider từng nói với Kathleen Elkins, một nhà báo chuyên mảng tài chính cá nhân củaBusiness Insider: "Giữa việc thể hiện sự quan tâm và tuyệt vọng vì công việc, bạn không nên để người khác hiểu lầm".

Đến sớm hơn 15 phút có thể khiến nhà tuyển dụng bực bội bởi nó có thể khiến lịch trình công việc của họ bị gián đoạn.

Nếu muốn tới đúng giờ, hãy rẽ vào quán cà phê nào gần đó và chờ gần đến thời gian phỏng vấn.

Hãy là chính mình

Bạn muốn thể hiện mình là người phù hợp nhất cho công việc mà không cần đợi đánh giá của họ.

"Đó chỉ là công việc của bạn khi bạn tìm ra được cái mà nhà tuyển dụng đang cần và đưa ra những yếu tố mà bạn có thể đáp ứng được nhu cầu", Gallo nói.

nhieu loi khuyen phong van xin viec doi khi phan tac dung. anh minh hoa: business insider 

Nhiều lời khuyên phỏng vấn xin việc đôi khi phản tác dụng. Ảnh minh họa: Business Insider 

Bạn không nên nói dối hay trình bày điều gì đó không đúng về mình. Điều quan trọng là hãy tạo ấn tượng với người phỏng vấn.

"Đừng bị lừa với suy nghĩ rằng bạn cần là chính mình. Hãy kiềm chế trong những giây đầu tiên bằng cách thực hiện đúng cách thức như ngồi đúng vị trí, xử trí cái bắt tay đúng cách".

Đừng hỏi về lương

Không đề cập tới mức lương trong suốt quá trình phỏng vấn có thể khiến nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn hài lòng với bất kỳ lời đề nghị công việc nào, theo ý kiến của Liz Ryan, người sáng lập và giám đốc điều hành của công ty tư vấn Human Workplace, được đăng trên tạp chí Forbes.

"Muộn nhất là bạn phải hỏi về tiền lương trong buổi phỏng vấn lần hai. Nếu không, bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng nản lòng bởi sự không thực tế, bởi vì bạn không bao giờ hỏi 'Công việc này được trả công bao nhiêu?'".

Việc hỏi lương trước khi bắt tay vào làm việc cũng giúp bạn không hoang phí thời gian và công sức vào một việc mà không được trả công như bạn mong muốn.

(Theo Zing)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục